Tại sao Mỹ lại dùng "mẹ của các loại bom" vào đúng thời điểm này?
Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer hôm qua (13/4) thông báo: “Massive Ordnance Air Blast Bomb (MOAB) GBU-43/B là loại bom phi hạt nhân, nặng gần 10 tấn, đã được thả xuống Afghanistan nhằm vào một hệ thống đường hầm và hang động mà phiến quân IS sử dụng để di chuyển tự do ra xung quanh”.
Vụ ném bom khủng của Mỹ xuống Afghanistan hôm qua mang lại một cảm giác “khá thân thuộc”. Hơn một thập kỷ về trước Lực lượng Không quân Mỹ đã thả “siêu bom” Daisy Cutter (BLU-82) nặng hơn 6 tấn xuống khu tổ hợp Tora Bora nơi trùm khủng bố Osama bin Laden đang lẩn trốn vào tháng 12/2001. Quận Achin nơi Mỹ vừa thả “mẹ của các loại bom” xuống chỉ là nằm cách Tora Bora chưa đầy 20 km.
Hình ảnh chiến binh Taliban trên một chiếc xe tăng do Nga sản xuất phóng hỏa vào quân đội chính phủ Afghanistan cũ năm 1996. Nguồn: CNN |
Mặc dù BLU-82 đã tiêu diệt được khá nhiều thành viên của tổ chức khủng bố al Qaeda, song mục tiêu là bin Laden và các thủ lĩnh cấp cao của nhóm này lại trốn thoát ngoạn mục. Kết quả đó là một lời nhắc nhở rằng có rất ít chiến dịch quân sự có thể dành chiến thắng từ trên không.
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, tác động thứ hai của vụ ném bom Afghanistan là một dấu hiệu gửi tới Triều Tiên và Syria rằng Hoa Kỳ có thể triển khai những loại vũ khí khủng như vậy vào thẳng hệ thống căn cứ quân sự của họ. Tuy nhiên, điểm mấu chốt ở đây là cuộc chiến Afghanistan đang ở giai đoạn nguy cấp.
Trên thực tế, cuộc chiến Afghanistan đang ở giai đoạn xấu nhất đối với cả chính phủ nước này cũng như đồng minh Mỹ của họ, kể từ khi Taliban bị lật đổ vài tháng sau vụ khủng bố 11/9. Theo một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ, Taliban “kiểm soát hay chiếm đoạt” khoảng 1/3 dân số của Afghanistan, tương đương 10 triệu người, hơn cả số người mà IS kiểm soát ở Syria và Iraq vào giai đoạn đỉnh điểm mùa hè năm 2014.
Trùm khủng bố Osama bin Laden chuyển căn cứ về Kandahar, Afghanistan năm 1997. Nguồn: CNN |
Không những vậy, Al Qaeda và IS đều đã thiết lập những địa điểm đóng chốt chắc chắn ở Afghanistan. Chỉ vài năm trước tại Kabul, khung cảnh tấp nập các nhà hàng và người nước ngoài có thể sống một cuộc sống bình thường ở đây đã hoàn toàn biến mất, đó là kết quả của hàng loạt cuộc tấn công bằng bom ở thành phố này do Taliban thực hiện và nhằm vào các đối tượng nước ngoài để bắt cóc tống tiền. Sự rút chạy của những cư dân phương Tây đã khiến cả tình hình đầu tư và phát triển ở Afghanistan tụt dốc nghiêm trọng.
Do tình hình ngày càng tồi tệ ở Afghanistan, chính quyền Trump đã yêu cầu cả Lầu Năm Góc và Hội đồng An ninh quốc gia triển khai một kế hoạch chiến lược xem xét lại cuộc chiến này. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, trung tướng H.R. McMaster cũng đang rà soát lại toàn bộ tình hình Afghanistan ở Nhà Trắng và sẽ trực tiếp tới quốc gia Trung Đông này sớm để tự mình đánh giá.
Ông McMaster từng thực hiện nhiệm vụ chống tham nhũng ở Afghanistan năm 2010, vì vậy, cố vấn Nhà Trắng rất am hiểu các phe trong cuộc cũng như tình hình chính trị tại đây.
Tổng thống Trump khen ngợi quyết định ném bom của các lực lượng quân sự Mỹ tại Afghanistan. Nguồn: BI |
Trong một cuộc điều trần trước Ủy ban các lực lượng vũ trang Thượng viện hồi tháng 2, tướng John "Mick" Nicholson cho biết số lượng 8.400 binh lính Mỹ hiện ở Afghanistan là không đủ và nói thêm: “Chúng ta đã bị cắt giảm vài nghìn cố vấn quân sự chuyên đào tạo và hỗ trợ quân đội Afghanistan”.
Chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama từng thông báo kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan nhưng vẫn tiếp tục rót thêm quân vào quốc gia này. Ví dụ, trong bài phát biểu ngày 1/12/2009, ông Obama đã tuyen bố tăng thêm binh lính tới Afghanistan đồng thời cũng đề cập đến ngày tháng rút quân khỏi đây. Thời hạn rút quân đó đã đến và đã đi qua cũng như bao nhiêu ngày bình thường khác.
Theo các nhà phân tích, cả Mỹ và Afghanistan đều có những lợi ích cụ thể cho việc quân đội Mỹ duy trì ở đây, để giúp đất nước này không biến thành Iraq với lực lượng Taliban kiểm soát phần lớn đất nước cùng với sự hiện diện của cả IS, al Qaeda và tất cả các nhóm Hồi giáo cực đoan khác.
"Mẹ của các loại bom" được trưng bài tại bảo tàng không quân ở bang Florida, Mỹ. Nguồn: Times of India |
Câu hỏi tiếp theo là Mỹ thực hiện vụ ném bom hôm qua để làm gì? Chính quyền Trump cần công khai tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Afghanistan cho đến năm 2024, theo đàm phán từ thời Obama. Bên cạnh đó, Mỹ cũng cần cam kết sẽ duy trì quân đội để thực hiện nhiệm vụ phi quân sự là “huấn luyện và tư vấn” cho quân đội Afghanistan, lực lượng này sẽ ở lại đây cho đến khi Taliban bị ngăn chặn.
Afghanistan không quan tâm Mỹ có 8.400 binh lính hay 12.000, 20.000 nhân sự tại nước này. Rõ ràng ở đây có sự khác biệt giữa quan điểm quân sự đơn thuần với quan điểm về chính trị, thông điệp mà người Afghanistan muốn nghe từ phía Mỹ là “Washington sẽ không bỏ rơi họ”.
Vì vậy, một tuyên bố công khai về cam kết lâu dài với Afghanistan sẽ giúp NATO và các đồng minh khác gắn kết với lời hứa của mình đồng thời tăng cường được khả năng đánh bại Taliban.