Tại sao OPEC+ tăng sản lượng dầu mỏ?

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+) trong cuộc họp cấp bộ trưởng mới đây đã quyết định tăng sản lượng khai thác dầu mỏ vào tháng 5/2022.

Các chuyên gia được Izvestia phỏng vấn cho biết quyết định của các nước thành viên OPEC+ bỏ các thông số trước đó của thỏa thuận và tăng nhẹ tỷ lệ sản xuất cho thấy liên minh đang duy trì các nguyên tắc hoạt động cơ bản trên thị trường.

Theo đó, vào ngày 31/3, trong một cuộc họp cấp bộ trưởng, các nhà cung cấp nguyên liệu đã đồng ý tăng sản lượng theo thỏa thuận thêm 432.000 thùng mỗi ngày. Con số này nhiều hơn 32.000 thùng so với thỏa thuận đã đạt được trước đó.

“Những thay đổi này chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường năng lượng, tình hình địa chính trị sẽ đóng vai trò quan trọng hơn”, các chuyên gia nhận định.

Đồng thời, các nhà phân tích cho rằng, giá dầu sẽ còn rất biến động trong tháng tới có thể dao động trong khoảng 90-130 USD/thùng.

{keywords}
OPEC+ quyết định tăng nhẹ sản lượng dầu thô, phớt lờ sức ép của phương Tây về việc tăng sản lượng dầu trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine. (Ảnh: Global Look Press)

Giá trị gia tăng

Đại biểu của các nước OPEC+ trong cuộc họp cấp bộ trưởng ngày 31/3 đã có 12 phút để quyết định tăng sản lượng khai thác dầu vào tháng 5/2022.

Do đó, Nga và Saudi Arabia sẽ có thể nâng sản lượng dầu trong tháng 5 lên khoảng 113 nghìn thùng mỗi ngày lên đến 10,5 triệu thùng mỗi ngày. Ngoài ra, mức sản xuất “vàng đen” tổng thể ở các quốc gia liên minh có thể tăng lên 42,1 triệu thùng mỗi ngày.

Phó Thủ tướng Liên bang Nga Alexander Novak lưu ý, các nước OPEC+ đang đối phó thành công với những thách thức của thị trường dầu mỏ toàn cầu, nhờ đó tình hình vẫn ở trạng thái cân bằng.

Theo bà Natalia Milchakova, Phó Giám đốc Bộ phận phân tích Alpari, độ lệch được chỉ ra so với các thông số trước đó của giao dịch là không đáng kể và điều này cho thấy OPEC+ vẫn giữ nguyên các nguyên tắc hoạt động cơ bản trên thị trường.

Báo giá trước quyết định gia tăng sản lượng thay đổi một chút tại thời điểm 9h00 (giờ Moscow) giá dầu Brent giao tháng 6 trị giá hơn 107,2 USD/thùng và vào lúc 19h00 (giờ Moscow), giá dầu Brent giao sau ở mức 108 USD/thùng.

“Với mức giá đó, để tăng sản lượng đồng nghĩa với việc nhận thêm nguồn thu cho ngân sách. Đối với những quốc gia có thể dễ dàng tăng sản lượng, điều này chắc chắn có lợi”, bà Milchakova nói.

Ông Dmitry Alexandrov, Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu phân tích tại IC Univer Capital, đồng ý rằng quyết định của liên minh là vì lợi ích của tất cả các nhà cung cấp, vì nó sẽ giữ báo giá ở mức cao.

Bà Milchakova cho biết thêm: “Sản lượng dầu của OPEC+ tăng nhẹ cũng là do liên minh khó có thể tăng sản lượng với tốc độ nhanh hơn hiện nay”.

Trước đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa tin các nước OPEC+ đã thực hiện thỏa thuận hạn chế sản lượng 137% vào tháng 2. Tức là 1,1 triệu thùng dầu mỗi ngày đã không nhập vào thị trường trong tháng 2 so với kế hoạch.

“Nhiều nước OPEC+ vẫn chưa thể đáp ứng ngay cả những hạn ngạch hiện tại. Nga cũng vậy, sẽ không thể tăng đáng kể sản lượng”, bà Milchakova nói và lưu ý rằng có lẽ hạn ngạch được lấp đầy bởi Mỹ, Canada và Anh đã từ chối nhập khẩu dầu từ Nga.

Yếu tố giá cả

Lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm năng lượng của Nga được Mỹ, Canada và Anh đưa ra trong bối cảnh việc mở rộng các biện pháp trừng phạt chống Nga do một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

{keywords}
OPEC+ cho biết rằng "sự bất ổn hiện tại không phải do các nguyên tắc cơ bản, mà là do những diễn biến địa chính trị". (Ảnh: iStock)

Theo ông Aleksandrov, trong bối cảnh này, sản lượng khai thác của các nước OPEC+ chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ và tình hình địa chính trị sẽ đóng một vai trò quan trọng. Giá dầu sẽ còn rất biến động trong tháng tới, có thể dao động trong khoảng 90-130 USD/thùng.

Bà Milchakova cũng có dự báo tương tự, bà tin rằng trong 2 hoặc 3 tháng tới, giá dầu Brent sẽ duy trì trong khoảng 90-120 USD/thùng.

Ông Igor Yushkov, chuyên gia phân tích tài chính của Quỹ an ninh năng lượng quốc gia, Đại học tài chính trực thuộc Chính phủ Nga, cũng đồng ý một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thị trường dầu là căng thẳng địa chính trị. Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt chống Nga quy mô lớn, những người tham gia thị trường lo ngại nguồn cung từ nước này giảm và nguy cơ thiếu hụt năng lượng gia tăng.

Kể từ khi Nga bắt đầu hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine, dầu đã tăng giá. Theo dữ liệu giao dịch của sàn giao dịch ICE London, vào ngày 23/2, một thùng dầu Brent được giao dịch ở mức khoảng 96 USD và vào ngày 31/3, nó đã tăng trên 107 USD.

Ông Alexandrov cho biết thêm, việc khởi động các phương thức thanh toán mới cho khí đốt của Nga bằng đồng ruble cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường. Sắc lệnh tương ứng được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký ngày 31/3, có hiệu lực vào ngày 1/4. Các hợp đồng cung cấp khí đốt hiện tại sẽ bị dừng nếu người mua từ các “quốc gia không thân thiện” không đáp ứng các điều khoản thanh toán của phía Nga đưa ra.

“Nếu Liên minh châu Âu (EU) từ chối tuân thủ các yêu cầu thanh toán của Nga và nước này cắt đường ống dẫn khí đốt, nguồn năng lượng thiếu hụt ở châu Âu sẽ phải bao phủ bởi dầu mỏ, dẫn đến việc tăng giá”, ông Alexandrov nhấn định.

“Đối với các nước phương Tây, giá năng lượng cao có nguy cơ tiếp tục gia tăng lạm phát và làm chậm tăng trưởng kinh tế”, bà Milchakova kết luận.

Trước đó, lạm phát ở Mỹ đã phá kỷ lục 40 năm vào tháng 2 đã lên tới 7,9%.

Thanh Bình (lược dịch)

Quốc gia đầu tiên ở châu Âu trả tiền khí đốt cho Nga bằng đồng ruble

Quốc gia đầu tiên ở châu Âu trả tiền khí đốt cho Nga bằng đồng ruble

Theo các phương tiện truyền thông, Ngân hàng Vatican đã thanh toán mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble.

Chuyên gia tiết lộ những hậu quả của việc mua khí đốt bằng đồng ruble

Chuyên gia tiết lộ những hậu quả của việc mua khí đốt bằng đồng ruble

Chuyên gia Ilya Ilyin, Trưởng phòng phân tích thị trường tài chính tại ngân hàng Promsvyazbank (PSB) trong một cuộc phỏng vấn với RIA đã tiết lộ những hậu quả của việc mua khí đốt bằng đồng ruble.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !