Shop TIN 3/5:Chúng ta có yêu biển không?- Buộc Formosa đưa ống xả lên
1.
Chúng ta được quyền phẫn nộ khi biển bị nhiễm độc, cá chết hàng loạt. Chúng ta được quyền yêu cầu phải nhanh chóng thông tin về nguyên nhân gây ra sự nhiễm độc đó. Chúng ta yêu biển. Ngư dân yêu biển. Không có cá ngư dân sống với ai.
Cùng với việc đó còn là hành động cụ thể hàng ngày.
Và đây, ai trong số chúng ta từng gào lên mấy ngày qua: Chúng tôi yêu biển/ Chúng tôi chọn cá không chọn thép....có mặt ở những bãi biển này.
Rác.
Rác vun biển thành mộ từng ngày đấy.
Mỗi người xả rác xuống biển đang biến mình thành "ống xả thải" bẩn vào biển đấy.
Hãy xem và cùng suy ngẫm.
Hình ảnh được phóng viên các báo ghi lại trong 3 ngày nghỉ lễ vừa qua:
Biển Quất Lâm ( Nam Định):Biển tràn ngập người và rác
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Biển Cồn Vành (Thái Bình):Kinh hoàng cảnh biển ngập rác
![]() |
![]() |
![]() |
Biển khu phế tích nhà thờ đổ Nam Định:Rác thải, hàng quán "bủa vây" nhà thờ đổ Nam Định
![]() |
![]() |
![]() |
Biển Hải Tiến ( Thanh Hoá):Biển Hải Tiến dịp nghỉ lễ đông “không tin nổi”
![]() |
![]() |
![]() |
2.
Biển sạch Vũng Tàu:Tuyệt vời bãi biển Vũng Tàu!
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Biển Cửa Lò ( Nghệ An):Đông nghịt người trong ngày nghỉ lễ 30/4
![]() |
![]() |
![]() |
Suối Mọc (Quảng Bình): (ảnh từ facebbook Vinh Nguyen)
![]() |
![]() |
3.
Báo Tuổi Trẻ:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
4.
Báo Người Lao động:Hơn 1.000 cán bộ Đà Nẵng ăn hải sản vào bữa trưa
![]() |
![]() |
![]() |
5.
Báo Tuổi Trẻ:BUỘC FORMOSA ĐƯA ỐNG XẢ LÊN
Báo Tuổi Trẻ phỏng vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà:
* Ông đã nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình, tuy nhiên người dân vẫn rất lo lắng khi câu trả lời xác đáng về nguyên nhân cá chết vẫn còn bỏ ngỏ?
- Ở trên cương vị bộ trưởng, tôi nhận khuyết điểm và xin nhận trách nhiệm trước người dân, trước các cơ quan nhà nước.
Nhưng cũng xin được nói thêm sự cố môi trường đang diễn ra là vấn đề rất lớn, nhiều nước trên thế giới cũng từng xảy ra và để đưa ra được nguyên nhân chính xác mất rất nhiều thời gian.
Thực tế ai cũng muốn sớm tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, nguyên nhân đưa ra đòi hỏi phải rất khoa học, chính xác nhưng do vấn đề về năng lực, do vấn đề về khoa học công nghệ mà mình chưa làm được nên chưa làm rõ được nguyên nhân sớm.
Vì vậy, tôi nhận trách nhiệm của một người đứng đầu lĩnh vực mình quản lý, đó là trách nhiệm của tôi khi chưa trả lời được vấn đề này trước dân khi người dân đang lo lắng. Vì vậy, chúng tôi đang rất nỗ lực để sớm tìm ra nguyên nhân chính xác nhất gây tình trạng cá chết hiện nay.
* Trong quá trình kiểm tra trực tiếp tại Formosa, ông có nói “đối với pháp luật VN, việc xả thải ngầm, ống thải ngầm là không cho phép”, trong khi Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân trước đó lại nói “đường ống ngầm của Formosa là hợp pháp”. Ông giải thích thế nào về việc này?
- Tôi khẳng định pháp luật VN không cho phép vì điều 101 Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực từ năm 2015 đã thể hiện, trong đó quy định: bất cứ đường ống nào - nhất là đường ống xả thải - đều phải tạo điều kiện cho quá trình giám sát, tiếp cận, kiểm tra một cách dễ dàng.
Còn Thứ trưởng Nhân có nói về sự hợp pháp là do nhìn vào hồ sơ thấy có sự cho phép của cơ quan chức năng.
* Thưa bộ trưởng, đường ống ngầm của Formosa dẫn ra biển được Bộ TN-MT chấp thuận năm 2014 sau khi có ý kiến của các bộ. Vì sao luật không cho phép mà bộ lại chấp thuận cho làm ống ngầm?
- Tôi đang chỉ đạo kiểm tra và làm rõ việc này. Trước mắt những cái gì chưa phù hợp phải sửa ngay. Còn việc kiểm tra, rà soát xem vì sao thời điểm trước chấp thuận, trách nhiệm thế nào, lý do vì sao chấp thuận, tôi đã chỉ đạo làm rõ và sẽ tiếp tục xem xét trong thời gian tới.
* “Sửa ngay” như ông nói là phải đưa đường ống ngầm lên?
- Tôi nhìn ra vấn đề nếu để đường ống ngầm thì rất khó giám sát, rất khó kiểm tra. Vì vậy, trước mắt tôi đã chỉ đạo rõ, ngay tới đây Formosa phải đưa đường ống ngầm này lên để thuận tiện cho việc theo dõi, giám sát.
Luật quy định đường ống phải đảm bảo thật sự thuận lợi cho các cơ quan kiểm tra, như vậy không thể để ngầm được. Còn ở thời điểm này, tôi đang chỉ đạo tập trung giải quyết những vấn đề liên quan và ảnh hưởng đến người dân. Tập trung làm rõ để sớm trả lời câu hỏi còn nợ người dân.
![]() |
![]() |
6.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn:Chuyên gia quốc tế đánh giá môi trường Vũng Áng
![]() |
Các nhà khoa học đến từ Đức, Mỹ, Israel… cùng với các nhà khoa học trong nước hôm nay 2-5, đã có buổi gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà để cùng tham gia đánh giá môi trường biển Vũng Áng sau khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở vùng biển 4 tỉnh miền Trung.
Đây là những nhà khoa học có kinh nghiệm trong lĩnh vực hải dương học, địa chất ven biển, kỹ thuật bờ biển và môi trường bền vững.
Tại buổi tiếp các nhà khoa học, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã thông báo tình hình môi trường biển miền Trung Việt Nam trong thời gian qua. Ông Hà đã đề nghị các nhà khoa học nước ngoài hợp tác với bộ để điều tra sự cố môi trường khu vực biển miền Trung Việt Nam vừa qua; đề nghị các nhà khoa học nước ngoài tư vấn ngay cũng như hợp tác lâu dài trong công tác bảo vệ môi trường biển của Việt Nam.
Tại buổi làm việc, các chuyên gia nước ngoài cho biết sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam trong việc điều tra, xác định nguyên nhân việc có hay không sự cố ô nhiễm môi trường dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung gồm các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên-Huế.
Giáo sư Roberto Mayerle, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Công nghệ Đại học Kiel, Cộng hòa liên bang Đức, cho biết sau khi làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các nhà khoa học sẽ làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ. Nếu được sự đồng ý, sẽ có thêm các chuyên gia nước ngoài được cử đến và mang thêm các trang thiết bị để giúp Việt Nam điều tra nguyên nhân sự cố môi trường biển vừa qua.
“Nếu chúng ta đi đúng hướng và làm việc với tinh thần khẩn trương, chúng tôi tin sẽ cùng với các nhà khoa học Việt Nam sớm tìm ra nguyên nhân sự cố,” giáo sư Roberto Mayerle nói.
Ông Hà cho biết Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ chủ trì công tác nghiên cứu khoa học tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt vừa qua. Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn các nhà khoa học tham gia luôn vào việc đánh giá hoạt động của các nhà máy đang xả thải trực tiếp ra biển Vũng Áng - Hà Tĩnh.
Bộ cũng mong các nhà khoa học tham gia khảo sát quan trắc chất lượng nước biển khu vực này, và mong các nhà khoa học cùng rà soát lại toàn bộ hệ thống quan trắc bờ biển để xác định các công việc cần thiết trong lĩnh vực này trong thời gian tới.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, những kinh nghiệm của các nhà khoa học nước ngoài đối với các vấn đề môi trường, công tác bảo vệ bờ biển, quản lý cảng biển, giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển, khoa học địa chất ven biển, kỹ thuật bờ biển và môi trường bền vững… sẽ là những bổ sung quý báu cho Việt Nam trong việc xác định nguyên nhân sự cố môi trường biển miền Trung.
ĐỌC TỪ FACEBOOK:
*Ngoc Anh Nguyen:
![]() |
Nói vô phép các cụ chứ dạo này lên phây mà gặp phải stt nào hoạ bài thơ: "Đất nước mình... phải không anh (em)" là nhà cháu next luôn. Thôi thì từ anh giáo sư đến chị chè chén, từ ông tiến sĩ đến bác xe ôm, người người đều nhất định phải trổ tài hoạ thơ đối thơ chan chát mới nghe.
Một không khí văn chương nghệ thuật hàn lâm tràn khắp hang cùng ngõ hẻm.
Cô Lam ơi cô Lam. Cái ơn của cô với nền thơ ca nước mình lớn lắm. Ai đọc xong bài thơ của cô cũng tự nhiên thấy mình hoá thành thi sĩ, trăn trở tinh những vấn đề lớn lao của đất nước, dân tộc và thời đại.
Cô Lam ơi, lâu lâu nữa cô hẵng làm tiếp một bài cô nhé. Để cái nước phây này lắng dịu sau cơn cuồng thi rồi cô hẵng xuất chưởng ra. Lúc í em lại hân hoan đón đọc.
(Stt có tính GATO, mong cô Lam đừng chấp).
*Lê Bảo Bình:
![]() |
Ai là bố mẹ người thân gia đình cháu xin liên hệ với CBCS công an quận Hoàn Kiếm số 2 Tràng Thi.Share giúp gấp với ạ.
SDT liên hệ : 0967072222.
Share: Phuong Po Lice
*Mộc Lang:
Tôi bắt đầu hoài nghi về các bạn.
Các bạn mở mồm ra là yêu thương, mở facebook ra là post ảnh thiện nguyện, viết status trĩu nặng tâm tư từ con người đến con cá.
Cơ mà ra đường, các bạn tranh nhau từng xen-ti-mét, lấn nhau từng cú nhích ga. Có vẻ cái sự chen lấn tranh giành đã trở thành hành vi được mặc định trong hoạt động hướng ngoại của các bạn, chen từ đoạn đường đến chỗ khấn vái, tranh từ lon bia rơi vãi ngoài đường đến cái ghế cơ quan.
Chặt cây các bạn xuống đường. Cá chết các bạn xuống đường. Các bạn làm bản tin facebook của tôi ngập ngụa mùi cá mùi kim loại nặng. Và ngập ngụa những lời thóa mạ nguyền rủa cay nghiệt các bạn tương vào mặt nhau, và gọi đó là tham luận.
Còn quá nhiều điều cần nói, nhưng tôi để các bạn tự nhớ ra.
"Người với người sống để yêu nhau". Tự iêm nhớ về lời bài hát này, tôi bật cười như phát rồ. Một lời lạc loài và sáo rỗng nhẽ phải đến 4 ngàn năm.
Các bạn sinh ra không phải để yêu thương!