Sự hung hăng của Trung Quốc và vận mệnh của châu Á

Kế hoạch chiến lược thực sự của Trung Quốc là tạo ra một chiếc “ao nhà” rộng mênh mông, chạy từ Singapore đến Seoul và đẩy hải quân của tất cả các nước, trong đó có cả Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Việt Nam ra khỏi khu vực này.

Bài I: 6 TOAN TÍNH CỦA TRUNG QUỐC

Sự hung hăng của Trung Quốc và vận mệnh của châu Á - ảnh 1
Tàu chiến Mỹ di chuyển trong khu vực Biển Đông.
SỰ KIỆN NÓNG
"Người NGU mới nói phá Đàn Xã Tắc để xóa tàn dư phong kiến"

Từ mấy thập kỷ nay, Trung Quốc là một trong những quốc gia có chi phí quân sự tăng rất nhanh, với tốc độ tăng hàng năm lên đến hơn 10% và tạo ra sự khác biệt với tất cả các nước châu Á khác. Theo tạp chí “Đại Tây Dương”, Trung Quốc đã châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á.

Trong thời gian qua, các phương tiện truyền thông quốc tế đã nói rất nhiều đến cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Á. Không chỉ có Trung Quốc tăng chi phí quân sự mà cả một số nước trong khu vực cũng thức tỉnh và quyết định “chạy đua” với nước này trong việc mua sắm vũ khí, trang thiết bị quân sự mới. Theo tạp chí “Đại Tây Dương”, chính thái độ hung hăng của Trung Quốc trong gần 2 năm qua đối với các nước láng giềng đã giải thích tại sao có cuộc chạy đua ấy.

Qua bức thư đảm bảo được gửi tới Liên Hợp Quốc vào mùa hè 2010, Bắc Kinh đã không có lập luận nào khác ngoài “luật pháp của kẻ mạnh”, đột ngột quyết định đòi “toàn bộ chủ quyền” đối với Biển Đông, một vùng trải dài từ Quảng Đông, Hong Kong ở phía Bắc xuống Singapore và Brunei ở phía Nam và từ Việt Nam ở phía Tây sang Philippines ở phía Đông. Tiếp đó, Bắc Kinh thể hiện rõ ý đồ của mình: Chiếm toàn bộ vùng đáy biển giàu tiềm năng dầu khí và trở thành nước duy nhất có thể cho tàu chiến hoạt động ở đây.

Trung Quốc đã đặt ra cho các nước ở Đông Nam Á một thách thức rất lớn. Theo lý giải của tạp chí “Đại Tây Dương”, đó là vì Trung Quốc cảm thấy mình đã rất mạnh do đã đạt được nhiều thành công liên tiếp trong nhiều lĩnh vực. Sự ngây ngất với sức mạnh đó khiến Trung Quốc có ý định “biến đổi cuộc thử nghiệm” bằng cách ghi điểm trong lĩnh vực khác là bành trướng lãnh thổ. Tâm lý này thể hiện rõ nét ở việc họ kiên quyết không chịu đưa ra một lập luận nào để giải thích tại sao họ không tuân theo các quy định và công ước quốc tế, công khai từ chối thực hiện bất kỳ một nhượng bộ nào với các nước láng giềng và cuối cùng là liên tục tẩy chay việc đàm phán đa phương mà đòi hỏi các nước láng giềng phải thương lượng song phương với “người anh” Trung Quốc.

Sự hung hăng của Trung Quốc và vận mệnh của châu Á - ảnh 2
Người dân Philippines biểu tình phản đối hành động xâm chiếm lãnh thổ của Trung Quốc.

Vào mùa hè năm 2012, Trung Quốc tiến hành cuộc tấn công liên quan đến lãnh thổ thứ 2: Biển Hoa Đông. Lúc đó, Trung Quốc định đòi chủ quyền nhưng không chính thức, đối với biển Hoa Đông. Nước này thực hiện bước đi bằng cách phản đối chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku mà Nhật đang quản lý. Sự trùng hợp về thời gian cũng như thái độ rất ngạo mạn trong những bước đi của Trung Quốc cho thấy quá rõ việc họ tìm kiếm ở biển Hoa Đông cái mà họ cũng đang tìm kiếm ở Biển Đông.

Tờ “Đại Tây Dương” bình luận: Kế hoạch chiến lược thực sự của Trung Quốc là tạo ra một chiếc “ao nhà” rộng mênh mông, chạy từ Singapore đến Seoul và đẩy hải quân của các nước khác trong đó có cả Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Việt Nam ra khỏi vùng này. Chỉ có hải quân Trung Quốc, rất mạnh và rất hiện đại với đội tàu ngầm hạt nhân hoạt động ở khu vực này.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Toàn cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên
Bằng sự bành trướng của mình, Trung Quốc dự tính họ sẽ chiếm được khá nhiều lợi thế nếu thực hiện được chiến lược mà họ vừa tiến hành ở Đông Á.

Thứ nhất, Bắc Kinh có thể có được một kho dự trữ nguyên liệu vừa lớn vừa chưa được khai thác. Thứ hai, Bắc Kinh có thể giáng một đòn chí mạng về phương diện địa chính trị vào Mỹ bởi nếu các hạm đội của Mỹ bị đẩy ra khỏi các vùng biển này, họ sẽ không thể tiếp tục bảo hộ các đồng minh của mình đối với sự đe dọa của Bắc Kinh.

Thứ ba, bằng cách đó Bắc Kinh có thể làm suy yếu tất cả các nước láng giềng của mình về phương diện quân sự. Nhật Bản, địch thủ chính của Trung Quốc trong khu vực sẽ rất suy yếu còn Hải quân Việt Nam, “kẻ thường xuyên ngáng đường Trung Quốc” cũng sẽ hoàn toàn bị tê liệt. Thứ tư, bằng cách kiểm soát 2 vùng biển nói trên bằng hải quân của mình, Bắc Kinh có thể có được thứ vũ khí để đe dọa và răn đe đối với tất cả các nước láng giềng. Nhờ đó họ có thể buộc các láng giềng phải nhượng bộ về mọi vấn đề khác theo ý muốn của họ và cắt đứt sợi dây liên lạc giữa các nước này với Mỹ.

Thứ năm, khi Trung Quốc nắm toàn bộ các vùng biển trên, Đài Loan sẽ trở thành một ốc đảo và tự nhiên mất khả năng kiểm soát và tự động rơi vào tay Trung Quốc theo kiểu “bất chiến tự nhiên thành”. Thứ sáu, nếu Bắc Kinh thắng thế trong vấn đề này, đó có thể sẽ là chiến thắng của sự độc đoán và khẳng định chân lý “luật pháp nằm trong tay kẻ mạnh”.
Sự hung hăng của Trung Quốc và vận mệnh của châu Á - ảnh 3
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln và các tàu khu trục hộ tống của hải quân Mỹ.

Với 6 toan tính trên, nếu thành công, Trung Quốc hoàn toàn có thể một bước trở thành bá quyền thế giới theo như đúng mong ước của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quân cảng Cam Ranh và vấn đề an ninh trên Biển Đông
Nhưng có điều mưu đồ của Trung Quốc đã lộ và tất cả các nước láng giềng của họ cũng như chính bản thân Mỹ đã nhận thức được mối nguy này khá rõ ràng. Một cuộc đua nước rút nhằm tăng cường năng lực quốc phòng đang diễn ra dù không khoa trương nhưng lại rất náo nhiệt ở hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông và Đông Nam châu Á. Mỹ cũng đã chủ động gia tăng các thỏa thuận song phương với nhiều nước trong khu vực để tổ chức hỗ trợ các nước này trong trường hợp Trung Quốc tìm cách thực hiện những bước đi hung hăng mà họ vừa mới bắt đầu.

(Còn nữa)

Bài 2: CHÂU Á SẼ NGĂN CHẶN TRUNG QUỐC BẰNG CÁCH NÀO?

Lương Minh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !