Síp: Bán vàng dự trữ để cứu nền kinh tế

Chi phí giải cứu cho Cộng hòa Síp đã lên đến 23 tỷ euro (30 tỷ USD) và quốc gia suy thoái này đang xem xét đến trường hợp phải bán vàng dự trữ để giải cứu nền kinh tế.

Hôm thứ Năm (12/4), một dự thảo đã được công bố bởi các chủ nợ quốc tế của Síp đã đẩy nền kinh tế bấp bênh của nước này vào nguy cơ sụp đổ và tiếp tục đe dọa đến tiền gửi ngân hàng. “Đó là một thực tế, biên bản hồi tháng 11 nói về con số 17,5 tỷ euro nhu cầu tài chính, và giờ con số đó đã biến thành 23 tỷ euro”, Phát ngôn viên chính phủ Síp Christos Styliannides nói. 

Síp: Bán vàng dự trữ để cứu nền kinh tế - ảnh 1
Hồi tháng Ba, Chính phủ Cộng hòa Síp đã phải cho đóng cửa toàn bộ hệ thống ngân hàng để tránh việc người dân rút tiền ồ ạt và sự sụp đổ của nền kinh tế

Síp sẽ phải kiếm được nhiều hơn 7 tỷ euro so với con số 6 tỷ euro đã đưa ra bàn thảo trong thỏa thuận sơ bộ đạt được hôm 25/3 để đảm bảo cho sự đóng góp 10 tỷ euro của Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ Quốc tế để cứu nền kinh tế.

Nước này đã phải tính đến việc bán vàng dự trữ như là một trong những lựa chọn trả nợ của mình nhằm có được gói cứu trợ quốc tế, nhưng đó là trách nhiệm cuối cùng mà ngân hàng trung ương sẽ thực hiện.

Síp đã giảm một phần sự kiểm soát vốn áp đặt hồi tháng trước nhằm ngăn chặn các ngân hàng bị đẩy ra khỏi nỗ lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Đảo quốc cho phép các giao dịch ngân hàng lên đến 300.000 euro ở trong nước, nâng ngưỡng thanh toán cho các công ty ở nước ngoài và tăng số tiền du khách được phép mang ra nước ngoài.

Theo các điều khoản sơ bộ về gói cứu trợ của EU-IMF đã đồng ý vào tháng trước, Síp sẽ phải thu nhỏ đáng kể quy mô khu vực ngân hàng vốn khá cồng kềnh trước đây, tăng thuế, giảm bớt lao động ở khu vực nhà nước và tư nhân hóa một số doanh nghiệp.

Bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu sẽ thảo luận về đánh giá mới của nhu cầu tài chính Síp ở Dublin từ thứ Sáu trong một nỗ lực để đạt được thỏa thuận cuối cùng.

Một nguồn tin thân cận với các cuộc đàm phán cho biết, nhu cầu tài chính của Síp đã tăng lên. "Trong khi việc tái cơ cấu khu vực tài chính hiện tại phần lớn được tài trợ thông qua các phương tiện tư nhân, các nhu cầu tài chính dự kiến ​​của nhà nước đã tăng lên là kết quả của cuộc suy thoái sâu hơn dự kiến", nguồn tin cho biết.

Dự toán của EU và Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB cho rằng "Cộng hòa Síp cần số tiền khoảng 23 tỷ euro cho chương trình phát triển trong ba năm", kế thúc vào quý đầu tiên của năm 2016. Khoản tiền này giải quyết nhu cầu tái cấp vốn cho ngành ngân hàng, mua lại nợ trung và dài hạn, bao gồm các khoản vay và nhu cầu tài chính.

Bên lề cuộc họp Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Liên minh châu Âu tại Dublin vào thứ Sáu, sẽ có các cuộc thảo luận đàm phán về cuộc khủng hoảng tài chính ở Slovenia. Uros Cufer, Bộ trưởng Tài chính Slovenia, sẽ gặp các quan chức từ EU, ECB và các quỹ cứu trợ ESM để thảo luận về tình hình ở các quốc gia khu vực đồng euro đang gặp khó khăn.

Ủy ban châu Âu đã cảnh báo hôm thứ Tư rằng Tây Ban Nha và Slovenia hiện đặt ra những rủi ro kinh tế lớn nhất trong khu vực châu Âu và phải nhanh chóng giải quyết sự mất cân bằng quá mức. Tuy nhiên, một nguồn tin nói với các hãng thông tấn: "Slovenia không có kế hoạch để yêu cầu trợ giúp". Cố vấn kỹ thuật cho biết Cufer rằng sẽ cung cấp cho các quan chức EC, ECB và ESM kế hoạch của chính phủ ông để vực dậy hệ thống ngân hàng của quốc gia và ổn định tài chính công.

Minh Anh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !