Siêu bão Sandy - Cơ hội vàng cho Tổng thống Obama

Khi siêu bão Sandy chuẩn bị càn quét Bờ Đông nước Mỹ, người ta đã thấy Tổng thống Barack Obama hối hả rời bỏ cuộc đua tranh cử để cùng nhân dân Mỹ chống chọi lại với thiên tai. Tuy nhiên, có thể hiểu sự tích cực này là một nước cờ quan trọng cho Obama để tìm kiếm được nhiều hơn các lá phiếu bầu dành cho mình.

Trực tiếp đứng ra chỉ huy các đợt ứng phó với cơn bão kinh hoàng cuối tháng Mười ngay trước một tuần diễn ra cuộc bầu cử chính thức, Obama đang có một lợi thế lớn trong cuộc đua tái cử của mình.

Vị thế tổng thống

Rõ ràng, ông Obama bắt buộc phải tạm thời bỏ qua cuộc tranh cử khi mà cơn thịnh nộ của cơn bão Sandy đang hiển hiện. Vào thời điểm mà cái chết và sự nguy hiểm cận kề, bất cứ vị tổng thống nào cũng được mong chờ sẽ lãnh đạo người dân của các bang vượt qua nó.

Siêu bão Sandy - Cơ hội vàng cho Tổng thống Obama - ảnh 1
Obama điều hành các hoạt động xử lý hậu quả siêu bão Sandy từ Nhà Trắng

Tuy nhiên, trong một phần ý nghĩa chính trị của sự kiện này, Obama có cơ hội cuối cùng để tạo ra sự chú ý cuối cùng để vận động cho đợt tranh cử của mình chính bằng cách thực hiện tốt trách nhiệm của ông.

Ông Obama đã thay đổi lịch trình của chiến dịch tranh cử dự kiến tổ chức ở Florida và Wisconsin để trở về Washington để theo dõi cơn bão và đưa ra các phản ứng đối phó với cơn bão này hôm thứ Hai.

Phát biểu trên truyền hình nhằm kêu gọi người dân Bờ Đông nước Mỹ phải chú ý đến cơn siêu bão Sandy dự đoán sẽ có sức tàn phá kinh hoàng ngay buổi sáng trước khi cơn bão đổ bộ, Obama đã khẳng định: “Cuộc bầu cử sẽ tự nó diễn ra vào tuần tới. Ngay bây giờ, ưu tiên số một của chúng ta là để đảm bảo rằng người dẫn sẽ an toàn, các đội tìm kiếm và cứu hộ của chúng ta sẽ luôn luôn sẵn sàng. Thực phẩm, nước uống và chỗ ở mà người dân cần trong trường hợp khẩn cấp sẽ luôn có sẵn, và chúng ta phải phản ứng càng nhanh càng tốt để điều hướng được nền kinh tế trở lại thật đúng đắn”.

Như vậy, thay vì nhìn thấy hình ảnh Obama tại các chiến dịch tranh cử và đề nghị mọi người dành lá phiếu cho mình, người ta đã thấy ông trực tại Phòng Tình huống khẩn cấp (Situation Room), giải quyết các vấn đề quốc gia tại phòng giao ban ở Nhà Trắng, hoặc đảm bảo sẽ không có nhiều các thương vong xảy ra khi đến thăm Hội chữ thập đỏ Mỹ và luôn khẳng định với người dân thuộc khu vực bị ảnh hưởng bão “Nước Mỹ luôn ở bên cạnh các bạn”.

“Tổng thống tập trung vào chính xác những công việc mà người dân Mỹ đã bầu ông lên để ông làm, quản lý đất nước trong những trường hợp khủng hoảng”, phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của Obama, Jen Psaki nói.

Chiến dịch tranh cử của Obama cũng đã hướng những người quyên góp tiền cho ông tranh cử sang hành động quyên góp tiền để tái thiết sau cơn bão Sandy. Chính quyền của ông và các quỹ từ thiện độc lập đã quyên góp được khoản tiền 3,6 tỷ USD cho việc giải quyết hậu quả của siêu bão. Craig Fugate, một viên y tế và cứu hỏa cũ, người đứng đầu Cơ quan quản lý các trường hợp khẩn cấp liên bang (FEMA) đã công bố số tiền quỹ nói trên và hứa sẽ cung cấp các hoạt động cứu trợ nhanh chóng cho hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi cơn bão khủng khiếp Sandy.

Không lặp lại sai lầm

Siêu bão Sandy - Cơ hội vàng cho Tổng thống Obama - ảnh 2
Một người lính cứu hỏa đang dọn dẹp hiện trường một vụ hỏa hoạn chập điện trong cơn bão Sandy

Hình ảnh Obama với siêu bão Sandy hiện nay ít nhiều cũng gợi cho người ta nhớ đến Cựu tổng thống George W. Bush và cơn bão Katrina năm 2005. Katrina cũng là một siêu bão có sức tàn phá khủng khiếp đã gây ra cái chết của 1036 người, thiệt hại hàng chục tỷ USD và sự tan hoang của một vùng rộng lớn thuộc Nam Florida, vùng Đông Nam nước Mỹ và Louisiana.

Cựu Tổng thống Bush đã gặp phải những lúng túng trong việc xử lý hậu quả của bão Katrina. Cấp dưới của ông, Michael Brown, giám đốc của FEMA lúc đó đã phải từ chức sau đó vì những sai lầm khi không đưa ra được một bản kế hoạch xử lý tình huống đầy đủ và rõ ràng như việc ông này phải làm. Ông Bush đã bị một vết đen lớn trong sự nghiệp làm tổng thống của mình sau cơn bão Katrina và vẫn cảm thấy cay đắng khi mỗi lần gợi lên chuyện này.

Craig Fugate đã hỗ trợ cho Obama đưa ra được các quyết định cho đến nay là đúng đắn để xử lý các vấn đề sau bão, cung cấp đầy đủ chăn ấm, thực phẩm và máy phát điện tới các khu vực thiệt hại nặng nề của cơn bão Sandy. Dù vậy, ông Obama cùng với cố vấn của mình đã phải kêu gọi sự kiên nhẫn của người dân Mỹ nhằm tránh những phản ứng tiêu cực nếu có những vấn đề chưa được chính quyền giải quyết triệt để. “Tôi tự tin là chúng ta đã sẵn sàng đối phó với Sandy. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta phải đối mặt với thực tế rằng cần phải có một thời gian dài để có thể dọn dẹp sạch sẽ”, Obama nói.

Lợi thế chính trị nhờ bão Sandy

Mỗi cơn bão lớn vẫn tồn tại trong lịch sử nước Mỹ như là những di sản thiên tai đầy đau đớn, trong số đó có bão Katrina. Đó là lý do tại sao Obama đã phải khẳng định "không có nhu cầu nào không được đáp ứng”.

Cố vấn cho Obama nói rằng trong một chiến dịch có xu hướng rõ ràng thì cơn bão nổi lên như là một yếu tố không thể đoán trước. Và, do đó, các cử tri sẽ phản ứng với các động thái của ông Obama.

Những hành động tích cực của Obama đã để lại những dấu ấn tốt hiện thời. Đối với các cử tri độc lập và chưa quyết định với sự xáo trộn tạm thời ở Washington, Obama dường như đã tạo được sự quan tâm tích cực của cả hai đảng đối với số phận chính trị của mình.

Người bạn tốt của Romney, Thống đốc New Jersey đã đột ngột quay trở lại ủng hộ cho Tổng thống Obama sau khi cùng ông đi thăm các nơi thiệt hại do bão tại bang New Jersey vào hôm thứ Tư. “Tổng thống đã làm được tất cả những việc này, và ông xứng đáng nhận được sự tín nhiệm lớn”, đảng viên Đảng Cộng hòa đã thổ lộ trên một cuộc phỏng vấn truyền hình. Ngược lại, khi Christie được hỏi về việc Romney đề nghị đến New Jersey để giúp đỡ, ông nói: “Tôi không rõ lắm, chí ít thì tôi cũng không bận tâm lắm đến chuyện đó”.

Siêu bão Sandy - Cơ hội vàng cho Tổng thống Obama - ảnh 3
Tổng thống Obama và Thống đốc bang New Jersey trong chuyến thăm các nơi bị thiệt hại sau bão ở bang New Jersey

Có thể những hành động tích cực của Obama sẽ chỉ tạo ảnh hưởng đối với các bang xảy ra thiên tai và số cử tri ở đây. Tuy nhiên, hiện nay số cử tri còn đang lưỡng lự giữa việc chọn ai trong hai người Obama và Romney lên làm Tổng thống Mỹ vẫn là một con số đáng kể. Cả hai ứng cử viên đều đang cố gắng hết sức để dành từng lá phiếu bầu trong nhóm người này. Điều mà các cử tri này quan tâm là vẫn chưa định rõ được các chính sách của hai ứng cử viên ai sẽ là người làm lợi hơn cho nền kinh tế Mỹ cũng như điều hành nước Mỹ tốt hơn. Vì thế, nhất cử nhất động của một vị Tổng thống đang hành động vì nước Mỹ có thể sẽ giúp cho họ định hình rõ được quan điểm của cá nhân và dành lá phiếu của mình cho người họ cho là tốt nhất.

Đối thủ của Obama, ông Mitt Romney, dù không hoàn toàn dừng hẳn các cuộc vận động tranh cử ở các bang khắp nước Mỹ, ông cũng đã khôn khéo lồng ghép vào chương trình tranh cử của mình các hoạt động kêu gọi từ thiện và giúp đỡ các vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Tuy nhiên, cơn bão Sandy đã gợi lên cho cử tri nước Mỹ một câu hỏi về chính sách đối phó với các vấn đề thiên tai của Mitt Romney. Trước đây, Romney đã có dự định khi làm tổng thống sẽ cắt giảm đến 40% tiền viện trợ dành cho FEMA vì cho rằng không cần thiết. Với thực tại của vấn đề trái đất nóng lên như hiện nay, việc sẵn sàng ứng phó với thảm họa và không để bị lặp lại những đau thương như trong cơn bão Katrina hồi 2005 sẽ được nhớ đến và người ta sẽ nghi ngờ rằng liệu Romney có thực sự quan tâm đến những điều cơ bản nhất cho việc điều hành các vấn đề trong nước hay không.

Ông Obama đang tỏ ra làm tốt công việc của mình trong thời điểm hiện tại, và số điểm dành cho ông sẽ gia tăng sau sự kiện thiên tai này. Tuy nhiên, sẽ chưa ngã ngũ cho đến ngày 6/11 tới đây. Sau ba ngày chiến đấu với cơn bão Sandy, ông Obama sẽ quay trở lại với các chiến dịch tranh cử của mình ở Wisconsin, Nevada và Colorado.

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !