Syria công bố kết quả bỏ phiếu, Châu Âu thắt chặt trừng phạt
Syria công bố kết quả bỏ phiếu, Châu Âu thắt chặt trừng phạt
Bộ nội vụ Syria hôm thứ hai (27/2) tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý đã đồng ý với thể chế mới với gần 90% bất chấp việc bạo lực vẫn nổ ra trên đất nước này vào ngày đi bỏ phiếu.
Nga-Trung "chiến" Mỹ vì Syria
Tổng thống Syria vất vả đi bầu vì dân yêu mến
Syria: Bạo lực tiếp tục tràn lan trước cuộc bỏ phiếu hiến pháp mới
![]() |
Người dân Syria vui vẻ đi bỏ phiếu ủng hộ hiến pháp mới |
Bản tin của đài truyền hình quốc gia Syria, bộ này cho hay 89,4 % hay nói cách khác là 7,5 triệu trên tổng số 8,4 triệu người đi bỏ phiếu đã đồng ý với thể chế mới mà các nước phương Tây gọi là trò hề.
Bộ Nội vụ cho hay, số người đi bầu chiếm 57% trong số hơn 14 triệu người thuộc đối tượng cử tri hợp pháp. Hơn 750.000, chiếm 9% cử tri bỏ phiếu chống và gần 133.000 phiếu, tức 1,6% bị loại.
Ngay tại thời điểm trước khi kết qủa bỏ phiếu được công bố, sau một cuộc nã pháo vào thành phố Homs và một vài nơi khác, một số lãnh đạo phương Tây đã cho rằng cuộc bỏ phiếu này không có uy tín.
“Cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý này chẳng lừa được ai cả", bộ trưởng Ngoại giao Anh, William Hague tuyên bố tại cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao Châu Âu tại thủ đô Brussels, Bỉ. Tại cuộc họp này các bộ trưởng ngoại giao Châu Âu đã thống nhất áp đặt một vòng trừng phạt mới lên nền kinh tế của Syria, trong đó bao gồm các lệnh hạn chế giao dịch của ngân hàng trung ương nước này, cấm buôn bán vàng và các kim loại quý, cấm các chuyến bay chở hàng từ Syria vào Châu Âu và lệnh hạn chế đi lại đối với một số các quan chức cấp cao của Syria. Các lệnht trừng phạt mới đối với Syria dự kiến sẽ có hiệu lực ngay trong tuần này.
"Quyết định ngày hôm nay sẽ tạo ra áp lực lớn hơn nữa lên những người chịu trách nhiệm cho chiến dịch đàn áp tàn bạo ở Syria", đại diện Ngoại giao của khối, bà Catherine Ashton nói trong thông cáo báo chí của Uỷ ban.
"Những biện pháp này nhắm vào chính quyền và khả năng tiến hành bạo lực đáng sợ đối với dân thường. Chừng nào cuộc đàn áp còn tiếp tục, Châu Âu sẽ còn tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt này".
Bộ trưởng Ngoại giao Anh, William Hague nói các lệnh trừng phạt, ít nhất là ở vòng thứ 10 Châu Âu tiến hành đối với Syria, nhằm mục đích chính là tạo áp lực lên ông Assad buộc ông này phải chấm dứt bạo lực cướp đi sinh mạng của gần 6.000 người trong vòng 11 tháng qua.
“Mở ra các điểm bỏ phiếu nhưng vẫn tiếp tục bắn vào dân thường trong nước thì chẳng có nghĩa lý gì trong con mắt của cộng đồng quốc tế cả", ông nói.
Cuộc đàn áp đẫm máu và những lời lẽ của Mỹ đưa ra có vẻ đã gây chia cắt sâu sắc mối bất hòa Đông-Tây hôm qua khi cả Nga và Trung Quốc đều gọt giũa sự ủng hộ lật đổ tổng thống Bashar Asssad của chính quyền tổng thống Obama và bác bỏ những lời chỉ trích của Mỹ về việc phủ quyết nghị quyết của Liên hợp quốc.
Chính phủ các nước Châu Âu đã tiếp tục lên tiếng kêu gọi Damacus cho phép các hoạt động cứu trợ nhân đạo được phép tiến hành ở Syria nhưng không hề đưa ra kế hoạch hành động cụ thể để biến việc này thành hiện thực. Pháp, một nước có tiếng nói khá lớn trong cộng đồng, đã gợi ý Liên hợp quốc thành lập những hành lang nhân đạo ở Syria để loại trừ nguy cơ sát thương dân thường. Nhưng bất cứ động thái nào cũng cần phải có sự đồng tình của Nga và Trung Quốc. Cho đến nay khả năng này vẫn khó có thể xảy ra.
Các cơ quan và chính phủ Châu Âu đã huy động được khoảng 10,77 triệu đô để hỗ trợ nhân đạo cho Syria nhưng điều kiện ra vào khó khăn đang cản trở việc phân phát hàng cứu trợ.
Hoa Tạ