Sinh viên chế tạo thiết bị sát khuẩn tự động

 Khi rửa chỉ cần xòe 2 bàn tay đưa vào buồng sát khuẩn máy sẽ sử dụng 4 vòi phun tự động phun dung dịch sát khuẩn lên bề mặt da tay và tự động ngắt khi đã phun đủ thời lượng tối ưu...

{keywords}
Máy sát khuẩn tay tự động 

Nhóm các nhà nghiên cứu trẻ và sinh viên tại Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Mico - Nano (VMINA LAB) thuộc Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET), mới trình làng bộ đôi sản phẩm: Máy sát khuẩn tay và máy khử khuẩn phòng kín tự động.

Nghiên cứu sinh Hồ Anh Tâm cho biết, điểm đặc biệt của cả 2 thiết bị này đã được thí nghiệm kiểm tra khả năng sát khuẩn và tối ưu hóa vận hành, công năng. Theo đó, các thí nghiệm kiểm tra khả năng diệt khuẩn của thiết bị được thực hiện bởi TS. Hà Thị Quyến (VNU-UET), chuyên ngành Vi sinh vật học phối hợp thực hiện với các nghiên cứu viên tại Trung tâm giống và bảo tồn nguồn gen vi sinh vật thuộc Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam (VAST) thực hiện.

Chia sẻ về bộ đôi sản phẩm, nghiên cứu sinh Hồ Anh Tâm cũng cho biết thêm, dung dịch khử khuẩn cũng được nhóm nghiên cứu tự pha chế theo tiêu chuẩn của WHO.

Máy sát khuẩn tay tự động

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Cô-rô-na (Covid-19) khởi phát tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Bệnh nhân đầu tiên được phát hiện vào ngày 8/12/2019, sau đó diễn biến rất phức tạp do tốc độ lây lan của dịch bệnh tăng theo cấp số mũ. Đến ngày 31/12/2019, Trung Quốc chính thức thông báo với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về bùng phát dịch.

Ngày 11/3/2020, WHO chính thức công bố dịch Covid-19 do vi-rút Cô-rô-na chủng mới (SARS-CoV-2) là đại dịch toàn cầu. Tính đến ngày 30/3/2020, ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thố đã có hơn 735.000 ca nhiễm, hơn 34.000 người tử vong. Mỹ hiện trở thành vùng dịch lớn nhất thế giới với tổng số hơn 140.000 trường hợp mắc Covid-19 và hơn 2.000 trường hợp tử vong, trong đó, thành phố New York có số ca tử vong nhiều nhất nước Mỹ với hơn 700 ca chiếm khoảng 1/3 nước Mỹ.

Ở Việt Nam, ngay từ khi phát hiện những ca bệnh đầu tiên, với sự chỉ đạo tích cực của Đảng và Chính phủ, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc triển khai phòng, chống dịch. Trong đó, một trong những biện pháp được các cơ quan chức năng đưa ra trong công tác phòng dịch là: sát khuẩn tay thường xuyên.

Điều này đã được các cơ quan, doanh nghiệp đã nghiêm túc thực hiện bằng cách trang bị các lọ dung dịch rửa tay sát khuẩn. Tuy nhiên, việc tất cả mọi người đều phải tiếp xúc lên lọ dung dịch lại tạo ra một nguồn lây nhiễm tiềm năng.

Hơn nữa, việc không có một định lượng chính xác dung dịch cần để diệt khuẩn cho mỗi lần rửa tay khiến cho người dùng hoặc không phun đủ lượng dung dịch cần thiết, hoặc phun quá nhiều gây lãng phí dung dịch. Ngoài ra nhiều đơn vị phải bố trí người túc trực thường xuyên để nhắc nhở việc rửa tay gây lãng phí nhân lực và tăng nguy cơ lây nhiễm.

Bắt nguồn từ thực tế này, nhóm các nhà nghiên cứu trẻ và sinh viên tại Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Mico-Nano (VMINA LAB) thuộc Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã nghiên cứu, chế tạo. Ngay khi ra mắt, sản phẩm đã được nhiều cơ sở đón nhận.

Nói về điểm nổi bật của máy sát khuẩn tay tự động do Vmina Lab chế tạo, nghiên cứu sinh Hồ Anh Tâm cho biết, máy tích hợp nhiều tính năng thân thiện với người sử dụng như khi có người đi tới, máy tự động phát ra lời nhắc mọi người rửa tay.

Khi rửa chỉ cần xòe 2 bàn tay ra đưa vào buồng sát khuẩn máy sẽ sử dụng 4 vòi phun tự động phun dung dịch sát khuẩn lên bề mặt da tay và tự động ngắt khi đã phun đủ thời lượng tối ưu theo kết quả thí nghiệm khả năng sát khuẩn.

{keywords}
Sinh viên chế tạo thiết bị sát khuẩn tự động

 

{keywords}
Kết quả thử nghiệm thiết bị với vi khuẩn - 3 đĩa ở hàng trên tương ứng là không phun dung dịch, và 3 đĩa hàng dưới là các đĩa có phun dung dịch nên vi khuẩn không phát triển được. Hình trên thực hiện với máy rửa tay, với mức phun 0.7ml. Hình dưới thực hiện với máy khử khuẩn buồng kín, thời gian phun 15 phút

Điều này đảm bảo vừa tiết kiệm dung dịch mà vẫn đảm bảo chắc chắn khả năng sát khuẩn (là tính năng chính của máy).

Điểm đặc biệt nữa, thiết bị được tích hợp trên 1 chân đế chắc chắn, di chuyển được và rất phù hợp đặt tại sảnh các công sở, cơ quan, khách sạn,… nơi có nhiều người qua lại cần sát khuẩn tay thường xuyên, tránh tình trạng mọi người dùng tay ấn trực tiếp vào các chai sát khuẩn để lấy dung dịch/gel sát khuẩn ra tay.

Thiết bị cũng được thiết kế buồng đựng dung dịch tương đối lớn để đảm bảo máy có thể hoạt động liên tục trong nhiều ngày mới phải tiếp thêm dung dịch sát khuẩn. Máy cũng phát cảnh báo khi dung dịch cạn để người dùng cho thêm dung dịch.

Máy sát khuẩn buồng kín

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các không gian kín tụ tập đông người là điều kiện lý tưởng để virus có thể lây lan thông qua các giọt bắn rất nhỏ mà mắt người không thể nhìn thấy được.

Có thời điểm, để phòng chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế khuyến cáo người dân, chính quyền các địa phương, các cơ quan, tổ chức hạn chế tụ tập đông người, tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người (cùng một chỗ). Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo. Cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện..

Các nhà khoa học cũng cho rằng, việc sát khuẩn thường xuyên đối với buồng kín có ý nghĩa rất lớn trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus vi khuẩn. Tuy nhiên việc phun khử khuẩn bằng dung dịch cloramin B lại có nhiều điểm hạn chế như gây mùi khó chịu, hay tạo ra độ ẩm lớn, tính oxy hoá và ăn mòn cao làm hỏng hóc các thiết bị trong phòng. Việc sát khuẩn thủ công bằng các dung dịch tẩy rửa khác lại gây ra các tác động không tốt lên sức khỏe người thực hiện.

Máy sát khuẩn buồng kín do Vmina Lab chế tạo nhằm hạn chế tất cả các tác động nói trên. Theo đó, dung dịch cồn dưới tác dụng của sóng siêu âm sẽ tạo thành khí dung với các hạt có kích thước chỉ cỡ micro-mét, dễ dàng phân tán trong không gian và diệt khuẩn hiệu quả.

Cồn có tác dụng khử khuẩn mà không gây hại lên các thiết bị máy móc trong phòng. Máy có tích hợp bộ đếm thời gian cho phép người dùng có thể phun theo thời gian đặt trước phù hợp với kích thước của phòng mà không cần phải trực tiếp tham gia vào quá trình khử khuẩn, do đó không gây hại tới sức khỏe. Theo đánh giá của TS. Hà Thị Quyến, cả 2 thiết bị nói trên đã được nghiên cứu tối ưu thông số và quy trình vận hành.

 N. Huyền  

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !