Tại sao Mỹ có thể nắm được toàn bộ hoạt động của lực lượng phòng không Iran?

Tình báo Mỹ được cho là đã nắm được toàn bộ hoạt động của lượng lượng tên lửa phòng không Iran trong một thời gian dài, và hiện nay duy nhất Mỹ là quốc gia làm được điều này.

Thời báo Ottawa Citizen của Canada ngày 14/1 công bố, các cơ quan tình báo quân sự của Mỹ có thể thông qua các thiết bị nghe lén để nghe được toàn bộ các cuộc điện thoại của lực lượng tên lửa phòng không cùng Trung tâm Phòng không Iran. Nói cách khác, lực lượng tên lửa phòng không Iran hoàn toàn không có bí mật nào đối với Mỹ.

Lực lượng tên lửa phòng không Iran hoàn toàn không có bí mật nào đối với Mỹ. Nguồn: Sohu.

Theo báo cáo, Mỹ đã thiết lập một hệ thống mạng lưới tình báo quân sự khổng lồ ở Trung Đông, đặc biệt là xung quanh Iran. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho Iran ngày càng khó tấn công lực lượng Mỹ ở Syria và Iraq kể từ năm 2009. Tình báo Mỹ đã thiết lập nhiều trạm nghe lén thông qua hệ thống thông tin liên lạc bản địa.

Thông qua hệ thống phân tích dữ liệu khổng lồ, với sự trợ giúp của siêu máy tính, từ hàng trăm triệu tin nhắn mỗi ngày có thể nhanh chóng tìm kiếm thông tin thực sự hữu ích. Cũng chính vì có thể nghe được các cuộc thoại của Quân đội Iran mà Mỹ có thể trong một thời gian ngắn kết hợp với nhiều phương thức khác để xác định chính xác lực lượng tên lửa phòng không Iran đã bắn hạ máy bay Ukraine hôm 8/1 vừa qua.

Mỹ đã thiết lập một hệ thống mạng lưới tình báo quân sự khổng lồ ở Trung Đông. Nguồn: Sohu.

Đặc biệt, theo báo cáo, cơ quan bảo mật của Trung Quốc phát hiện, Mỹ còn có thể nghe lén được các cuộc thoại truyền tải qua cáp quang (thông tin liên lạc cố định), đây là phương thức liên lạc được thế giới công nhận là khó có thể bị nghe lén và chặn thu nhất trên thế giới. Hiện nay, dung lượng tin tức của thông tin cáp quang đã gấp 10.000 lần so với trước đây, tốc độ truyền tải thông tin của phương thức thông tin cáp quang đặc biệt nhanh, gióng như thông tin đang chạy trên “đường cao tốc”.

Phương thức thông tin cáp quang có thể đồng thời truyền tải hàng chục ngàn cuộc điện thoại hoặc hàng ngàn chương trình TV trên một sợi quang mỏng hơn sợi tóc. Khả năng chống nhiễu, chống can thiệp điện tử, chống điện từ và khả năng bảo mật đặc biệt tốt. Hiện, Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể nghe lén thông tin liên lạc được truyền qua phương thức truyền tin này.

Hàng ngày, Mỹ thu được hàng trăm triệu tin nhắn và cuộc thoại của Quân đội Iran. Nguồn: Sohu.

Người Mỹ đã phát minh ra một loạt hệ thống các sợi quang giám sát bí mật được tích hợp nhiều kỹ thuật hiện đại như kỹ thuật tán xạ, kỹ thuật phân tách chùm tia, kỹ thuật kết nối tiệm cận cùng nhiều kỹ thuật khác, các sợi quang này sẽ cho phép chặn thu toàn bộ tín hiệu được truyền trên cáp quang mà không cần phải bóc tách vỏ cáp quang hoặc cắt cáp quang, do đó sẽ rất khó để phát hiện.

Tuy nhiên, cho dù sử dụng phương pháp nào, có một điều kiện tiên quyết là sợi quang cần phải được gắn chính xác tại các khớp nối của tuyến cáp quang. Tức là muốn nghe được các cuộc thoại nội bộ của Trung tâm phòng không Iran thì cần phải có binh lính Iran trong đơn vị này hỗ trợ từ bên trong, đặc biệt là lực lượng phụ trách bảo mật thông tin hoặc xử lý các vấn đề kỹ thuật thông tin liên lạc.

Trên thực tế, Iran đã nhiều lần bị Mỹ sử dụng các biện pháp tác chiến điện tử để phá hoại từ bên trong, năm 2010, Mỹ đã “thả” virus vào hệ thống máy tính của Iran, khiến chương trình hạt nhân của Iran gần như thất bại hoàn toàn. Virus đã khiến hơn 1.000 trong số khoảng 8.000 máy ly tâm tại căn cứ hạt nhân Natanz đã bị hỏng hoàn toàn và mất toàn bộ dữ liệu.

Đức Trí (lược dịch)
Từ khóa: Mỹ Iran máy bay bắn hạ tình báo tên lửa phòng không nghe lén cáp quang Syria Iraq Trung Đông Ukraine máy li tâm

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !