Súng đồng thần công thời Nguyễn phát hiện ở Đà Nẵng xuất xứ từ… Hà Lan!

Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Trung Tiến (Khoa Lịch sử - Đại học Khoa học Huế), khẩu súng thần công thời Nguyễn vừa được phát hiện ở đoạn bờ biển Xuân Thiều - Nam Ô (Đà Nẵng) đã trên dưới 350 năm tuổi và có xuất xứ từ… Hà Lan!

Vì sao xuất xứ từ Hà Lan?

Ngày 28/7, ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho hay, được sự ủy thác của Bảo tàng Đà Nẵng, Nhà nghiên cứu (NNC) Nguyễn Quang Trung Tiến (Khoa Lịch sử - Đại học Khoa học Huế) đã tiến hành nghiên cứu và vừa công bố thông tin về giá trị của khẩu súng thần công thời Nguyễn vừa được phát hiện ngày 22/5, khi các đơn vị đang thi công kè biển đoạn Xuân Thiều - Nam Ô ở phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu (Infonet đã đưa tin).

Khẩu súng thần công bằng đồng thời Nguyễn vừa được phát hiện tại Đà Nẵng.

Cụ thể, trong các loại súng thần công thời Nguyễn còn lại ở Đà Nẵng nói chung và Thành Điện Hải nói riêng, cây súng vừa phát hiện nêu trên là khẩu thần công bằng đồng đầu tiên được tìm thấy ở TP này sau hơn 160 năm binh lửa với phương Tây kể từ ngày 1/9/1858. “Đây là sự kiện gây chú ý và tạo phấn khích cho các nhà quản lý, giới nghiên cứu và nhân dân Đà Nẵng, cùng những người quan tâm trên cả nước!” – NNC Nguyễn Quang Trung Tiến nhấn mạnh..

Theo ông Tiến, về tổng thể, súng có chiều dài toàn bộ 174,1 cm, gồm hai phần là thân súng 160,3cm và khối hậu 13,8 cm; tổng trọng lượng khoảng 200 kg. Khối hậu được đúc liền với thân súng, không có khóa nòng như ở thế kỷ XIX về sau, nên súng này bắn theo kỹ thuật cổ điển là dùng que nhồi thuốc súng và nạp đạn từ miệng súng vào khoang buồng nạp thuốc và đáy bầu súng. Cự ly đường đạn của loại súng cổ ở kích cỡ này khoảng trên dưới 1.000m.

Căn cứ kiểu dáng, cấu tạo các bộ phận của súng, kỹ thuật đúc hoa văn nổi cùng các biểu tượng trang trí trên thân súng, quai súng, cách bố trí lỗ thoát khí cộng thêm phần chữ Hán chỉ khắc tay đơn sơ ở hai trục quay của triều Nguyễn để hướng dẫn pháo thủ sau mỗi lượt bắn, có thể khẳng định: Khẩu thần công bằng đồng này có xuất xứ từ Hà Lan (nhưng được triều Nguyễn sở hữu) và nó rất đồng dạng ở nhiều điểm với 3 khẩu thần công Hà Lan đúc những năm 1640, 1661, 1677-1678 đang được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

“Tuy chúa Nguyễn không có quan hệ mua bán súng thần công với Hà Lan, nhưng một số súng của Hà Lan vẫn nằm trong tay chúa Nguyễn do lấy được từ chiếc tàu Kemphaan mắc cạn gần khu vực Hoàng Sa năm 1633, từ tàu Der Gooes bị đắm ở bờ biển Đàng Trong năm 1661; và các giao dịch mua bán, biếu tặng súng thần công Hà Lan của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài những năm 1649, 1651, 1652-1654, 1655, 1657, 1662, 1674(1) đã khiến số súng này lọt vào tay triều Nguyễn sau ngày thắng lợi cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX.

Điều đó cho thấy, súng thần công Hà Lan bằng đồng trong tay triều Nguyễn ở thế kỷ XIX, bao gồm khẩu súng mới phát hiện ở Đà Nẵng, đều có niên đại ở thế kỷ XVII (dao động trong khoảng từ năm 1633 đến năm 1678, xấp xỉ trên dưới 350 năm tuổi). Đến thế kỷ XIX, các triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức chỉ tự đúc chứ không còn mua súng đồng của nước ngoài, và cũng chỉ vài lần mua thêm một số đại bác bằng gang của phương Tây” – NNC Nguyễn Quang Trung Tiến nhấn mạnh.

Trên mình súng đầy vết hàn vá do kinh qua nhiều chiến trận và mang đầy thương tích.

Trên mình mang đầy thương tích

Ông Tiến cho biết, theo thống kê của Ty Hỏa pháo nhà Nguyễn, vào đầu triều Gia Long, nhà Nguyễn sở hữu 193 khẩu thần công bằng đồng (bao gồm 169 cỗ súng bằng đồng cũ và 24 cỗ súng đồng Cựu hổ). Các khẩu súng này, “trên mình khắc chữ hoa Tây Dương” hoặc “khắc đóa hoa Tây Dương và chữ Tây Dương”, trong đó có nhiều súng Hà Lan, và được biên chế tiếp tục cho các đơn vị quân đội từ Trung ương đến các địa phương trong cả nước.

Theo dõi số lượng súng thần công bằng đồng được trang bị tại các tấn, đài, thành ở Đà Nẵng, đặc biệt là ở Thành Điện Hải. Vào thời Nguyễn, số lượng súng đồng trang bị tại Đà Nẵng khá phong phú, nhưng ở các vị trí bị đánh chiếm giai đoạn 1858-1860, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã tịch thu tất cả súng bằng đồng đem xuống tàu đưa về Pháp. Còn súng gang và sắt thì “đóng đinh” vào nòng và phá gãy trục quay để chống tái sử dụng.

“Đó là lý do chính yếu, khiến về sau chúng ta khó có thể tìm thấy súng thần công bằng đồng ở Đà Nẵng. Xét về tình thế và diễn biến cuộc chiến tranh xâm lược của liên quân Pháp - Tây Ban Nha ngày 1 và 2/9/1858, khẩu thần công bằng đồng xuất xứ từ Hà Lan vừa phát hiện tại Đà Nẵng nhiều khả năng được quân đội triều Nguyễn đem theo từ thành Điện Hải, trong cuộc rút lui khuya ngày 1 và sáng ngày 2/9/1858 trước khi thất thủ, rồi gặp sự cố giữa đường.

Hoặc giả, khẩu đội mang theo súng đồng này đã trụ lại ở khu vực đó để tiếp tục chiến đấu, nhưng bị pháo hạm đối phương tiêu diệt và vùi lấp bên bãi biển Xuân Thiều, lâu ngày mất dấu vết, nên khẩu súng đồng này mới không bị rơi vào tay giặc, cũng không nằm trong tay triều Nguyễn nữa. Nhân dân địa phương về sau cũng không hay biết vị trí súng bị chôn vùi, mãi đến nay mới ngẫu nhiên được phát lộ!” – NNC Nguyễn Quang Trung Tiến nhận định.

Theo ông Tiến, nhiều khả năng đây là cỗ súng đồng Tướng quân ở Thành Điện Hải. Bởi 4 cỗ súng đồng Đại luân xa Thảo nghịch tướng quân và 1 cỗ súng đồng Vũ công phá địch Đại tướng quân cùng được biên chế tại Thành Điện Hải có cỡ nòng lớn hơn. Do được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XVII nên khẩu súng đồng này đã trải qua nhiều đời, qua tay nhiều chủ sở hữu, kinh qua nhiều chiến trận nên trên mình mang đầy thương tích.

Hoa văn trên súng thần công bằng đồng vừa tìm thấy ở Đà Nẵng.

NNC Nguyên Quang Trung Tiến cho hay, quan sát kỹ bằng mắt thường có thể nhận ra nhiều vết vỡ toác với nhiều kích cỡ khác nhau được hàn vá lại còn in hằn trên khắp thân súng. Vết vỡ được hàn vá lại lớn nhất nằm ở mặt trên đoạn giữa nòng súng. Do bị hàn vá khá nhiều, nên lực đẩy quả đạn khi bắn đi sẽ bị ảnh hưởng, bởi một phần nhỏ lực đẩy trong lòng súng đã bị tiêu hao qua các khe thoát khí bất đắc dĩ, trước khi quả đạn rời khỏi miệng súng.

Sự “sống sót thần kỳ”

Tóm lại, NNC Nguyễn Quang Trung Tiến nhấn mạnh, khẩu súng thần công bằng đồng vừa phát hiện tại Đà Nẵng có xuất xứ từ Hà Lan. 

Súng thần công bằng đồng của Hà Lan có mặt ở Việt Nam một phần theo con đường trục vớt của chúa Nguyễn từ những tàu Hà Lan bị đắm hay mắc cạn ở Đàng Trong, và phần lớn theo con đường biếu tặng hay mua bán của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Tất cả các con đường du nhập ở hai miền đều diễn ra vào những thập niên giữa thế kỷ XVII.

NNC Nguyễn Quang Trung Tiến nêu rõ: “Dù đã mang trên mình lắm vết thương nhưng khẩu súng thần công bằng đồng này vẫn được chủ sở hữu là triều Nguyễn huy động vào cuộc chiến đấu bảo vệ nền độc lập, và may mắn không bị lọt vào tay giặc như số phận của nhiều súng đồng khác.

Sự “sống sót thần kỳ” của khẩu súng có thể được xem là hiện thân của tinh thần vượt khó, kiên cường, bất khuất của người Việt Nam trước quân xâm lược; và bản thân khẩu súng là một phần di sản vô giá, độc đáo trong kho tàng di vật chống Tây xâm của dân tộc ở mặt trận Đà Nẵng giữa thế kỷ XIX còn tồn tại đến hôm nay!”.

HẢI CHÂU
Từ khóa: Đà Nẵng súng thần công thời Nguyễn Huế bảo tàng Xuân Thiều Nam Ô

Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời

Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Đang cập nhật dữ liệu !