'Siêu' dự án Vành đai 4 đi qua 3 tỉnh, thành phố: Hơn 16 nghìn hộ dân bị ảnh hưởng

Với chiều dài 98km và chiều rộng mặt cắt ngang trung bình là 120m, dự án đường Vành đai 4 đi qua 3 tỉnh là Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên cần có quỹ đất thi công rất lớn, dự tính có hơn 16 nghìn hộ dân bị ảnh hưởng.

Sau khi 5 nhà đầu tư đề xuất được thực hiện dự án Vành đai 4 với kinh phí 94.000 tỷ đồng, UBND thành phố Hà Nội vừa yêu cầu các sở ngành có liên quan triển khai các bước tiếp theo, trong đó có thống nhất phương án giải phóng mặt bằng (GPMB), thời gian thực hiện dự án.

{keywords}
Đường cao tốc Vành đai 4 được thiết kế cầu cạn tương tự như đường trên cao nội đô Hà Nội. (Ảnh: T.Đảng)

GPMB một lần để tránh “sốt” đất

Theo số liệu được tư vấn thiết kế tính toán, diện tích khảo sát là trên 1.400 ha, trong đó thành phố Hà Nội là 904 ha, tỉnh Bắc Ninh là 285 ha, tỉnh Hưng Yên là 277 ha.

Đại diện các Sở TN&MT Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên cho biết, quỹ đất cần giải phóng thuộc khu dân cư khoảng 44 ha, đất trồng lúa 918 ha, đất nông nghiệp khác khoảng 334 ha; các loại đất hỗn hợp khoảng 170 ha.

Từ thực tế triển khai đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố đại diện liên ngành Hà Nội gồm Sở TN&MT - KH&ĐT - Sở GTVT đề xuất tham mưu cho UBND thành phố nên GPMB dự án Vành đai 4 theo phương án “một lần”.

“Phương án này có ưu điểm thuận lợi trong quản lý quỹ đất, phục vụ tốt công tác thi công mở rộng trong giai đoạn hoàn chỉnh tuyến đường theo quy hoạch”, đại diện liên ngành Hà Nội đánh giá.

Đề cập đến việc khảo sát số lượng hộ dân bị ảnh hưởng, phải tái định cư, đại diện liên ngành cho biết, có tổng cộng hơn 16.600 hộ dân ảnh hưởng, trong đó 1.997 hộ dân phải bố trí tái định cư để lấy mặt bằng thi công dự án.

Về kinh phí cho việc GPMB, tái định cư trên, theo tính toán của Tư vấn thiết kế, khoảng 24.200 tỷ đồng. Để các địa phương được giao khi GPMB chủ động triển khai theo tiến độ, nguồn vốn đầu tư này các Sở TN&MT Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên đề nghị ưu tiên sử dụng vốn ngân sách tại địa phương và ngân sách trung ương.

Thi công trong 7 năm

Thay vì chia dự án làm 7 đoạn và kêu gọi các nhà đầu tư tham gia từng đoạn với tổng mức đầu tư hơn 130 nghìn tỷ đồng như phương án UBND thành phố báo cáo ban đầu, tuyến đường Vành đai 4 vừa được nhà đầu tư - Tập đoàn Vingroup lập hồ sơ đề xuất chia làm 3 dự án thành phần để lập hồ sơ triển khai. Tổng mức đầu tư cho phương án này là hơn 94.000 tỷ đồng, giảm trên 36.000 tỷ đồng so với phương án trước đó.

Vành đai 4 sẽ lấy trọng tâm là đường cao tốc với tiêu chuẩn thiết kế vận tốc 100 km/h; tiếp đó là hệ thống đường song hành (đường gom) vận tốc thiết kế 60-80km/h. Đường cao tốc tại dự án có mặt cắt ngang rộng 6 làn xe; đường gom đô thị nằm song song hai bên; ngoài ra tuyến đường còn có hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật và quỹ đất dự trữ mở rộng (có thể dành cho đường sắt đô thị trong tương lai). Tổng chiều rộng mặt cắt ngang toàn tuyến được tính toán rộng 120m.

Do chi phí đầu tư tuyến đường Vành đai 4 lớn, UBND thành phố Hà Nội đã có đề nghị các tỉnh thành nơi tuyến đường đi qua cùng chia sẻ trách nhiệm. Đại diện UBND thành phố Hà Nội cho biết, các địa phương này đã có chủ trương sẽ cùng với thành phố “góp” vốn để làm đường Vành đai 4.

Về tiến độ triển khai dự án, Hội đồng thẩm định UBND thành phố Hà Nội vừa thống nhất với nhà đầu tư sẽ chia ra các mốc thời gian (giai đoạn) để thực hiện. Bao gồm: từ năm 2021 - 2022 chuẩn bị công tác lập hồ sơ đầu tư dự án; từ năm 2022 đến 2025 thực hiện GPMB; từ 2022 - 2026 thi công đường gom đô thị đi bằng; từ 2022 đến 2029 thi công đường cao tốc trên cao. Tổng thời gian thi công dự án 7 năm.

Theo tienphong.vn

Mất điện, thầy trò soi đèn pin, điện thoại dồn sức ôn thi tốt nghiệp

Cao điểm nắng nóng, mất điện luân phiên, học trò ở Nghệ An ôn thi trong phòng học chỉ được thắp sáng bằng ánh đèn điện thoại.

Thúc đẩy lối sống xanh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023

Nhiều hoạt động đã được triển khai nhân dịp Ngày Đại dương thế giới và Ngày Môi trường thế giới 2023 nhằm góp phần bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Sét đánh cháy rụi hơn 3.000 m2 rừng tự nhiên tại Bắc Kạn

Do sét đánh và trong điều kiện thời tiết hanh khô, gần 3.000m2 rừng tự nhiên ở thôn Nà Cọ, xã Hoàng Trĩ (huyện Ba Bể, Bắc Kạn) đã bị thiêu rụi.

Bên trong khu nhà cũ, cả xóm cùng chia nhau mớ rau, miếng thịt

Tại "xóm chạy thận" nằm ở khu nhà 2 tầng đã xuống cấp trên đường Lê Ninh, gần bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh (Nghệ An), người dân nương tựa vào nhau đầy nghĩa tình.

Nông dân ăn cơm giữa đồng, soi đèn cấy lúa xuyên đêm tránh nắng nóng

Miền Trung đang trong những ngày nắng nóng cháy da thịt. Người nông dân ở Nghệ An cật lực làm việc từ lúc sáng sớm, tranh thủ soi đèn cấy lúa ban đêm.

Cây chết khô ở Hà Nội, nguy cơ đổ gãy khi giông gió

Trên các tuyến phố Huế, Thể Giao (Hà Nội) xuất hiện cây lớn có dấu hiệu trụi lá, chết khô nhưng chưa được xử lý, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi giông gió.

Lý do hầm chui cửa ngõ TP.HCM ngập nặng, người dân chật vật di chuyển

Tình trạng ngập nặng ở hầm chui trước cổng Bến xe Miền Đông mới đã được khắc phục sau khi đơn vị quản lý công trình xác định nguyên nhân.

Chàng kỹ sư Cần Thơ nuôi hàng nghìn con 'mỹ ngư', ai nhìn cũng mê

Chàng kỹ sư xây dựng ở Cần Thơ nuôi hàng nghìn con cá Koi được mệnh danh là "mỹ ngư", mỗi năm thu nhập 200 triệu đồng.

Bộ đội miền biên viễn hòa mình theo điệu Rumba, Cha cha cha

Các cán bộ, chiến sĩ của Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay học khiêu vũ các điệu Cha cha cha, Tango, Rumba, uyển chuyển theo từng điệu nhạc...

Đào đất làm nhà, phát hiện quả bom xuyên phá nặng 227kg

Trong quá trình đào đất làm nhà, một hộ dân ở Hà Tĩnh phát hiện quả bom nặng 227kg. Quả bom này được xác định là bom xuyên phá.

Đang cập nhật dữ liệu !