Sức mạnh quân sự Triều Tiên khó đoán đến cỡ nào?
Hiện nay, Bình Nhưỡng đang có một lực lượng vũ trang hùng hậu, được trang bị các loại vũ khí thông thường, vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và vũ khí sinh học. Để ngăn chặn Mỹ có những hành động quân sự, Triều Tiên có nhiều cách khác nhau. Cách thứ nhất là lực lượng quân đội chính quy của họ. Mặc dù vũ khí đã có tuổi và thường được cho là không được trang bị đầy đủ, song quân số của Quân đội Nhân dân Triều Tiên hiện nay là 1.190.000 người. Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, lực lượng này sẽ tiến quân và tìm cách nhanh chóng chiếm thủ đô Seoul của Hàn Quốc càng nhanh càng tốt.
![]() |
Tên lửa Triều Tiên trong cuộc diễu binh ngày 15/4 vừa qua. |
Ngoài ra, Triều Tiên cũng khiến nước ngoài không dám tấn công khi họ tiếp tục đầu tư phát triển vũ khí hạt nhân, hóa học và phóng xạ. Mặc dù số lượng đầu đạn hạt nhân và vũ khí hóa học của Triều Tiên là có giới hạn, song không ai biết chúng được đặt ở đâu, chúng sẽ được sử dụng như thế nào và chúng sẽ bắn xuống đâu. Nhiều ảnh chụp cho thấy một số binh sĩ Triều Tiên đã mang theo các ba lô mang chất phóng xạ, điều này đã khiến các chuyên gia đồn đoán rằng các binh sĩ này đã được huấn luyện để tiến hành tấn công bằng “bom bẩn” và các loại vũ khí phóng xạ khác.
Cuối cùng, Triều Tiên cũng khiến Mỹ và nhiều nước lo sợ bằng những động thái “phi logic” của mình. Mặc dù bị phương Tây coi là “điên rồ”, song những quyết định của cố Chủ tịch Kim Jong-il và lãnh đạo Kim Jong-un hiện tại đều có chủ đích rất rõ ràng. Vụ việc đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc bị pháo kích năm 2010, được cho là do Triều Tiên tiến hành, cũng như một số lần tàu chiến hai nước đụng độ trên biển là nhằm thu hút sự chú ý, cũng như tạo cảm giác rằng Triều Tiên rất khó đoán và mọi hành động quân sự có thể dẫn đến chiến trnh quy mô lớn.
Nhiều chuyên gia khẳng định rằng, trên thực tế Triều Tiên không được trang bị đầy đủ vũ khí để tự bảo vệ mình. Các loại khí tài họ đang có, từ radar cảnh báo sớm cho đến các xe tăng, vào thập niên 1980 chúng vẫn còn khá lợi hại, song hiện tại tất cả đều đang lỗi thời. Thêm vào đó, việc thiếu nguồn cung cấp đối với các thiết bị điện tử, lương thực và nhiên liệu cũng sẽ khiến quân đội Triều Tiên có thể tiến hành một cuộc tấn công hiệu quả.
Lớp phòng vệ đầu tiên của Triều Tiên sẽ là hệ thống radar thăm dò và cảnh báo sớm của họ. Quốc gia này hiện có hơn 40 radar được bố trí ở cả hai vùng bờ biển phía Tây và phía Đông cũng như các pháo hạng nặng có cơ nòng 76mm trở lên. Triều Tiên còn có 50 radar phòng không nằm rải rác trên khắp đất nước. Các loại radar này phần lớn đều đã có tuổi đời trên 30 năm và rất có thể không phải tất cả trong số này có thể hoạt động tốt. Ngay cả khi tất cả đều có thể hoạt động, Triều Tiên vẫn không có cách nào để phát hiện và theo dõi hoạt động của quân đội nước ngoài.
![]() |
Tàu chiến Triều Tiên phóng tên lửa Kh-35 của Nga. |
Các chuyên gia phương Tây tin rằng, quân đội Triều Tiên sẽ dần đổ vỡ nếu chiến tranh kéo dài. Mặc dù quân số đông đảo, vũ khí mà quân đội Triều Tiên đang có không thể sánh với vũ khí của Mỹ và Hàn Quốc. Rất có thể cuộc tấn công của Triều Tiên vào Seoul sẽ đạt được những thắng lợi ban đầu, song các đơn vị pháo binh và binh sĩ sẽ hết đạn hoặc lương thực trước khi buộc phải rút lui.
Tuy nhiên, một khả năng rất đang lo khác đó là Triều Tiên có thể sẽ tiến hành chiến lược du kích tương tự như chính quyền Iraq trước đây để đối phó với Mỹ và Hàn Quốc. Chiến thuật du kích đã phát huy hiệu quả trong lịch sử Triều Tiên và đây là phương án hữu hiệu để chống xâm lược. Nếu chỉ huy trung ương cùng quân đội Triều Tiên ẩn náu trong các địa đạo, cuộc chiến sẽ còn kéo dài cho đến khi phe xâm lược phải đề nghị đàm phán đình chiến.
Triều Tiên luôn là vấn đề dai dẳng đối với Mỹ, khi trong lúc họ tiếp tục nâng cấp tên lửa đạn đạo, nguy cơ xảy ra chiến tranh tiếp tục hiện diện. Chiến tranh là điều không bên nào mong muốn vào thời điểm hiện tại.