Tại sao lực lượng Tên lửa Phòng không Nga tuy "non trẻ" nhưng NATO phải nể phục?

Lực lượng Tên lửa Phòng Không Nga chính thức thành lập năm 2015, "tuổi đời" của lực lượng này mới được 5 năm nhưng đã trở thành lực lượng nguy hiểm nhất của Nga, khiến NATO và Mỹ "kính nể".

Gần đây, các phương tiện truyền thông Nga đã công bố một số báo cáo về việc xây dựng lực lượng tên lửa phòng không Nga. Các báo cáo đã lần lượt giới thiệu về hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, thống kê trang thiết bị, phân tích khả năng tác chiến, giới thiệu lực lượng phòng thủ bí mật...

Lực lượng Tên lửa Phòng Không của Nga sở hữu sức chiến đấu mạnh mẽ. Nguồn: eastday.com.

Tạo ra “chiếc ô” an toàn để che chắn cho các đồng minh

Được biết, lực lượng Tên lửa Phòng không được phát triển trong quá trình thành lập lực lượng Không quân Vũ trụ Nga thành lập năm 2015 với nòng cốt là lực lượng trực thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân và lực lượng phòng thủ Không gian trước đây. Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng Tên lửa Phòng không là đối phó với các mối đe dọa trên không và không gian; duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu trên không; giám sát thực hiện các nguyên tắc về biên giới và không phận của Liên bang Nga cùng một số chức năng khác.

Với sự gia tăng các hoạt động quân sự ở nước ngoài của Nga và việc tăng cường cường độ huấn luyện vũ khí trong những năm gần đây, lực lượng Tên lửa Phòng không đã trở thành một phần quan trọng trong hệ thống chiến đấu của Quân đội Nga. Các phương tiện truyền thông Nga cho rằng, đơn vị này là "chiếc ô an toàn cho các đồng minh láng giềng" và đã có những "đóng góp đáng kể" cho mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ giữa các đồng minh, láng giềng.

Nga và Belarus thường xuyên tiến hành các cuộc diễn tập chung. Nguồn: eastday.com.

Hiện tại, hệ thống phòng thủ không gian chung giữa Nga và Belarus cơ bản đã được xây dựng; Nga, Belarus, Kazakhstan và Tajikistan cũng thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin tình báo phòng thủ không gian. Nga và Serbia cũng lần đầu tiên tổ chức diễn tập phòng không liên hợp  "Slavic Shield-2019". Trong cuộc diễn tập, lực lượng Tên lửa Phòng không Nga đã thể hiện khả năng chiến đấu mạnh mẽ khi có thể triển khai và vận dụng binh lực xuyên quốc gia để thực hiện các nhiệm vụ phòng không chung.

Giới truyền thông đánh giá, với việc liên hợp phòng không, Nga đã hợp tác chặt chẽ với Serbia và triển khai thành công vùng đệm an ninh hàng không ở miền nam châu Âu, từ đó khắc chế tốc độ khuếch trương quân sự của NATO.

Hoạt động huấn luyện và trang bị đặc biệt xuất sắc

Do thường xuyên đảm nhiệm trực sẵn sàng chiến đấu, cường độ huấn luyện của lực lượng Tên lửa Phòng không Nga luôn đứng đầu trong số tất cả các quân binh chủng. Từ năm 2015, đơn vị này đã liên tục tổ chức các cuộc huấn luyện, diễn tập mùa đông, mùa hè và phân biệt điều kiện ngày, đêm trên các loại địa hình như đồng bằng, núi, sa mạc và rừng. Trong đó, năm 2019, lực lượng này đã tham gia gần 140 nhiệm vụ đặc biệt và các hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, bao gồm cuộc diễn tập chiến dịch chiến lược "Trung ương 2019" và hai cuộc diễn tập chiến thuật mang tính tổng hợp.

Nga diễn tập phóng tên lửa đạn đạo Iskander. Nguồn: eastday.com.

Trong bản đánh giá cuối năm 2019, Tư lệnh Lực lượng Không gian vũ trụ Nga, ông Sergei Vladimirovich Surovikin đã ca ngợi lực lượng này vì "thể hiện khả năng phối hợp tác chiến tuyệt vời và không ngừng tiến hành các hoạt động huấn luyện dã chiến”. Lực lượng này thuộc Tập đoàn quân chống tên lửa phòng không số 1, hiện cũng chịu trách nhiệm vận hành hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo cấp chiến lược duy nhất trên thế giới A135.

Trên phương diện trang bị, ngoài các hệ thống phòng không nổi tiếng như S-400 và Tor-M, thì Nga cũng sở hữu những hệ thống tiên tiến khác như hệ thống S-350 Vityaz và trạm radar ngoài đường chân trời “Container”. Hệ thống phòng không S-350 Vityaz đầu tiên đã được chuyển giao cho Trung tâm Lực lượng Tên lửa Phòng không của Học viện Quân sự Phòng không và Không gian, nó có thể đối phó hiệu quả với tất cả các mục tiêu trên không bao gồm tên lửa hành trình. Nó được trang bị đầu đạn tìm kiếm chủ động và có khả năng phòng thủ đa hướng, cơ số tên lửa của hệ thống này gấp 4 lần hệ thống S-400.

Trạm radar "container" đầu tiên được triển khai tại thị trấn Kovylkino ở Mordovia và đã đi vào trực chiến từ tháng 12/2019. Trạm radar này có thể giám sát nhiều loại máy bay khác nhau trong phạm vi 3.000 km và phát hiện và theo dõi trung bình khoảng 10.000 mục tiêu trên không. Nga có kế hoạch triển khai loại radar này và tiểu đoàn kỹ thuật vô tuyến điện của lực lượng Tên lửa phòng không ở Kaliningrad và khu vực Bắc Cực. Đến lúc đó, khả năng trinh sát và phòng thủ tên lửa của Nga ở châu Âu sẽ được cải thiện đáng kể.

Radar Container có thể theo dõi các mục tiêu tàng hình từ cự ly siêu xa, lên đến 3.000 km. Nguồn: eastday.com.

Có thể "tấn công bất cứ lúc nào"

Trong năm 2020, Nga sẽ tăng cường huấn luyện chiến đấu và ứng dụng chiến đấu thực tế cho các đơn vị tên lửa phòng không. Trong "Quy trình sử dụng vũ khí và thiết bị để bảo vệ không phận Liên bang Nga" đã nêu rõ, các đơn vị tên lửa phòng phụ trách nhiệm vụ "tấn công hỏa lực đối với các mục tiêu có tính phá hoại và đe dọa", từ đó đề xuất rằng, khi một mục tiêu trên không bất ngờ xuất hiện trong phạm vi 50 km từ biên giới Nga (100 km từ các khu vực quân sự phía đông và phía nam) hoặc trong phạm vi 150 km, các đơn vị tên lửa phòng không sẽ được chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cấp một, có thể "tấn công bất cứ lúc nào".

Truyền thông Nga cho biết, năm 2020, Lực lượng tên lửa phòng không Nga sẽ thực hiện "Khái niệm phát triển phòng thủ không quân và không gian liên bang" do Tổng thống Putin đề xuất để cải thiện mức độ hợp tác giữa các phân đội, tham gia một loạt các hoạt động huấn luyện chiến đấu như cuộc tập trận chiến lược "Kavkaz-2020". Cùng với đó, Nga cũng đổi mới, hoàn thiện thành quả nghiên cứu phương pháp tác chiến "chống tên lửa hành trình và đối phó với các nhóm UAV nhỏ, tốc độ chậm, bay tầm thấp".

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !