Siêu máy bay không người lái X-47B mở ra hình thức chiến tranh mới?

Hải quân Mỹ có tham vọng thay thế dần các máy bay tiêm kích đa nhiệm F/A-18C bằng các máy bay không người lái đa dụng. Một trong những mẫu UAV tiềm năng là X-47B của tập đoàn Northrop Grumman.

Hoạt động phát triển máy bay không người lái (UAV) trên tàu sân bay được Hải quân Mỹ thực hiện từ giữa năm 2000. Khởi điểm ban đầu UAV được giao cho hai tập đoàn. Boeing năm 2002 đã giới thiệu mẫu X-45, và Northrop Grumman thiết kế mẫu X-47A Pegasus. Kết quả là Bộ Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân Mỹ ký hợp đồng với Northrop Grumman phát triển công nghệ chế tạo nguyên mẫu X-47B UCAS-D (Unmanned Combat Air System-Demonstrator).

UAV X-47B có hai cánh gấp, phía trong có hai khoang vũ khí có khối lượng đến 2 tấn vũ khí. UAV có khả năng bay với tốc độ cực đại là 1035 km/h trên cự ly bay đến 4000 km. Hiện nay UAV chỉ mới được lắp đặt hệ thống điều khiển và trao đổi thông tin, các trang thiết bị cần thiết để có thể cất hạ cánh và cơ động trên tàu sân bay. Cho đến thời điểm hiện nay hải quân Mỹ đã chi cho dự án X-47B 1,4 tỷ đô la.

Siêu máy bay không người lái X-47B mở ra hình thức chiến tranh mới? - ảnh 1

Chuyến bay đầu tiên của UAV ngày 04/02/2011. Sau đó bắt đầu tiến trình cho các thử nghiệm trên tàu sân bay. Tháng 11/2012, tập đoàn Northrop Grumman cùng các chuyên gia Hải quân của Mỹ thử nghiệm hệ thống điều khiển UAV CDU (Control Display Unit). Hệ thống hoàn toàn kiểm soát lực kéo của động cơ và cần lái điều khiển X-47B khi cơ động trên boong tàu. UAV được đưa lên tàu sân bay "Harry Truman" để thử nghiệm, các thử nghiệm và hoàn thiện hệ thống kết thúc vào tháng 12/2012. Cũng vào tháng 11/2012 drone X-47B cất cánh nhờ máy phóng trên tàu sân bay.

Mùa thu 2013. UAV X-47B được đưa lên tàu sân bay "George Bush". Ngày 14/05/2013, UAV cất cánh từ tàu sân bay bằng máy phóng trên vùng nước Virginias. Theo Giám đốc chương trình UCAS của Hải quân Mỹ Carla Johnson, sự kiện này có thể được coi là sự kiện lịch sử thứ hai của Hải quân Mỹ tính từ thời điểm chiếc máy bay đầu tiên cất cánh từ tàu sân bay năm 1915. Drone X-47B bay khoảng 65 phút, thực hiện các lần bay thấp trên mặt boong và thử nghiệm hạ cánh.

Thử nghiệm hạ cánh UAV tại sân bay căn cứ không quân "Patuxent River" ở Maryland cự ly 278 km từ điểm cất cánh. Drone khi bay đến sân bay đã thực hiện một số thử nghiệm. Các kỹ sư đã khẳng định X-47B có thể thực hiện các kỹ năng cơ động bay trong không gian kiểm soát quanh tàu sân bay.Thử nghiệm chuyển giao quyền kiểm soát UAV từ trắc thủ điều khiển trên tàu sân bay sang trắc thủ điều khiển tại căn cứ không quân. Kiểm tra khả năng hoạt động tương tác giữa các thiết bị trên máy bay và trên tàu sân bay.

Chuyến hạ cánh đầu tiên của X-47B trên boong tầu sân bay “George Bush” được thực hiện vào 10/07/2013, theo chương trình X-47B cần phải cất cánh và hạ cánh 3 lần trên boong tàu. Nhưng UAV chỉ thực hiện được 3 lần bay lên và 2 lần hạ cánh. Lần cuối cùng hệ thống dẫn đường báo lỗi và drone chủ động chuyển sang sân bay dự bị trên đảo Wallops và hạ cánh an toàn.

Tiếp sau Hải quân Mỹ và tập đoàn Northrop Grumman tiếp tục tiến hành thử nghiệm X-47B UCAS-D hạ cánh trên tàu sân bay “George Bush”. Drone cất cánh từ căn cứ "Patuxent River" và lại phát hiện lỗi hệ thống, máy bay quay trở lại căn cứ "Patuxent River" . Các nhà quân sự cho rằng cần phải tiến hành thêm nhằm xác định đầy đủ các khả năng kỹ chiến thuật của UAV.

Trong tiến trình phát triển dự án  X-47B, Hải quân Mỹ đã hình thành được những yêu cầu kỹ chiến thuật dành cho UAV trên tàu sân bay mà theo kế hoạch sẽ sẵn sàng vào năm 2019–2021. Theo yêu cầu của Hải quân, UAV phải có khả năng hoạt động trong không trung từ 11 – 14 giờ với đầy đủ vũ khí trang bị, các bộ khí tài trinh sát quang điện tử, radar hoặc nhiên liệu để có thể nạp cho các phương tiện bay khác trên không. Drone phải được ứng dụng các công nghệ tàng hình tiên tiến.

Siêu máy bay không người lái X-47B mở ra hình thức chiến tranh mới? - ảnh 2

X-47B UCAS-D trên tàu sân bay

Các UAV tương lai có kể hoạch sử dụng làm phương tiện trinh sát, do thám và quan sát cũng như sử dụng vũ khí chính xác cho các đòn tấn công mặt đất. Tính năng kỹ chiến thuật của drone phải được mở rộng bằng giải pháp module hóa các thiết kế. Trong điều kiện cần thiết các UAV có thể mang theo thiết bị tác chiến điện tử, hệ thống chuyển tải thông tin và các bộ khí tài trinh sát. Tháng 4.2013 hải quân tuyên bố UAV phải tương thích với các kỹ thuật phóng, hạ cánh, điều khiển và trao đổi thông tin. Tập đoàn thắng thấu UAV sẽ được công bố trước năm 2016.

Trong cuộc chạy đua này, phần thắng dường như đã dành cho X-47B do đã chứng minh được nhiều khả năng thực tế. X-47B được lắp động cơ phản lực Pratt & Whitney F100-220U có lực đẩy 79,1 KN. Thiết kế theo kiểu “cánh bay” với sải cánh 18,93m, chiều dài – 11,63 m, chiều cao – 3,1. Máy bay F/A-18E/F Super Hornet có sải cánh 13,62, dài 18,31 và cao  4,88 m.

Thực tế chương trình thử nghiệm  X-47B đã đến giai đoạn kết thúc. Năm 2014 hải quân Mỹ sẽ tiến hành phân tích kết quả đạt được của chương trình UCAS-D và trên cơ sở đó đưa ra những yêu cầu thực tế đối với các UAV Hải quân. Từ 2007 Tập đoàn Northrop Grumman đã chế tạo 2 phiên bản X-47B, sau khi thử nghiệm thành công, các phiên bản mẫu thử nghiệm được đưa vào bảo tàng Không quân Mỹ. Năm 2014, Bộ Tổng tư lệnh hải quân Mỹ sẽ ký hợp đồng phát triển các UAV trên tàu sân bay với 1 trong 4 tập đoàn tham gia thầu bao gồm: Northrop Grumman với nguyên mẫu X-47B, Boeing – Phantom Ray, Lockheed Martin – Sea Ghost và General Atomics – Sea Avenger (phiên bản nâng cấp của Predator: M/RQ-1 Predator, MQ-9 Reaper и MQ-1C Grey Eagle). Hiện chỉ có X-47B và Phantom Ray tham gia thử nghiệm.

Siêu máy bay không người lái X-47B mở ra hình thức chiến tranh mới? - ảnh 3

Kế hoạch ký hợp đồng phát triển UAV trên tàu sân bay trong khuôn khổ chương trình UCLASS vào quý tư năm 2014 (quý một năm tài chính  2015 bắt đầu từ 01/10/2014). Các UAV hải quân sẽ sẵn sàng vào 2019–2021. Thời điểm tiếp nhận vào lực lượng hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian phát triển công nghệ và hoàn thành thử nghiệm.

Trong khoảng 30 năm Lầu Năm góc dự kiến sẽ tăng cường số UAV chiến đấu lên gấp 4 lần, khoảng 26 nghìn chiếc. Ngoài việc sản xuất các drones, còn có kế hoạch phi phi công hóa các máy bay chiến đấu thông thường (Ví dụ như máy bay cường kích A-10 Thunderbolt II), đồng thời phát triển các tùy chọn máy bay chiến đấu. Cứ mỗi năm lại tăng thêm số lượng các công nghệ mới, cho phép giải quyết các vấn đề mà con người không thể thực hiện. Trong tương lai các máy bay UAV Hải quân sẽ tác chiến cùng với các tàu sân bay không người lái.

Những ý đồ nghiêm túc phát triển hệ thống UAV cũng như các phương tiện chiến đấu robots trên mặt đất đã gây lên những lo ngại cho các tổ chức nhân quyền. Tổ chức Human Rights Watch với sự ủng hộ của trường đại học Havard đã đưa ra một bản báo cáo dài 50 trang về sự nguy hiểm của vũ khí robots. Các tác giả cho rằng các robots quân sự không thể phân biệt được người dân với quân nhân, do đó nguyên tắc quốc tế về tiến hành các hành động quân sự sẽ bị phá vỡ nghiêm trọng.

 Robots quân sự thực ra chỉ là các cỗ máy trí tuệ cơ khí, tiếp nhận không gian xung quanh và hoạt động theo chương trình, hành động độc lập không có sự can thiệp của con người. Cấp độ độc lập của các robots quân sự (drones) phụ thuộc vào nguyên mẫu thiết kế. Các nhóm robots chiến đấu có thể chia ra làm 3 nhóm chủ yếu: con người trong hệ thống điều khiển (human in the loop), con người trên hệ thống điều khiển (human on the loop) và con người ngoài hệ thống điều khiển (human out of the loop).

Nhóm thứ nhất được hiểu: Drone có thể độc lập phát hiện và lựa chọn mục tiêu, nhưng việc quyết định tiêu diệt mục tiêu do trắc thủ điều khiển. Nhóm thứ hai là: Hệ thống UAV có khả năng phát hiện, lựa chọn mục tiêu, ra quyết định tiêu diệt, nhưng trắc thủ ở vị trí quan sát có thể can thiệp vào bất cứ lúc nào. Nhóm thứ ba theo HRW là tất cả các robots có khả năng phát hiện, lựa chọn mục tiêu và tiêu diệt mà không có sự tham dự của con người.

Báo cáo mang tên Losing Humanity: The Case Against Killer Robots ( Mất nhân tính: những kết luận chống robots sát thủ) đã khẳng định, robots hoàn toàn không có sự đồng cảm và tất nhiên không chịu trách nhiệm về những thiệt hại về người, mặc dù sử dụng robots sẽ bớt đi được nhiều tổn thất về binh sĩ, nhưng sử dụng robots đồng nghĩa với chịu tránh nhiệm tinh thần do mất kiểm soát các xung đột quân sự.

Theo các chuyên gia nhận định, các robots hoàn toàn độc lập có thể xuất hiện trong vòng từ 20 – 30 năm tới, các nước có công nghệ chế tạo các robots này có thể là Mỹ, Nga, Israel, Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh. Lúc đó sẽ là sự đối đầu giữa các cỗ máy sát thủ và con người thật sự. X-47B chỉ là cánh én đầu tiên báo hiệu sự khởi đầu của chiến tranh robots – con người.

Trịnh Thái Bằng

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !