Sự kiện Gạc Ma 1988: Tên lửa đối hải Việt Nam đã sẵn sàng khai hỏa

Sau sự kiện Gạc Ma 14/3/1988, trước âm mưu Trung Quốc tiếp tục mở rộng chiếm đóng thêm các đảo, đá ở Trường Sa, lực lượng tên lửa đất đối hải của Việt Nam đã sẵn sàng nhận lệnh khai hỏa bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Sự kiện Gạc Ma 1988: Tên lửa đối hải Việt Nam đã sẵn sàng khai hỏa - ảnh 1

Tổ hợp tên lửa đất đối hải (tên lửa bờ) REDUT-M biên chế sẵn sàng chiến đấu tại Đoàn 679 Hải quân

Đầu năm 1988 Tiểu đoàn tên lửa đất đối hải 679 của Hải quân Việt Nam nhận được lệnh: "Sẵn sàng cơ động chi viện Trường Sa" hành quân thực hiện chiến dịch CQ88. Thời điểm này toàn Tiểu đoàn được lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ tăng cường lên cao. 100% quân số có mặt ở đơn vị, có kíp chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo đảm 24/24 giờ thường trực. Công tác chuẩn bị đạn chiến đấu cho các cự ly khác nhau được tiến hành nhanh và chính xác, các phương án chiến đấu hiệp đồng với Không quân và các Lữ đoàn tàu chiến được triển khai theo các phương án đã luyện tập. Tiểu đoàn được lệnh chuẩn bị 4 cơ số đạn chiến đấu và cơ động đánh địch khi có lệnh. Các trận địa chính và trận địa dự bị đều sẵn sàng tiếp nhận đưa vũ khí khí tài và vị trí chiến đấu.

Sự kiện Gạc Ma 1988: Tên lửa đối hải Việt Nam đã sẵn sàng khai hỏa - ảnh 2

Tổ hợp tên lửa đối hải luyện tập báo động chiến đấu

Sự kiện Gạc Ma 1988: Tên lửa đối hải Việt Nam đã sẵn sàng khai hỏa - ảnh 3
Sự kiện Gạc Ma 1988: Tên lửa đối hải Việt Nam đã sẵn sàng khai hỏa - ảnh 4
Sự kiện Gạc Ma 1988: Tên lửa đối hải Việt Nam đã sẵn sàng khai hỏa - ảnh 5

Sau sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988 Trung Quốc nổ súng vào các tàu HQ-604, HQ-605, HQ-505 và cán bộ, chiến sỹ ta ở bãi cạn Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, tình hình trở nên căng thẳng và khẩn trương, toàn Tiểu đoàn bước vào nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu cao và sẵn sàng cơ động chi viện đánh địch. Từ Sở chỉ huy cơ bản đến sở chỉ huy dã chiến của Tiểu đoàn, từ sĩ quan cấp cao đến chiến sĩ ở các vị trí chiến đấu đều sẵn sàng tập trung theo dõi từng hành động của đối phương, phân tích, nhận định, đánh giá tình hình để sẵn sàng điều khiển "Phóng" các tổ hợp tên lửa đối hải khi có lệnh.

Để tăng cường lực lượng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ, giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, ngày 7/6/1979 Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Tiểu đoàn tên lửa đối hải đầu tiên của quân chủng hải quân mang phiên hiệu là Tiểu đoàn 679 trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân. Vũ khí khí tài của đơn vị được các chuyên gia, sĩ quan cố vấn quân sự của Liên Xô (cũ) giúp đỡ cung cấp và đào tạo vận hành.

Tới ngày 3/4/1993, Bộ Quốc phòng nâng cấp Tiểu đoàn 679 thành Đoàn 679 Hải quân, trang bị các tổ hợp tên lửa đất đối hải REDUT - M (chuyên gia phương Tây đặt mã hiệu cho hệ thống tên lửa này là SS-N-3 "Shaddock").

Tất cả các động thái đó biểu thị sự tin tưởng và uy lực của khí tài trang bị, thể hiện trình độ tổ chức chỉ huy và tinh thần quyết tâm chiến đấu của toàn Tiểu đoàn. Trong chiến dịch CQ 88, Tiểu đoàn 679 luôn bảo đảm hệ số sẵn sàng chiến đấu đạt 100%. Hệ thống thông tin hữu tuyến, xe ô tô...bảo đảm thường trực 24/24h.

Cùng với uy lực răn đe của tên lửa đất đối hải tại Tiểu đoàn tên lửa 679, một tháng sau sự kiện Trung Quốc gây hấn tấn công, lực lượng không quân Việt Nam sử dụng máy bay tiêm kích - bom Su-22M của Trung đoàn 923 (tăng cường từ Thọ Xuân và Phan Rang) bay ra Trường Sa quần đảo trên không phối hợp tác chiến bảo vệ tàu hải quân của ta quyết giành lại đá Len Đao. Trước tình hình đó, Trung Quốc đã phải chùn bước. Ta đã giành lại và bảo vệ được chủ quyền ở Cô Lin và Len Đao.

(Bài viết có sử dụng tư liệu Lịch sử Đoàn 679 Hải quân 1979 - 2004)
Hướng Minh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !