Sống sót sau khi được cấy ghép 6 cơ quan nội tạng
Sống sót sau khi được cấy ghép 6 cơ quan nội tạng
![]() |
Alannah vui cười trượt tuyết với ông. |
Mọi người tin rằng, đây là ca cấy ghép thực quản đầu tiên và cũng là ca cấy ghép số lượng các cơ quan nội tạng nhiều nhất cùng một thời điểm ở bang New England, Mỹ.
Với đôi mắt sáng ngời, cô bé trượt tuyết quanh trang trại gia đình mình. Alannah Shevenell cho biết, cô bé rất vui khi cảm thấy khỏe mạnh và có thể đi trượt tuyết, đắp một người tuyết, ghi chép vào sổ lưu niệm, và pha chế nước uống thảo dược cho bà ngoại.
Trước đó, vào năm 2008 khi Alannah mới 5 tuổi, cô bé trải qua một trận sốt và sụt cân trong khi bụng thì lại to dần lên. Các bác sỹ đã phát hiện ra khối u và đã hai lần cố gắng loại bỏ. Nhưng mọi việc không hề đơn giản vì đó là một dạng hiếm gặp của bệnh ung thư mô liên kết.
Trong suốt quá trình phát triển trong bụng cô bé, khối u đã gây đau đớn và khó khăn khi ăn uống. Theo Tiến sỹ Heung Bea Kim, bác sỹ phẫu thuật tại bệnh viện nhi Boston, phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng để cứu mạng sống của cô bé, và Alannah đã mất một năm để chờ đợi có đủ các cơ quan thay thế.
Gia đình cho biết, chỉ có 50% cơ hội thành công, nhưng ngoài phẫu thuật ra, cô bé cũng không còn cơ hội nào khác.
Bác sĩ Kim cho biết, công đoạn khó khăn nhất là việc tách khối u và các cơ quan ra ngoài, việc này hết sức khó khăn và mất rất nhiều máu.
Các bác sỹ phẫu thuật có hay, “Đây có thể là một trong những ca loại bỏ khối u ớn nhất đã từng làm”.
Tiến sỹ Allan Kirk, chuyên gia phẫu thuật tại Đại học Emory ở Atlanta và tổng biên tập tạp chí American Journal of Transplantation cho biết, trong tàng thư chưa thấy có báo cáo nào về việc cấy ghép thực quản.
Sau khi phẫu thuật, Alannah đã phải nằm viện hơn ba tháng. Bà ngoại đến trông và ngủ lại hằng đêm trên chiếc ghế tựa cạnh giường của cô bé. Alannah còn phải chiến đấu với các bệnh nhiễm trùng và biến chứng hậu phẫu, trước khi được xác định là đã ổn để có thể xuất viện.
Cô bé về ngôi nhà thân yêu có 192 năm lịch sử bên cạnh đường quốc lộ tại thị trấn Hollis, nơi cô bé sống với bà và ông nội Jamie Skolas, nằm cách Portland 20 dặm về phía Tây.
Nhưng về nhà không có nghĩa là đã hoàn toàn yên tâm. Hàng ngày, Alannah vẫn phải uống thêm chín loại thuốc, có khi còn gấp hai, ba thậm chí là gấp bốn lần như vậy. Ông bà của cô bé có thể đo được chính xác những gì đã đi vào và đi ra khỏi co thể của Alannah, và kiểm tra đường máu của cô.
Cô bé có một túi chứa chất thải và một ống tiếp thức ăn gắn trên người. Vết sẹo từ ca phẫu thuật trông giống như một con đường ngoằn nghoèo trên bụng cô bé. Việc học hành phải do một gia sư đến nhà dạy 20 giờ một tuần.
Hệ thống miễn dịch của Alannah còn quá yếu, đến mức cô bé không thể đến những chốn đông người, chẳng hạn như nhà thờ, trường học hoặc khu mua sắm. Alannah cũng không thể ăn rau sống hoặc trái cây, trừ phi chúng có vỏ thật dầy để ngăn các vi trùng, và cũng không bao giờ được bơi ở bể bơi do lo ngại về vi trùng vi khuẩn. Ông bà Skolas còn lắp đặt nhiều đèn tia cực tím trong ống sưởi của họ để diệt nấm mốc, vi khuẩn.
Cô bé nói chuyện suốt ngày và thích trêu đùa với ông bà.
Ông bà Skolas đã chăm sóc Alannah từ vài năm trước đây, họ cũng không nói gì về nơi ở của cha mẹ cô bé, họ đã hy sinh quá nhiều cho Alannah và đã phải bỏ công việc làm đồ gia dụng thủ công để dành hết thời gian chăm sóc cho cô bé cùng toàn bộ số tiền hưu dành dụm được.
Bạn bè thông cảm với tình cảnh của gia đình cô bé đã tổ chức một buổi quyên góp để bù đắp các chi phí.
Gia đình Alannahcũng vô cùng biết ơn những người đã hiến tặng các cơ quan để Alannah có thêm cơ hội sống sót, và gia đình đã không phải chịu nỗi đau do mất đi một người cháu yêu quý.
“Đó là một quyết định dũng cảm”, Debi Skolas nói, “Tôi vẫn rơi nước mắt khi nghĩ đến việc này”.
Hòa Phong
(Tổng hợp)