Suy thoái kinh tế không giúp chấm dứt căng thẳng Trung-Nhật
Giải Nobel Hòa bình năm nay sẽ chẳng thể trông đợi gì từ hai nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Nhật Bản là Shinzo Abe và Tập Cận Bình. Nhiều khả năng, thực tế xảy ra còn hoàn toàn ngược lại với mong muốn của họ.
Tàu chiến của Trung Quốc đã chỉ radar ngắm bắn tên lửa vào một tàu hải quân Nhật Bản trên vùng biển tranh chấp là lời nhắc nhở rằng các quan chức ở Bắc Kinh và Tokyo không đem lại cho hòa bình một cơ hội.
Thủ tướng Shinzo Abe đã tăng tiền chi tiêu quốc phòng Nhật Bản lần đầu tiên trong 11 năm, và chẳng có dấu hiệu tốt nào cho việc này. Ở phía đối lập, ông Tập Cận Bình đã đưa ra một lời thề sẽ không bao giờ lay động về vấn đề chủ quyền của Trung Quốc một khi ông nhậm chức chủ tịch nước vào tháng Ba tới đây.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe |
Các nhà lãnh đạo của Nhật Bản và Trung Quốc cần phải đặt vấn đề chính trị trong nước sang một bên và có một nhóm “hòa bình thế giới”. Ông Abe và ông Tập hoàn toàn có thể làm điều này bằng cách tổ chức một hội nghị thượng đỉnh để ngăn chặn nguy cơ ngày càng tăng của các cuộc xung đột quân sự ở Đông Á.
Không ai hy vọng một trong hai chính phủ phải nhường lại chủ quyền trên quần đảo Senkaku theo cách gọi của Nhật Bản còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Đây sẽ là một thỏa thuận đồng ý hay không đồng ý về tính hợp lệ chủ quyền trên biển Hoa Đông. Một số hiệp ước thỏa thuận là cần thiết để giữ cho hai trong ba nền kinh tế lớn nhất thế giới trong bình tĩnh và tránh cả việc kéo Mỹ vào cuộc ẩu đả này.
Hãy bỏ qua những tưởng tượng về việc các lợi ích kinh tế sẽ cứu thế giới ra khỏi bức tranh chiến tranh. Việc tàu hải quân Trung Quốc hướng radar tấn công không chỉ là một hành động khiêu khích mà còn là những bước đầu tiên hướng tới một cuộc tấn công. Sự gia tăng số lượng các cuộc xâm phạm không phận đang khiến cho các máy bay chiến đấu của các bên trở nên xáo trộn. Sự kiện này khiến người ta nhớ đến sự kiện đảo Hải Nam trong năm 2001.
Ngày 01/04/2001, một chiếc máy bay do thám Mỹ va chạm với một chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Sự kiện này cũng là cuộc khủng hoảng ngoại giao quốc tế đầu tiên của Tổng thống George W. Bush. Khi các nỗ lực ngoại giao đã tháo được ngòi nổ của sự giận dữ, tai nạn này cũng cho thấy sự nguy hiểm của các quốc gia quân sự lớn ở trong khu vực.
Thật khó để tưởng tượng liệu Trung Quốc và Nhật Bản có thể nhanh chóng nguôi giận và giải quyết mọi vấn đề chỉ vì các lợi ích thương mại hay không. Cũng không thể đòi hỏi được sự khéo léo tuyệt vời của Tổng thống Barack Obama trong việc trở thành một mắt xích giải quyết mối bất hòa này ở Đông Á.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình |
Mỹ buộc phải đến Châu Á với tư cách là đồng minh của Nhật Bản, chống lại những nguy cơ chiến tranh từ quốc gia đông nhất thế giới, là đối thủ kinh tế và địa chính trị đang nổi lên nhanh chóng của chính mình.
Một điều rõ ràng là Nhà Trắng không muốn thổi bùng cuộc chiến ngoài đại dương hay phải đi giải quyết bất hòa cho các nước khác. Cuộc chiến Trung-Nhật rất có thể diễn ra ở Triều Tiên – nơi mà nhà lãnh đạo Kim Jong Un đang hết sức dùng ảnh hưởng của mình xúi giục Trung Quốc chống lại Liên Hợp Quốc khi mà cả thế giới đang xem xét để tăng biện pháp trừng phạt với nước này.
Chủ nghĩa dân tộc là một chủ nghĩa khó lường trước được, và nó sẽ tô màu thêm cho bức tranh căng thẳng mà ông Shinzo Abe và ông Tập Cận Bình đang vẽ lên. Nhật Bản không hài lòng với sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc. Trung Quốc không hài lòng với sự đoàn kết ngày càng tăng giữa Nhật Bản và Mỹ, và tin rằng Nhật Bản không muốn chuộc lỗi cho sự xâm lược trong Thế chiến II.
Lòng yêu nước đã khiến cho chính phủ Nhật Bản tiền nhiệm có những bước đi thiếu khôn ngoan trong việc quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đưa Tân Thủ tưởng Shinzo Abe của Đảng Dân chủ Tự Do sẽ tạo ra một Nhật Bản quyết liệt hơn. Việc đặt mối quan tâm hàng đầu vào việc tăng cường hệ thống phòng thủ đồng nghĩa với việc viết lại hiến pháp thời hậu chiến để biến một lực lượng tự vệ thành một lực lượng quân đội hùng mạnh. Một số người còn muốn Nhật Bản có vũ khí hạt nhân. Ông Abe có thể lợi dụng lòng yêu nước trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế đang phát triển chậm chạp và sự suy yếu của chính mình.
Ông Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo hoàn toàn mới mẻ. Những nhận thức về chủ nghĩa thực dụng của ông có thể phải nhường đường cho các sự kiện trong nước đang đối đầu với ông. Khi vừa nhậm chức được thời gian ngắn, ông đã phải chiến đấu với sự ô nhiễm không khí nặng nề ở Bắc Kinh, một hệ thống internet và các phương tiện truyền thông đang ngày càng khó kiểm soát, một Đảng Cộng sản liên tiếp tham nhũng và bê bối, khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng rộng lớn.
Khi những thách thức trong nước bùng nổ, những đả kích quốc tế có thể là quá lớn khiến nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc khó chống lại. Chiến tranh thực dân Trung-Nhật đã đặt ra một mục tiêu quá rõ ràng. Trung Quốc không thể nhượng đất cho Nhật Bản vì điều đó sẽ hủy hoại thanh danh và sự nghiệp của ông Tập ở trong nước. Vì thế, căng thẳng càng có cớ để leo thang.
Các mối nguy này khiến cho một hội nghị thượng đỉnh giữa hai nước trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Ông Abe đã từng tạo ra một cơ hội hòa giải lớn trong tháng trước. Nhưng kế hoạch đã hoàn toàn bị hủy hoại sau sự kiện tàu chiến Trung Quốc chĩa radar tấn công vào tàu tuần tra của Nhật Bản. Có thể ASEAN – tổ chức gần gũi và thân thiện nhất tại châu Á sẽ trở thành một trung gian hòa giải cho hai nước, cũng có thể Nhà Trắng sẽ là nơi gặp gỡ giữa các nước.
Các phương án mà hai nước có thể lựa chọn là hoặc biến hòn đảo thành một công viên và cùng nhau phát triển, hoặc là cùng hợp tác khai thác các nguồn dự trữ năng lượng tiềm năng sẵn có. Liên Hợp Quốc cũng có thể chỉ định các hòn đảo trở thành di sản thế giới và quản lý quần đảo này thay vì một trong hai nước.
Điều quan trọng chính là đảm bảo sự ổn định trong khu vực. Thay vì đẩy châu Á đến bờ vực chiến tranh, ông Abe và ông Tập nên tạo cơ hội cho một khu vực hòa bình và cùng nhau phát triển.