Nhiều chị em sau khi sinh mổ được các bác sĩ gây tê thường đau lưng, nhức mỏi. Có những người đau lưng hàng mấy năm trời vì tác hại của gây tê tủy sống.
Tùy vào từng người để chọn sinh thường hay sinh mổ.
Còng lưng sau đẻ
Chị Bùi Thị My trú tại Kim Hoa, Đống Đa, Hà Nội tâm sự, chị sinh con bằng phương pháp sinh thường nhưng sợ đau nên chị chọn gây tê tủy sống để đẻ không đau. Sau khi sinh con xong, chị My bị đau lưng. Chị đau từ ngày sinh con đến giờ đã 3 năm nhưng hàng ngày mỗi khi cúi xuống tắm cho con hay làm gì nặng là chị lại đau mỏi lưng không nhấc nổi.
Chị đã đi khám tại Bệnh viện Việt Đức, khi chiếu chụp bác sĩ cho biết chị không bị làm sao, đó là do tác dụng phụ của gây tê khi bác sĩ gây tê tủy sống. Một thời gian triệu chứng sẽ hết. Tuy nhiên, chị My cho biết gần 3 năm rồi mà vẫn chưa khỏi. Mỗi ngày chị cố gắng uống thêm can xi và các khoáng chất khác hi vọng sẽ khắc phục được chứng bệnh đau lưng này.
Nói đến lần sinh sau, chị My thấy lo lắng vì không biết nên chọn sinh mổ hay sinh tự nhiên. Nếu sinh như lần đầu, lưng chị sẽ không chịu nổi. “Nhiều lần đau lưng quá, tôi hay cáu gắt và mệt mỏi mỗi lần đi làm về. May mà có mẹ giúp trông con chứ không chắc chồng con khổ vì tôi cằn nhằn. Đau lưng mãi không khỏi nên người ta thêm khó tính hơn” – chị My nói.
Cùng nỗi khổ với chị My, nhiều chị em chia sẻ sau khi sinh họ bị đau lưng, nhất là khi ngồi bế con. Chị Nguyễn Thị Hường – Hoàng Văn Thái, Hà Nội cho biết chị sinh con sau một tháng nhưng đến nay vẫn đau điếng lưng. Lần sinh đầu chị sinh thường, đến lần thứ 2 bị cạn ối nên phải mổ cấp cứu. Từ khi về nhà, chị đau lưng không ngồi được thường phải nằm. Đã hơn 1 tháng, lưng vẫn đau quặn.
Chị Hường thêm stress vì đau lưng, con quấy khóc phải ngồi bế suốt. Đau quá, chị kể, nhiều lần chán nản chẳng thiết tha gì con cái. Mỗi lần cúi xuống mặc quần áo cho con, chị phải khom khom lưng một lúc lâu mới từ từ đứng thẳng lên được.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Dũng – Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết anh gặp khá nhiều chị em bị trầm cảm sau sinh, trong đó có nhiều chị em than thở họ bị đau lưng sau khi đẻ, cộng với con quấy khóc khiến họ mệt mỏi, stress, lâu dần sinh ra trầm cảm. Bác sĩ Dũng cho biết trầm cảm như thế ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe tinh thần của người mẹ và con.
Nên gây mê hay gây tê khi sinh mổ?
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn – chuyên khoa gây mê hồi sức và đau mãn tính, giảng viên trường đại học Y dược TP.HCM cho biết, việc gây tê khi sinh khiến chị em phụ nữ bị đau lưng là do tác dụng của việc chọc kim vào tủy gây tê. Thuốc gây tê không có phản ứng gây đau lưng. Bác sĩ Tuấn cho biết hiện nay ở Việt Nam các bác sĩ còn chưa chú ý gì về phản ứng đau lưng khi sinh mổ của người bệnh.
Tuy nhiên, ở nước ngoài họ đã thống kê việc gây tê sinh mổ và cho rằng có đến 6% những phụ nữ sau sinh, gây tê sẽ đau lưng không thể hồi phục. Còn lại thông thường đau lưng sau khi gây tê để sinh con sẽ tự khỏi trong một thời gian ngắn. Có người khỏi sau 1 tháng nhưng cũng có những người mất vài tháng, hiện tượng đau lưng sẽ tự dứt.
Hiện nay, các bác sĩ chưa chú ý đến việc phản ứng đau lưng khi gây tê cho sản phụ vì bản thân người phụ nữ khi mang bầu họ đã bị đau lưng nên sau sinh cần quan tâm hơn biến chứng gây tê khiến đau lưng ở họ.
Bác sĩ Tuấn cho biết việc gây tê khi mổ sinh được cả thế giới ưa chuộng hơn. Gây tê và gây mê mỗi loại đều có tác hại khác nhau nên tùy từng bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra cụ thể chọn gây tê, hay gây mê. Ở nước ngoài, các bác sĩ thường làm theo yêu cầu của người bệnh. Nhưng hiện tại ở Việt Nam mọi người vẫn chưa dám đề xuất với bác sĩ mà chủ yếu do bác sĩ chỉ định.
Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.
Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.
Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.
Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.
Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.
Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.
Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.
Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.