Sốc: Su-57 lắp ráp trên dây chuyền Su-30, thua xa FC-31 của Trung Quốc?
Theo công bố của truyền thông Nga, dây chuyền lắp ráp Su-57 đã vận hành một cách trơn tru, máy bay đầu tiên đang trong quá trình hoàn thiện sơn ngụy trang, các kết cấu, linh kiện cơ bản đã hoàn thành lắp đặt và đang tiến hành lắp đặt thiết bị trên máy bay. Radar mảng pha đã được lắp ráp và đặt trong một vòm radar lớn, các vị trí lắp ráp ăng ten bên hông máy bay vẫn để trống và đang chờ hoàn thiện.
Buồng lái phía sau mũi máy bay cũng đã được sơn màu xanh xám, toàn bộ máy bay được treo bằng một giá cố định để nâng phần bụng máy bay, thuận tiện cho các công nhân kỹ thuật lắp đặt hệ thống cáp của trang thiết bị phần thân máy bay. Tuy nhiên, theo quan sát của giới chuyên gia kỹ thuật Trung Quốc, về mặt kỹ thuật của dây truyền sản xuất, Su-57 vẫn sử dụng quy trình lắp ráp truyền thống như máy bay Su-30 chứ không phải dây chuyền sản xuất “rung” mới nhất.
Phiên bản máy bay Su-57 đầu tiên gần như đã hoàn thành, và có một số chiếc Su-57 khác vẫn đang trong quá trình lắp ráp ở xưởng. Theo quy trình lắp đặt máy bay chiến đấu có thể nhận thấy, máy bay vừa hoàn thành việc lắp ráp khung và đang lắp ráp các bộ phận kết cấu lớn như thân máy bay phía trước và phía sau, khoang cánh và động cơ, sau đó bắt đầu lắp đặt các thiết bị phức tạp và nhiều thiết bị trên không.
Khung phía trước vẫn đang được lắp đặt và có thể nhìn thấy khung của radar trên không. Khung gia cố được bố trí các lỗ giảm trọng lượng. Phía trước buồng lái là radar, bên dưới là cabin thiết bị điện tử hàng không, một số lượng lớn đường ống cáp sẽ được lắp đặt phía sau, bao gồm hệ thống cung cấp năng lượng, kiểm soát không khí và truyền dữ liệu
Góc độ này cho thấy rõ cấu trúc của buồng radar. Nga hiện được cho là đã vượt qua công nghệ radar mảng pha hoạt động trên không, tuy nhiên do giới hạn bởi công nghệ phần mềm, phần cứng và các linh kiện điện tử mới, nên radar này vẫn tương tự các radar của Mỹ.
Cánh và thân của Su-57 vẫn được chế tạo một cách truyền thống đó là chế tạo từng bộ phận sau đó gắn với nhau bằng ba bản lề cố định mà không phải là công nghệ cánh thân hỗn hợp hiện đại. Trong khi đó, F-35 của Mỹ và FC-31 của Trung Quốc sử dụng công nghệ sản xuất tích hợp thân cánh mới nhất, làm cho máy bay nhẹ hơn và linh hoạt hơn.
Su-57 được sơn một lớp sơn chống rỉ màu vàng sau đó phủ một lớp sơn bảo vệ màu xám, nhưng đây không phải là sơn tàng hình, tiếp theo sẽ trực tiếp phun thêm lớp sơn nữa và tiến hành ngụy trang. Một số lượng lớn đinh tán được để lại trên khung thân máy bay phía trước, cho thấy quy trình sản xuất của Su-57 vẫn còn tương đối lạc hậu và rất ít áp dụng kỹ thuật thân đúc mới nhất hiện nay.
Đáng chú ý nhất là trong nhà máy lắp ráp Su-57, ở phía xa đều là phần đuôi thẳng đứng và thân của máy bay Su-30SM. Điều này cho thấy, việc sản xuất hàng loạt Su-57 của Nga không có dây chuyền sản xuất riêng biệt, mà được sản xuất song song với máy bay chiến đấu Su-30 hiện có.
Điều này thể hiện: (1) Công nghệ trang bị và kỹ thuật ứng dụng của Su-57 vẫn là kỹ thuật từ thời đại Su-30; (2) Trong tương lai, việc chế tạo Su-57 có thể sẽ chỉ ở quy mô nhỏ mà không phải là chế tạo hàng loạt và số lượng thiết bị cũng sẽ bị hạn chế.