Sự kiện thế giới nổi bật năm 2015 qua những con số
- Số 0: là số nghị sĩ đảng Opposition Bloc của Ukraine công nhận Nga là quốc gia thù địch. Tuy nhiên, 71,8% người dân Ukraine cho rằng Nga muốn xâm lược Ukraine. Thậm chí, 60% công dân tại 8 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhận định cuộc chiến tại miền đông Ukraine là do Nga khởi xướng.
- Số 1: Một chiếc máy bay ném bom Su-24 của Nga bị Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ngay trên lãnh thổ Syria hôm 24/11. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một thành viên của NATO tấn công và bắn hạ máy bay Nga.
Hình ảnh chiếc máy bay ném bom Su-24 của Nga bị Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hôm 24/11. |
- Đồng nhân dân tệ Trung Quốc trở thành đồng tiền mới được công nhận lưu thông trong hệ thống tiền tệ quốc tế bao gồm đồng đôla, euro, đồng yên và bảng Anh.
- Số 2: Hai binh sĩ Nga thuộc đơn vị 21208, đóng quân ở Togliatti là Alexander Alexandrov và Yevgeny Yerofeyev bị bắt ở vùng Luhansk, miền đông Ukraine. Hiện hai binh sĩ này đang được tòa án Ukraine xét xử.
- Hàng loạt bê bối tham nhũng khiến hai quan chức hàng đầu là chủ tịch FIFA Joseph Blatter và người đứng đầu UEFA Michel Platini, bị cấm tham gia mọi hoạt động liên quan tới bóng đá trong vòng 8 năm.
- 4 phát súng đã cướp đi mạng sống của chính trị gia đối lập Boris Nemtsov tại thủ đô Moscow.
- 5 quốc gia bao gồm Australia, Bỉ, Malaysia, Hà Lan và Ukraine muốn thành lập một tòa án phân xử quốc tế độc lập để tìm ra thủ phạm chịu trách nhiệm bắn rơi chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines tại Donbas hôm 17/7/2014, khiến 298 người thiệt mạng. Nga đã phản đối kịch liệt ý tưởng này.
- Theo báo cáo của GRECO, nhóm các nước chống tham nhũng của Hội đồng châu Âu, Ukraine đã đáp ứng được 10 trong 16 tiêu chí chống tham nhũng.
- 12 quốc gia bao gồm Mỹ, Nhật Bản, New Zealand, Việt Nam, Canada, Australia, Malaysia, Peru, Philippines, Brunei, Singapore, Chile và Mexico đã cùng ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là thỏa thuận thương mại lớn nhất trong vòng 20 năm qua được ký kết, nhằm tạo ra một khu vực tự do thương mại tại châu Á – Thái Bình Dương (khu vực chiếm 40% tổng thương mại toàn cầu).
- 17 cựu quan chức Ukraine dưới thời Tổng thống Viktor Yanukovych vẫn sẽ nằm trong danh sách chịu lệnh trừng phạt của EU tới tháng 3/2016.
- Chính quyền Kiev cáo buộc 48 chuyến hàng cứu trợ nhân đạo được Nga chuyển tới khu vực miền đông Ukraine trong năm 2015 là hành động phi pháp.
- 57 quốc gia bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Đức cùng ký thỏa thuận thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Tuy nhiên, Mỹ và Nhật Bản lại từ chối tham gia tổ chức này.
- Kết quả thăm dò dư luận cho thấy 89,9% người dân Nga ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin. Thậm chí, 74% người dân Nga cho biết họ sẽ ủng hộ ông Putin nếu nhà lãnh đạo tiếp tục tranh cử chiếc ghế Tổng thống.
- 128 nhà báo của 31 quốc gia đã thiệt mạng trong năm 2015 khi đang tác nghiệp và khu vực Trung Đông vẫn là vùng đất nguy hiểm nhất đối với cánh báo chí.
- 177 quốc gia ủng hộ Ukraine vào tư cách thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc giai đoạn 2016 – 2017.
- Quân đội chính phủ Ukraine giành quyền kiểm soát sân bay Donetsk trong vòng 242 ngày. Tuy nhiên, sau các cuộc giao tranh với phe ly khai, toàn bộ khu vực nhà chờ trong sân bay đã bị phá hủy buộc quân đội Kiev phải rút quân.
Cuộc chiến tại miền đông Ukraine chưa có dấu hiệu chấm dứt trong năm 2016. |
- 270 người bị nghi ngờ chống đối phong trào biểu tình Maidan bao gồm 43 quan chức cấp cao trong chính quyền Ukraine.
- 382 cá nhân và 105 quan chức hiện đang nằm trong danh sách trừng phạt của Ukraine chống lại Nga.
- 409,3 km đường biên giới giữa Nga và Ukraine tại vùng chiến sự Donbass hiện không còn nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Kiev.
- Ít nhất 600 công dân Ukraine hiện vẫn đang bị phe ly khai giam giữ.
- 7.500 quân nhân Nga được cho đang hoạt động tại 2 khu vực ly khai là Donetsk và Luhansk thuộc miền đông Ukraine.
- Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, 9.908 người đã thiệt mạng và 20.732 người bị thương kể từ khi xung đột ở miền đông Ukraine bùng phát hồi tháng 4/2014.
- 11.117 người thiệt mạng khi dịch Ebola bùng phát hồi năm 2015. Số người bị phơi nhiễm lên tới 25.000 người.
- Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn cho hay 900.300 người dân Ukraine chọn con đường ra nước ngoài sinh sống trong năm 2015.
- Hơn 1.341 triệu người dân Ukraine phải đi sơ tán trong nước cụ thể là 1,1 triệu gia đình ở Donbas và Crimea đã đăng ký sinh sống ở vùng lãnh thổ do chính quyền Kiev kiểm soát.
- Gói hỗ trợ tài chính chuyển cho Ukraine trong những năm tới sẽ lên tới 40 tỷ USD bao gồm 17,5 tỷ USD từ Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF).
- Theo đánh giá của UNIAN, Ukraine sẽ cần 97 tỷ USD và 10 năm để khôi phục cơ sở hạ tầng sau chiến tranh.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ hãng tin Ukrainian Independent Infomation Agency (viết tắt là UNIAN), một hãng thông tấn lớn của Ukraine chuyên đưa tin về chính trị và kinh tế, được thành lập vào năm 1993