Tại sao giàu như Mỹ vẫn sợ vỡ nợ?

Chính phủ Mỹ đã chính thức thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ sau khi Quốc hội thông qua luật cho phép mở cửa lại chính phủ và nâng trần nợ công. Vậy tại sao một cường quốc giàu nhất thế giới như Mỹ lại sợ vỡ nợ? Chủ nợ của Mỹ là ai?

Nợ của Mỹ đang giảm

Biện pháp quan trọng để giải quyết nợ công không phải là tiền mà là quy mô tương đối của nó đối với nền kinh tế. Cũng giống như một gia đình giàu có có thể dễ dàng xử lý một khoản nợ ‘đè bẹp’ được một gia đình nghèo, một nền kinh tế lớn có thể xử lý một khoản nợ lớn hơn nhiều so với các quốc gia nhỏ hơn.

Tại sao giàu như Mỹ vẫn sợ vỡ nợ? - ảnh 1
Đồng hồ hiển thị nợ công của Mỹ.

Các chuyên gia kinh tế đã tính nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội. Về phương diện này, các khoản nợ đã tăng lên nhanh chóng trong nhiệm kỳ của Tổng thống George W. Bush và nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Obama khi chính phủ vay tiền để ‘dấn chân’ vào hai cuộc chiến tranh và do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong hơn nửa thế kỷ. Nhưng tốc độ tăng của nợ công đã giảm nhiều cách đây hơn một năm.

Khoản nợ đè lên dân Mỹ hiện đang chiếm 75% GDP và theo dự đoán mới nhất từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội, tỷ lệ đó vẫn sẽ ở mức này trong năm tới. Nhưng sau đó, sẽ giảm xuống tới khoảng 71% GDP vào năm 2018, và quay trở lại mức 74% GDP vào năm 2023. Vào giữa những năm 2020, khoản nợ này sẽ lại một lần nữa bắt đầu tăng nhanh hơn.

Trung Quốc là chủ nợ rất nhỏ của Mỹ

Mỹ nợ tiền của bất cứ ai đang sở hữu trái phiếu tiết kiệm, trái phiếu Kho bạc hay bất cứ hình thức thế chấp nào khác của chính phủ Mỹ hoặc đầu tư tiền vào một quỹ đầu tư trái phiếu chính phủ. Gần 40% trong số khoản nợ này là thuộc những cá nhân, ngân hàng, công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí ở Mỹ.

Khoảng 25% khác do các quỹ tín dụng đầu tư vào trái phiếu chính phủ của chính phủ Mỹ nắm giữ.

Chỉ khoảng hơn 30% khoản nợ thuộc sở hữu của người dân hay các tổ chức nước ngoài. Trong đó Trung Quốc có 1,3 nghìn tỷ USD  trái phiếu kho bạc Mỹ, hay chỉ chiếm 7,8% trong số khoản nợ cá nhân và tổ chức nước ngoài này.

Thời nào Mỹ cũng có nợ công

Chính phủ Mỹ chỉ không có nợ công trong một năm duy nhất trong lịch sử nước Mỹ từ năm 1835 đến 1836. Tính về tỷ lệ phần trăm so với GDP, nợ công lên đến đỉnh điểm vào cuối Thế chiến II. Đáng chú ý, giá trị đồng USD của nợ công tăng mạnh qua các năm 1950 và 1960, nhưng vì nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng nên các khoản nợ đã giảm đáng kể so với quy mô của nền kinh tế.

Khi nền kinh tế phát triển nhanh sau Thế chiến II, nợ công lớn đã không gây ảnh hưởng nhiều đến Mỹ.

Khủng hoảng nợ luôn gắn liền với một cuộc đấu tranh chính trị

Một trong những cuộc đấu tranh chính trị lớn nhất của chính quyền George Washington có liên quan đến nợ công. Bộ Trưởng Ngân Khố đầu tiên của Hoa Kỳ Alexander Hamilton thúc đẩy một kế hoạch mà theo đó chính phủ liên bang mới có thể ‘gánh’ các khoản nợ đã phát sinh trong cuộc Cách mạng. Thomas Jefferson và James Madison đã phản đối ý tưởng trên. Cuối cùng, hai bên đã đạt được một sự thỏa hiệp, theo đó Quốc hội thông qua kế hoạch nợ công của Alexander Hamilton, còn Hamilton ủng hộ ý tưởng đặt thủ đô mới trên bờ sông Potomac, thay vì ở Philadelphia.

Phạm Khánh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !