Syria: "Vùng cấm bay" rình rập, tình huống xấu nhất cận kề?

Theo tờ Unz Review, nếu Mỹ quyết định áp đặt vùng cấm bay, nội chiến Syria sẽ rơi vào trạng thái tồi tệ nhất. Nhiều chuyên gia nhận định, tình huống này không hề khó xảy ra.

Unz Review nhận định, trong bối cảnh Mỹ đang thất bại trong việc lật đổ chính phủ của ông Bashar al-Assad, nhiều người cho rằng đã đến lúc Mỹ phải lựa chọn: đàm phán hoặc hành động mạnh tay hơn. Rõ ràng, ông Obama và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ban đầu cố gắng đàm phán nhưng Lầu Năm Góc lại nghĩ khác. Tuy nhiên trước tình hình đàm phán vô vọng hiện nay, ông Obama và ông John Kerry có thể đồng ý với Lầu Năm Góc về việc can thiệp quân sự mạnh mẽ hơn ở Syria.

Ngày 4/10, Nhà Trắng thông báo ngừng đàm phán với Nga về việc khôi phục thỏa thuận ngừng bắn được kí kết hôm 9/9. Đáp lại, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ lực lượng vũ trang Syria chống khủng bố, bất chấp động thái ngừng đàm phán trên của Mỹ.

Syria:

Nga - Mỹ sẽ chiến tranh ở Syria.

Những dấu hiệu trên cho thấy cả hai bên đã cực kì chán nhau. Vậy trong tình huống này, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Unz Review dự đoán, Mỹ sẽ gửi thêm các loại vũ khí như tên lửa phòng không vác vai MANPAD, tên lửa chống tăng TOW và Javelin sang Syria. Tuy nhiên, MANPAD không thể bắn tới các máy bay Nga bởi chúng thường bay cao hơn 5000 m. Trong khi đó, trực thăng chiến đấu của Nga dù không thoát khỏi tầm bắn của MANPAD nhưng vẫn rất có khả năng tránh được các cuộc tấn công như vậy nhờ 3 yếu tố như khả năng phòng thủ, sở hữu đa dạng các loại vũ khí và chiến thuật thông minh.

Ví dụ Mi-28 và Ka-52 có tên lửa với tầm bắn tối đa 10.000 m và có chiến lược tấn công khéo léo. Chúng tìm mục tiêu, tấn công và ngay lập tức quay trở về để chuyển nhiệm vụ cho một chiếc máy bay khác. Chiến thuật trên giúp các máy bay bảo vệ lẫn nhau và trở thành mục tiêu khó bắn trúng.

Tuy nhiên, các trực thăng vận tải không có được điều đó. Do vậy, nếu Mỹ đưa MANPAD tới Syria, các trực thăng vận tải sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro nhất. Dù vậy điều đó không đủ để gây ảnh hưởng đến các hoạt động của Nga ở Syria.

Trong khi đó, lựa chọn của Nga có thể đa dạng hơn nhiều. Nga có thể điều xe tăng T-90 xe tăng ( loại vũ khí mà TOW không thể đánh bại), tăng cường pháo binh bằng các bệ phóng nhiều tên lửa hiện đại và những hệ thống phun lửa hạng nặng như TOS-1. Lực lượng không quân Nga có thể sẽ tiến hành nhiều cuộc không kích hơn với bom chùm. Cuối cùng, Nga có thể triển khai các lực lượng mặt đất từ một vài tiểu đoàn đến cả một lữ đoàn tới Syria.

Syria:

Syria đổ nát sau hơn 5 năm nội chiến

Theo Unz Review, với kế hoạch trên, Nga vừa hỗ trợ được mạnh mẽ cho ông Assad vừa đẩy nhanh được quá trình tiêu diệt IS, vậy tại sao Nga lại đồng ý với thỏa thuận ngừng bắn hôm 9/9? Giới chuyên gia nhận định, Moscow cho rằng Nga vẫn muốn thực hiện giải pháp ngoại giao ở Syria hơn là dùng quân đội. Nga đang cố không leo thang đối đầu với Mỹ và Nga nghĩ rằng, ở thời điểm hiện tại nước này hoàn toàn có được thỏa thuận có lợi về Syria.

Trong khi đó, một khi nhận ra chính sách triển khai thêm MANPAD tới Syria không có hiệu quả, Mỹ có thể phải sử dụng quân bài cuối cùng: áp đặt vùng cấm bay trên Syria. Điều đó tương đương với việc Mỹ - Nga sẽ chiến tranh ở Syria.  Cách thức áp đặt vùng cấm bay của Mỹ khá đơn giản. Đầu tiên, không quân và hải quân Mỹ sẽ thực hiện tấn công tăng cường bằng tên lửa và ném bom để vô hiệu hóa các hệ thống phòng không, các cơ quan chỉ huy và khả năng điều khiển các hoạt động không kích của đối phương. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 2 đến 10 ngày.

Giai đoạn thứ hai thường bao gồm việc triển khai các chiến đấu cơ không đối không để tuần tra không quân. Cuối cùng, khi các mạng lưới phòng không bị phá hủy, Mỹ nắm quyền kiểm soát hoàn toàn không phận, điều các máy bay ném bom và chiến đấu cơ tấn công vào bất cứ thứ gì có thể tấn công được cho tới khi kẻ thù đầu hàng hoặc bị nghiền nát.

Sở dĩ việc áp đặt vùng cấm bay ở Syria sẽ tương đương với hành động gây chiến với Nga bởi các hệ thống phòng không của Syria hiện được cho là đều do Nga đảm nhiệm. Ngoài ra Nga đang triển khai nhiều máy bay không kích ở Syria. Nga có nhiều căn cứ không quân ở Nga, có tuần dương hạm Kuznetsov ở Đông Địa Trung Hải, có tên lửa hành trình sẵn sàng từ vùng biển Caspian.

Tuy nhiên, những nỗ lực áp đặt vùng cấm bay trên Syria không hề dễ. Để làm như vậy, Mỹ sẽ cần triển khai hàng trăm máy bay. Vậy những máy bay này sẽ xuất phát từ đâu. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không cho Mỹ sử dụng căn cứ Incirlink. Iraq sẽ đóng không phận với các máy bay Mỹ tiến hành những hoạt động như vậy đặc biệt là với mục đích tấn công các lực lượng Nga và Syria. Còn lại Israel, Jordan, Ả Rập Xê-út, nhưng không có nước nào phù hợp. Jordan không có đủ cơ sở hạ tầng và cũng nằm quá gần Syria. Israel chắc sẽ không giúp Mỹ chống Nga và Ai Cập cũng vậy. Ả Rập Xê-út có cơ sở hạ tầng rất tốt nhưng lại ở quá xa.

Dù có nhiều khó khăn nhưng theo giới chuyên gia,  khả năng Mỹ áp đặt vùng cấm bay ở Syria là có thực, đặc biệt nếu bà Hillary Clinton đánh bại ông Donald Trump để trở thành tân Tổng thống Mỹ.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Unz Review của Mỹ, chuyên phân tích về những viễn cảnh chính trị trên thế giới.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !