Syria hỗn loạn, 'dầu thổ phỉ' bùng nổ

Tại tỉnh Deir al-Zor phía đông Syria, một mạng lưới buôn lậu đang khai thác sự hỗn loạn của chiến tranh để kinh doanh dầu mỏ bất hợp pháp. Vụ buôn lậu này khiến niềm hy vọng mua dầu thô từ đối thủ của Tổng thống Bashar al-Assad trở thành một viễn cảnh xa xôi.

Theo nguồn tin của hãng tin Reuters, bộ lạc Hồi giáo Sunni đã triển khai lực lượng chiến binh vũ trang xung quanh các cơ sở sản xuất và các đường ống dẫn dầu đã nằm dưới sự kiểm soát của họ. Lực lượng này cũng đã thiết lập một đường dây giao dịch lậu dầu mỏ.

Syria hỗn loạn, 'dầu thổ phỉ' bùng nổ - ảnh 1
Một người đàn ông đang đi trên một con phố ở thành phố Deir al-Zor, Syria ngày 8/4/2013.

Deir al-Zor là một địa phương quan trọng đối với ngành sản xuất dầu của Syria, sản lượng dầu ở đây đã giảm hơn một nửa trong hai năm qua, kể từ khi cuộc chiến bắt đầu. Sự đánh chiếm ngành công nghiệp dầu của các bộ lạc đã khiến những nỗ lực "tạo thêm nguồn thu" cho phe đối lập của phương Tây trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Và nó chắc chắn sẽ làm chậm quá trình tái thiết đất nước trong tương lai.

“Mỗi bộ lạc giờ đây đang chiếm giữ ít nhất một phần của một mỏ dầu, ít nhiều ra sao thì phụ thuộc vào độ lớn của bộ lạc và số lượng chiến binh mà họ triển khai”, Abu Ramzi, một công nhân mỏ dầu ở tỉnh này cho biết. Các chiến binh này không chỉ nắm giữ các cơ sở sản xuất mà còn thường xuyên khoan vào các ống dẫn dầu để trích xuất dầu.

Hàng ngàn thùng dầu thô đã được nhập lậu vào Thổ Nhĩ Kỳ mỗi ngày bằng các xe tải chuyên dụng nhỏ theo đường bộ. Giá của mỗi thùng dầu phụ thuộc vào chất lượng và chi phí vận chuyển, tuyến đường ngắn hơn thì giá sẽ rẻ hơn. Mỗi thùng có giá khoảng 8.000 đồng tiền Syria, tương đương với 50 USD.

Trong những tuần gần đây, một số kẻ buôn lậu giàu có đã bắt đầu sử dụng các "nhà máy lọc dầu di động" đóng trên xe tải để xử lý dầu thô thành nhiên liệu và các sản phẩm khác. Họ sẵn sàng bỏ ra khoản tiền lên đến 230.000 USD để xây dựng một "nhà máy lọc dầu di động" với công suất khoảng 200 thùng một ngày. Giá dầu nhập lậu vào Thổ Nhĩ Kỳ được bán với giá cao hơn khoảng 1,5 lần so với ở Syria.

Phe nổi dậy trắng tay?

Chỉ huy lực lượng nổi dậy được phương Tây ủng hộ, người mà Liên minh châu Âu hy vọng sẽ đưa đến cho họ quyền mua dầu với giá rẻ ở Syria, thừa nhận rằng họ có rất ít triển vọng giành được lợi thế trong cuộc chiến thương mại này.

Sức mạnh của các bộ lạc ở phía đông trở thành truyền thống sâu sắc và đầy tính bảo thủ tại Syria. Hơn nữa, các bộ lạc này còn có các chiến binh thuộc rất nhiều các nhóm nổi loạn khác nhau, khiến cho các nhà lãnh đạo bộ tộc trở nên bất khả xâm phạm. Sự liên kết giữa các bộ lạc và phe đối lập bị phân mảnh đang làm phức tạp thêm những nỗ lực của phương Tây trong việc tìm ra một cách ứng phó hiệu quả đối với cuộc khủng hoảng ở Syria.

Một số nguồn tin cho biết, các lực lượng liên kết này, đặc biệt là lực lượng Mặt trận Nusra liên kết với al-Qaeda đã sử dụng lợi nhuận của việc buôn lậu dầu để mua vũ khí và trả cho các chiến binh. Phe đối lập Syria thì tỏ ra lo ngại về việc nếu có bất kỳ nỗ lực kiểm soát các giếng dầu sẽ gây ra một cuộc đối đầu đẫm máu và tạo ra một cuộc chiến trả thù kéo dài vô hạn của các bộ lạc.

Một số nguồn tin phiến quân cho biết, chỉ huy của họ đã liên lạc với một số bộ tộc, tìm cách thuyết phục họ chia sẻ một phần lợi nhuận cho họ. Cho đến nay các cuộc đàm phán đã không có kết quả. "Chúng tôi không thể tới gần đó mà không phải đổ máu, chúng ta phải thực tế", nguồn tin của Reuters cho hay. Sự thua cuộc của chính quyền trung ương sau 2 năm xung đột ở Syria đang cho phép các bộ lạc ngày càng trở nên có tổ chức và mạnh mẽ.

Chính phủ vẫn có một chỗ đứng trong khu vực. Lực lượng Assad hiện vẫn kiểm soát thành phố Deir al-Zor và hầu hết các mỏ dầu ở al-Thayem. Một số lượng dầu vẫn được bơm vào đường ống dài hàng trăm kilomet về phía tây đến nhà máy lọc dầu Banias do chính phủ kiểm soát trên Địa Trung Hải.

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !