Sừng tê giác không chữa được bệnh ung thư

Hiện nay, Việt Nam được xếp vào quốc gia có số lượng người sử dụng sừng tê giác để tẩm bổ và chữa các bệnh nan y, trong đó có bệnh ung thư, nhiều nhất.

Sừng tê giác không chữa được bệnh ung thư - ảnh 1

Sừng tê giác có tác dụng như móng tay, tóc

Việt Nam là thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn 

Hiện nay, Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia được xem là thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn nhất thế giới. Theo tổ chức WildAid Việt Nam, chỉ trong 40 năm qua số lượng tế giác đã giảm tới 95 %, chỉ còn 25 nghìn cá thể tê giác trong tự nhiên. Nam Phi là quốc gia sở hữu tới 70% quần thể tê giác trên toàn thế giới tuy nhiên chỉ trong năm 2014 có tới 1,215 cá thể tê giác bị giết hại để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của các nước Châu Á trong đó có Việt Nam, tăng gần 100 lần so với năm 2007. Nạn thảm sát tê giác ở Nam Phi không có chiều hướng suy giảm mà thậm chí ngày càng khốc liệt hơn. Theo thống kê mỗi ngày tại Nam Phi mất đi 3 cá thể tê giác. 

Tại Việt Nam, cá thể tê giác cuối cùng đã bị giết năm 2010 để lấy sừng. Các chuyên gia bảo tồn trên thế giới cảnh báo rằng các loài tê giác trên thế giới sẽ có thể bị tuyệt chủng trong 6 năm nữa nếu nạn thảm sát tê giác không được ngăn chặn kịp thời. Vì thế, việc buôn bán, tiêu thụ sừng tê giác phi pháp tại Việt Nam cần được chấm dứt vừa để góp phần bảo vệ các loài tê giác, vừa để cải thiện hình ảnh Việt Nam trên thế giới.

Mỗi con tê giác mất đi không chỉ ảnh hưởng tới một con tê giác đó mà ảnh hưởng tới cả quần thể tê giác, khả năng sinh sản bị giảm sút, các con con của tê giác chết vì không có mẹ.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Diệu Linh, Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện K trung ương cho biết hiện nay ở Việt Nam người ta vẫn nghĩ rằng sừng tê giác chữa được bệnh ung thư và ai cũng cố gắng mua lấy 1 chút rồi mài ra đĩa lấy thứ nước trắng trắng uống với hi vọng thần dược. 

Tuy nhiên, bác sĩ Linh cho biết sừng tê giác chỉ như móng tay người, nó là chất sừng thông thường chứ không phải là thần dược như mọi người vẫn nghĩ. Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu cho rằng sừng tê giác do chất sừng karatin tạo ra, một chất sừng có ở tóc và móng tay của người. Vì thế, sừng tê giác không phải là thuốc tiên.

Sừng tê giác không thể chữa bệnh

Giáo sư Nguyễn Bá Đức – Nguyên Giám đốc Bệnh viện K – Phó chủ tịch hội Ung thư Việt Nam cho biết tại Việt Nam người bệnh đến bệnh viện muộn cho nên tỷ lệ được phát hiện sớm còn rất thấp, khả năng điều trị hạn chế, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Ai đã bị bệnh ung thư đều có tâm lý hoảng hốt, lo lắng, có bệnh thì vái tứ phương nên tất cả những gì từ cúng bái, thuốc đông, thuốc tây đều nghe theo. Từ uống nước lã, nhịn ăn, uống lá đu đủ, mật gấu, nhựa đu đủ, cóc đến đủ các loại nấm linh chi, nấm lim xanh... Trong khoảng độ 5, 7 năm nay rộ lên sừng tê giác. Đó cũng là tâm lý của con người ai mách gì thử vậy.

Giáo sư Đức chia sẻ vào năm 2012, một phóng viên của cơ quan thông tấn quốc tế UPI, một hàng thông tấn nổi tiếng của Mỹ, đã sang tận Việt Nam và vào bệnh viện K trung ương gặp trực tiếp bác sĩ Đức phỏng vấn. Giáo sư Đức nhớ mãi câu hỏi của cô phóng viên ấy: “Có phải các thầy thuốc ở Việt Nam có chủ trương chữa ung thư bằng sừng tê giác không? Họ muốn thực hư xem thế nào? Có phải sừng tê giác được quốc gia, thầy thuốc khuyến khích không? Lúc ấy tôi hiểu 1 điều dư luận Việt Nam dùng sừng tê giác chữa ung thư nổi khắp truyền thông thế giới”.

Hơn 40 năm gắn bó với ngành y, giáo sư Đức tâm sự, lúc ấy ông hơi giật mình, bàng hoàng. “Tôi nói rằng nên y tế Việt Nam cũng phát triển như các nước trên thế giới, đang theo các nền y tế hiện đại nhất từ phẫu thuật, hoá trị, xạ trị và thuốc. Còn các phương pháp không chính thống đó chỉ là lan truyền nhau ngoài xã hội mà đối với thầy thuốc chúng tôi là điều rất bức xúc. Vì người bệnh khi bị bệnh họ có thể nghe bất kỳ lời khuyên nào, thậm chí bà lang mù còn bán thuốc ung thư. Lời nói không mất tiền mua nên người ta cứ nói đại và ai cũng trở thành người chữa ung thư và thầy thuốc”.

Giáo sư Đức cho biết ông đi rất nhiều quốc gia trên thế giới và chuyện dùng sừng tê giác và các phương pháp phản khoa học chữa ung thư, chỉ có hai nước là Trung Quốc và Việt Nam. 

Giáo sư Đức cho biết việc sử dụng các phương pháp phản khoa học như dùng sừng tê giác trong thời gian vàng là rất đáng tiếc.

Khánh Ngọc

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !