Chỉ số chất lượng không khí kém, sương mù bao phủ dày đặc Hà Nội

Lớp sương mù và bụi dày đặc bao trùm Hà Nội trong sáng 11/11 khiến nhiều thời điểm các tòa nhà cao tầng gần như "biến mất", tầm nhìn xa giảm, chất lượng không khí luôn ở mức ô nhiễm.
Hà Nội những ngày gần đây có hiện tượng sương mù dày đặc vào các buổi sáng, chỉ số chất lượng không khí ((Air Quality Index -AQI) cảnh báo đỏ, có những thời điểm ở mức tím, mức báo động chất lượng không khí rất kém, nguy cơ gây hại nghiêm trọng với sức khỏe con người.
Ghi nhận trong buổi sáng nay (11/11), khu vực trung tâm TP Hà Nội xảy ra hiện tượng sương mù dày đặc, “nuốt trọn” những căn nhà cao tầng.
Theo bản đồ chất lượng không khí, tại khu vực Hà Nội, nhiều điểm có mức ô nhiễm cảnh báo màu đỏ - mức rất nguy hại cho sức khỏe. AQI vượt ngưỡng trên 160 (chất lượng không khí không lành mạnh). Nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 15,6 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO.
Tình trạng mù mịt xảy ra khắp mọi nơi, ở những điểm cao quan sát, tầm nhìn chưa tới 1km.
Ghi nhận của PV lúc 10h trưa nay tại khu vực sông Hồng gần cầu Nhật Tân, bầu trời mịt mù như sương khói mờ ảo.
Chỉ số ô nhiễm không khí của Hà Nội ghi nhận bởi trang AirVisual ở mức rất có hại cho sức khỏe.
Tình trạng này duy trì suốt buổi sáng, đến trưa, chất lượng không khí được cải thiện tốt hơn nhưng vẫn phổ biến ở ngưỡng đỏ (không lành mạnh).
Ghi nhận tại các tuyến phố: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm,… đến 11h trưa, màn sương trắng vẫn gần như ''nuốt trọn'' những căn hộ ở tầng cao.
Các tòa nhà cao tầng tại Hà Nội như chìm trong màn sương mờ ảo.
Được biết, nguyên nhân của hiện tượng sương mù là do độ ẩm không khí cao, mây nhiều nên nắng yếu, kết hợp ít gió làm lớp không khí ẩm lòng vòng ở tầng thấp sát mặt đất, không thể tan được. Ngoài ra, ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các đô thị xuất phát từ các nguồn khí thải giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp và các hoạt động dân sinh khác.
Khu vực xung quanh bờ hồ Tây lúc 11h15 tầm nhìn vẫn hạn chế.
Người dân nên hạn chế ra khỏi nhà, hạn chế vận động, tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường cần sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách. Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt là sau khi ra đường. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí và làm giảm tầm nhìn của chúng ta.

Tùy theo điều kiện hình thành của từng loại sương mù mà người ta chia sương mù thành một số loại sau: Sương mù bình lưu, sương mù bức xạ, sương mù bốc hơi, sương mù frônt....

Mù là hiện tượng tập hợp các hạt bụi, khói lơ lửng trong không khí, làm giảm tầm nhìn ngang. Mù mạnh có thể làm giảm tầm nhìn ngang xuống vài trăm mét, thậm chí hàng chục mét như sương mù mạnh. Mù thường do nguyên nhân địa phương như cháy rừng, môi trường ô nhiễm.

Sương mù ở nước ta thường xảy ra thường xuyên vào các tháng từ cuối mùa Thu đến cuối mùa Xuân, nhiều và mạnh nhất vào các tháng mùa Đông. Ngày nay môi trường không khí càng ngày càng ô nhiễm nên sương mù và mù xảy ra nhiều hơn và cường độ mạnh hơn.

Bảo Khánh

Quảng Trị phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị vừa ra quyết định về việc giao vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.

TP. HCM: Hơn 30 tổ chức tôn giáo ký kết tham gia bảo vệ môi trường

TP. HCM phấn đấu đến hết năm 2026 sẽ có 100% các chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo, các tổ chức Tôn giáo... được tiếp cận thông tin về bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH); tích cực hưởng ứng, tham gia BVMT và ứng phó BĐKH.

Lào Cai duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2022 đạt khá, đạt 9,02%, cao hơn 3,57 điểm % so với năm 2021; xếp thứ 4/14 tỉnh trong vùng và 26/63 tỉnh, thành phố, tăng 3 bậc so năm 2021.

Phát triển dệt may, da giày là ngành chủ lực về xuất khẩu

Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”.

Thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh theo theo hướng tăng trưởng xanh

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tín dụng chính sách xã hội tạo việc làm cho hơn 867 nghìn lao động

Năm 2023, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo hướng tới mục tiêu tỷ lệ nghèo đa chiều cả nước bình quân duy trì mức giảm 1-1,5%/năm

Tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường tại Long An

Năm 2023, UBND tỉnh Long An yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị, địa phương tăng cường công tác thanh, kiểm tra nhằm đảm bảo quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Hỗ trợ 73 ngôi nhà chống bão, lụt cho người nghèo Quảng Bình

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình và tổ chức World Share vừa bàn giao thêm 73 nhà an toàn chống chịu bão, lụt cho các hộ dân nghèo và cận nghèo.

Đắk Nông khuyến khích giảm nghèo bền vững

Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn.

Mỹ Đức (Hà Nội): Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy rừng

Ngày 28/12/2022, UBND xã An Phú, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã tổ chức diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng huy động nhiều lực lượng tham gia

Đang cập nhật dữ liệu !