T-50 của Nga có gì vượt trội so với đối thủ F-35 của Mỹ
Đuổi kịp và vượt qua
Lĩnh vực hàng không vũ trụ giống như thẻ visa của một quốc gia. Thời Liên Xô, Nga ngang bằng với Mỹ trong lĩnh vực này. Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 MiG-35 của Nga được cho là đối thủ của F-22 Raptor do Mỹ sản xuất. Nhưng từ khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga lập lại hòa bình thì các chiến đấu cơ được cho là không cần thiết.
Chiến đấu cơ T-50 PAK FA |
Tuy nhiên, hiện tại Nga đã kịp hồi tỉnh và bắt đầu đuổi kịp Mỹ. Một dự án chế tạo máy bay thế hệ thứ 5 mang tên “Tổ hợp hàng không triển vọng cho không quân chiến thuật” - PAK FA (mã máy T-50) được thực hiện bởi hãng Sukhoi của Nga. Chiến đấu cơ hiện nay đang được hoàn thiện.
Các chuyên gia Mỹ cũng có đánh giá tốt về loại vũ khí mới này của Nga. Ông Dave Deptula, cựu Giám đốc Cơ quan tình báo không quân Mỹ, cho hay: “Những đặc điểm của PAK FA cho thấy các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, ít nhất là ngang bằng với chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ. Một số tính năng thậm chí còn vượt trội máy bay Mỹ. PAK FA chắc chắn có ưu thế hơn F-35 về độ linh hoạt với sự kết hợp của thiết kế khí động học tuyệt vời” (F-35 được biết đến là “hậu duệ” của F22 Raptor Mỹ).
PAK FA sẽ được sản xuất hàng loạt vào năm sau
Kế hoạch này không hề dễ dàng. Vì động cơ của T-50 phải đảm bảo khả năng đạt tốc độ siêu âm mà không cần đốt nhiên liệu lần hai cho chiến đấu cơ này. T-50 cũng phải có hệ thống điện tử mới bao gồm mũ bảo hiểm cho phi công có gắn màn hình hiển thị thông tin chuyến bay. Tầm hoạt động radar của PAK FA lên tới 400km. Và hệ thống vũ khí hiện đại với các loại tên lửa có tầm bắn từ 20 đến 200km hay pháo cỡ nòng 30mm. Tất cả vũ khí sẽ được treo bên trong khoang máy bay được làm bằng vật liệu composite cùng với công nghệ tàng hình plasma.
Nhà thiết kế đã tìm ra giải pháp hoàn hảo để kết hợp các tính năng của PAK FA. Các cuộc thử nghiệm cho thấy, dự án này đã vận dụng được các phương pháp sáng tạo tiên tiến trong thiết kế và sản xuất. Nó được hoàn thiện hơn với hệ thống vũ khí hiện đại.
Trong tương lai gần, số lượng các chuyến bay thử nghiệm sẽ tăng lên. Hiện tại các nguyên mẫu PAK FA đang được đặt tại cơ sở chế tạo của Sukhoi tại Komsomolsk-on-Amur, Nga. Dự kiến vào năm tới, T-50 sẽ bắt đầu được sản xuất hàng loạt tại cơ sở này.
Thiết kế mới
Động cơ của PAK FA áp dụng công nghệ vận hành nâng cao, sử dụng các biện pháp làm giảm khả năng phát hiện máy bay ở mức thấp nhất. Ngoài ra chi phí sản xuất động cơ này sẽ được giảm ở mức tối thiểu. Hiện tại, công việc hoàn thiện thiết kế động cơ đang được tiến hành ở giai đoạn 2. Giai đoạn này sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng của động cơ lên khoảng 15-18%.
Công ty CP Công nghệ vô tuyến điện tử KRET thuộc tập đoàn Rostec (Nga) đang hoàn thiện Hệ thống dẫn đường quán tính và Hệ thống tác chiến điện tử cho T-50.
Cuối cùng là 1 hệ thống tên lửa toàn diện cho T-50. Hệ thống này sẽ đi vào hoạt động ngay khi T-50 hoàn thành các chuyến bay thử nghiệm. Các tên lửa sẽ có kích thước nhỏ gọn, tầm bắn tăng lên khoảng 1,5 lần, khả năng cơ động cao và đầu đạn tên lửa có thiết bị tự điều hướng.
Như vậy, đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành hàng không Nga, quá trình chế tạo máy bay chiến đấu và hệ thống vũ khí của nó được tiến hành đồng bộ. Điều này có ý nghĩa đáng kể, nó làm tăng sự vượt trội của T-50 lên gấp 1,5-1,8 lần so với các máy bay chiến đấu thế hệ 4++ (Su-35 và Su-30cm, Rafale, Eurofighter) hay đối thủ thế hệ thứ 5 hiện tại như F-22 và F-35 của Mỹ.
Hiện tại Nga và Ấn Độ đang hợp tác phát triển, sản xuất và chào hàng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 dựa trên cơ sở PAK FA T-50.
Chiến đấu cơ F-22 |
Với việc phát triển các hệ thống vũ khí và động cơ mới, PAK FA có thể đạt cấp độ mới về chất lượng và hoàn thành được những nhiệm vụ mà trước giờ chưa có máy bay nào cùng thế hệ có thể thực hiện được. Hơn thế nữa, nhờ thiết kế mới chi phí sản xuât PAK FA cũng rẻ hơn 2 lần so với các máy bay cùng loại.
Việc thực hiện dự án chế tạo PAK FA sẽ tăng cường an ninh quân sự, giữ vững vị thế của Nga trên thị trường vũ khí toàn cầu, đồng thời góp phần nâng cao công nghệ trong ngành công nghiệp hàng không của quốc gia này.
Kết quả các cuộc xung đột vũ trang những năm trở lại đây cho thấy, tiềm năng vượt trội của các loại vũ khí hàng không quyết định phần lớn thành công của các bên tham chiến. Để thực hiện được điều này, cần phải có lực lượng không quân và các hệ thống phòng thủ mạnh mẽ, hiệu quả. Nghĩa là, nhiệm vụ duy trì khả năng phòng thủ ở mức độ cao sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu của một quốc gia. Phù hợp với bối cảnh này, dự án PAK FA trở thành ưu tiên hàng đầu của Bộ quốc phòng, ngành công nghiệp hàng không cũng như của toàn nước Nga.