Shop TIN 21/7: Giám sát công ty Formosa thực hiện đầy đủ các cam kết
1.
Tin chủ đề: Cử tri và nhân dân đề nghị Chính phủ, chính quyền địa phương tiếp tục có các giải pháp tích cực, cụ thể để giải quyết hậu quả trước mắt và lâu dài
![]() |
Toàn cảnh Formosa |
Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo trước Quốc hội: Cử tri và nhân dân đề nghị Chính phủ, chính quyền địa phương tiếp tục có các giải pháp tích cực, cụ thể để giải quyết hậu quả trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường, bảo đảm cuộc sống của người dân và sự phát triển của địa phương; giám sát công ty Formosa thực hiện đầy đủ các cam kết, đồng thời chỉ đạo rà soát việc thực thi các quy định pháp luật về cấp phép đầu tư, đánh giá tác động môi trường, quản lý và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp. Đặc biệt, cử tri và nhân dân cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã buông lỏng trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư và bảo vệ môi trường.
Đại biểu Nguyễn Đức Kiên nói trên báo Sài Gòn giải phóng: Vụ việc Formosa Hà Tĩnh vừa qua là một bài học đắt giá. Việt Nam đang phải trả giá cho sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm trong quản lý môi trường của mình.
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi: Ba tháng qua, Chính phủ đã làm được nhiều việc, trong đó đáng lưu ý là việc điều tra nguyên nhân vụ gây ô nhiễm môi trường ở miền Trung. Tuy nhiên, phải nói là việc giải quyết vụ việc này có phần chậm trễ so với mong đợi của nhân dân, được giải thích là do cần phải có thời gian đánh giá về các chứng cứ khoa học. Nhưng tôi nghĩ là nếu làm quyết liệt hơn, trả lời sớm hơn, đầy đủ hơn thì chắc là dư luận bớt dị nghị, niềm tin của người dân vào chính quyền được củng cố.
BÌNH LUẬN CỦA SHOP TIN:
Một lý lẽ nguỵ biện dù lúc này rất yếu ớt nhưng vẫn được những người trực tiếp với vụ Formosa bám víu thanh minh là vì quê hương Hà Tĩnh, vì phát triển kinh tế, vì đất nước... để trốn chạy trách nhiệm cá nhân.
Vụ việc này đang nổi lên hai cái tên: Ông Võ Kim Cự nguyên Trưởng ban Dự án Khu kinh tế Vũng Áng, nguyên chủ tịch, Bí thư tỉnh Hà Tĩnh- tác giả chính của dự án Formosa và ông Nguyễn Khắc Kinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, người đã nhắm mắt làm ngơ ký phê duyệt hồ sơ tác động môi trường cho Formosa dù biết sơ sài, dù biết hời hợt, dù biết có nhiều ẩn hoạ.
Cứ tri muốn nghe ông Võ Kim Cự trả lời trước quốc hội và báo chí về suy nghĩ và trách nhiệm của mình về vụ Formosa, muốn quốc hội nghiêm túc xem xét lại tư cách đại biểu quốc hội của ông khi để một "di sản" dự án tai hại và gây thảm hoạ nghiêm trọng đến như thế bằng những báo cáo đẹp đẽ và sự nhiệt tình quá mức cùng với những đề xuất ưu đãi cho Formosa trái pháp luật.
Cử tri muốn biết rõ ngoài ông Võ Kim Cự, ông Nguyễn Khắc Kinh, còn ai nữa đã hoặc là tận tình tới mức đáng ngờ, hoặc là thiếu trách nhiệm, hoặc là quan liêu...để cho một Formosa đang thành một quả bom nổ chậm về tàn phá môi trường như hiện nay.
Ngay cả những vụ việc xả thải bừa bãi chất rắn, bùn bánh, rác công nghiệp của Formosa ở nhiều địa điểm trên đất Hà Tĩnh, cử tri cần một hành động từ chức của giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hà Tĩnh vì đủ bằng chứng cho thấy ông đã không hoàn thành trọng trách được giao phó, và những cán bộ nào nữa của Sở này, của các cấp chính quyền Hà Tĩnh đã buông lỏng quản lý cho Formosa dễ dàng qua mặt, coi thường pháp luật.
Và một khi Quốc hội thành lập một Uỷ ban lâm thời giám sát toàn diện vụ Formosa, cử tri đòi hỏi được thông báo một cách minh bạch toàn bộ tình hình và nếu để Formosa tiếp tục tồn tại thì ai, cấp nào dám ký cam kết với nhân dân về một môi trường an toàn, sạch khi Formosa bắt đầu đi vào sản xuất?
Đọc thêm thông tin ở đây:
*Báo CÔNG AN NHÂN DÂN:Nhân dân khốn khổ, tài nguyên bị cướp phá nhưng chính quyền thờ ơ
![]() |
“Nhân dân khốn khổ, tài nguyên quốc gia bị cướp phá, nhưng Chủ tịch xã, Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch huyện, Bí thư huyện ủy không chỉ đạo để chấn chỉnh tình trạng trên, không chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhân dân”, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đề cập đến bức xúc của cử tri và nhân nhân trước nạn “cát tặc”, “lâm tặc”, tại phiên họp thứ Nhất, Quốc hội khoá XIV.
Bên cạnh đó, cử tri và nhân dân đề nghị Chính phủ, chính quyền địa phương tiếp tục có các giải pháp tích cực, cụ thể để giải quyết hậu quả trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường, bảo đảm cuộc sống của người dân và sự phát triển của địa phương; giám sát Công ty Formosa thực hiện đầy đủ các cam kết, đồng thời chỉ đạo rà soát việc thực thi các quy định pháp luật về cấp phép đầu tư, đánh giá tác động môi trường, quản lý và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp. “Cử tri và nhân dân cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã buông lỏng trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư và bảo vệ môi trường”, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cho biết thêm.
*Báo TẦM NHÌN:Thưa ông Võ Tá Đinh, nếu không đủ năng lực ông hãy dũng cảm từ chức!
Từ việc Formosa lắp đặt đường ống xả thải ngầm dưới biển trái phép, nhập hàng trăm tấn hóa chất xúc rửa đường ống rồi xả thẳng ra biển không qua xử lý; gần đây bên cạnh việc phát hiện ra Formosa chôn chất thải khắp nơi, người dân cũng phát hiện ra đường ống xả thải ngầm trái phép xả nước chưa xử lý ra khu vực dân cư ở phường Kỳ Phương (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh), và Formosa đã bắt buộc phải cắt bỏ đường ống xả thải nhỏ này.
Một điều trớ trêu là rất nhiều những phát hiện ra các bất thường, sai phạm của Formosa là nhờ người dân và báo chí. Vậy trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực môi trường, nhất là trách nhiệm của Sở TN&MT Hà Tĩnh, trực tiếp do ông Võ Tá Đinh làm Giám đốc ở đâu?
Trả lời báo chí khi được hỏi về trách nhiệm, cá nhân khi để xảy ra những sự việc vừa qua, ông Võ Tá Đinh nói: “Đối với Sở TN&MT, để xảy ra những sự cố này thì thấy có một phần trách nhiệm của mình trong đó”.
Tuy nhiên, dư luận cho rằng Giám đốc Sở TN&MT cần nên thẳng thắn thừa nhận trách nhiệm rất lớn của mình trong vấn đề này.
Là người đứng đầu đơn vị nhà nước trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động môi trường, xử lý chất thải của Formosa nhưng ông Võ Tá Đinh lại buông lỏng quản lý.
*Báo TIỀN PHONG:Đánh giá tác động môi trường Formosa sơ sài, người phê duyệt nói gì?

Đúng là ĐTM của dự án Formosa sơ sài nhưng lúc đó tất cả các ĐTM khác đều thế cả. Vì sao sơ sài? Lâu nay tôi vẫn lưu ý, tiếng Việt dịch là báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng thực ra đó là dự báo tác động môi trường. Đã là khoa học dự báo thì không bao giờ chính xác 100%.
Vì sao không chính xác? Có hai căn cứ chính để làm báo cáo đánh giá tác động môi trường là thông tin cho dự báo và phương pháp dự báo. Việt Nam rất thiếu thông tin cho dự báo. Có hai nhóm thông tin cần cho dự báo là thông tin về dự án và thông tin về môi trường chịu tác động.
Về thông tin dự án, luật khi ấy quy định, ĐTM làm căn cứ phê duyệt chủ trương đầu tư nên thông tin dự án lúc ấy rất sơ sài, chưa có thiết kế cơ sở, chưa rõ công nghệ, nguyên vật liệu đầu vào... Thông tin về môi trường cũng rất thiếu thốn.
*Báo KINH TẾ SÀI GÒN:Bó tay trước lượng chất thải rắn quá lớn
![]() |
Chất thải rắn từ dự án của Formosa chôn lấp trong trang trại của gia đình ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Internet |
Sau vụ phát hiện chôn trộm 100 tấn chất thải rắn của Formosa Hà Tĩnh tại trang trại của ông giám đốc Công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), người ta lại dồn dập chứng kiến những điểm chôn chất thải trái phép được phát hiện tại bãi rác của khu du lịch Thiên Cầm, công viên Hưng Thịnh, rồi 10 điểm khác xung quanh khu vực dự án của Formosa... Dư luận hoài nghi, dường như vẫn còn đâu đó những điểm đang chôn trộm chất thải của Formosa mà... “chưa bị lộ”!
2.
LỌC TIN:
*Báo INFONET:Tổng Cục an ninh, Tổng Cục Cảnh sát đang nghiên cứu vụ ông Trịnh Xuân Thanh
Bên hành lang Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XIV sáng nay, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, lãnh đạo Bộ đã giao cho 2 đơn vị là Tổng Cục an ninh và Tổng Cục Cảnh sát nghiên cứu về vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh….

- Liên quan đến những vi phạm của ông Trịnh Xuân Thanh – Tỉnh uỷ viên tỉnh Hậu Giang, dư luận đang rất quan tâm khi Tổng Bí thư vừa tiếp tục có chỉ đạo, trực tiếp giao Bộ Công an điều tra những sai phạm dẫn đến việc thua lỗ, thất thoát 3.300 tỷ đồng tài sản nhà nước tại Tổng công ty Xây lắp Dầu khí PVC thời ông Thanh làm Chủ tịch HĐQT. Bộ Công an đã triển khai thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư?
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an: Chúng tôi đang tiếp cận hồ sơ vụ việc. Lãnh đạo Bộ đã giao cho 2 đơn vị là Tổng Cục an ninh và Tổng Cục Cảnh sát nghiên cứu việc này chưa có kết quả. Luật là phải làm chắc chắn. Kể cả Tổng Bí thư không chỉ đạo thì khi xem xét có dấu hiệu vi phạm vẫn phải làm. Bộ Công an đã có văn bản báo cáo Tổng bí thư.
*Báo LAO ĐỘNG:Vụ mổ nhầm chân ở BV Việt - Đức: Vì bác sĩ “ảo tưởng” nên... khó đúng quy trình
BS Hoàng nói rằng, ở góc độ cùng là người trong ngành Y, anh thông cảm với công việc của các BS ngoại khoa vì áp lực mổ xẻ căng thẳng và sự quá tải nên đôi khi vẫn có thể nhầm. Quan trọng là cách BS đó xử lý sự cố ra sao.
Tuy nhiên, việc BS bệnh viện Việt - Đức này bắt bệnh nhân đóng thêm tiền "là vô liêm sỉ". Đáng ra, vị BS phải xin lỗi và miễn phí toàn bộ chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Thứ hai, BS Hoàng cho rằng vị BS này "ảo tưởng", nghĩ mình như bố mẹ bệnh nhân, coi thường bệnh nhân, nghĩ rằng BS bảo gì thì phải nghe nấy.
*Báo KIẾN THỨC:Hàng loạt y sĩ gian lận tinh vi trong kỳ thi lên bác sĩ
Nhiều đối tượng vốn là y sĩ đang công tác tại các bệnh viện, phòng khám… tham gia kỳ thi liên thông lên bác sĩ đã bày trò gian lận hết sức tinh vi.
Ngày 18/7, Phòng bảo vệ Chính trị nội bộ (PA 83), Công an thành phố Cần Thơ cho biết, cơ quan này đang tiếp tục làm rõ việc 3 thí sinh cùng một số đối tượng là y, bác sĩ dùng thiết bị phát sóng điện thoại di động để giải đề thi xảy ra tại kỳ thi liên thông từ y sỹ lên bác sỹ tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong 2 ngày 14 và 15/7.
![]() |
Trường Đại học Y dược Cần Thơ, nơi vừa diễn ra kỳ thiliên thông từ y sỹ lên bác sỹ cho các thí sinh từcác tỉnh Ninh Thuận đến Cà Mau |
*Báo TUỔI TRẺ:Kiến nghị niêm phong tài sản quan chức nếu không giải trình được
Đó là ý kiến của ông Bùi Văn Quang - Phó ban nội chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị về việc xử lý đối với tài sản bất minh.
Theo ông Quang, việc kê khai tài sản nếu làm tốt sẽ có hiệu quả trong hạn chế tham nhũng. Tuy nhiên, quy định về việc xử lý đối với tài sản kê khai không trung thực như hiện nay chưa thực sự nghiêm.
Ông Quang đề xuất bổ sung quy định khi quan chức không giải trình được tài sản bị phát hiện thì phải có giải pháp mạnh như niêm phong, chuyển cho cơ quan chức năng làm rõ nguồn ngốc.
“Việc thu hồi tài sản tham nhũng là điểm yếu nhất phòng chống tham nhũng hiện nay. Tài sản tham nhũng trên 60.000 tỉ, nhưng chỉ thu hồi được 5.000 tỉ. Khi phát hiện tham nhũng, cơ quan chức năng phải kịp thời phong tỏa tài khoản, kê biên tài sản phục vụ điều tra và thu hồi thất thoát” - ông Quang cho biết.
Đồng thời tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng cần phải thu hẹp đối tượng kê khai tài sản vì hiện nay số lượng đối tượng kê khai quá lớn không thể kiểm soát hết, chỉ nên kê khai một số đối tượng nghi vấn.
*Báo INFONET:Dân rụt cổ gánh điện giá cao để EVN trả lương sếp tiền tỷ
Trong khi người dân phải gánh hàng nghìn tỷ tiền lỗ của EVn từ năm trước tính thẳng vào giá điện, EVN ung dung công bố mức lương lãnh đạo gần tỷ đồng.
![]() |
Để đánh giá mức thu nhập của lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là cao hay thấp, cần nhìn vào hiệu quả hoạt động của các đơn vị này. Tuy nhiên, nhiều đơn vị không cho thấy sự minh bạch trong hiệu quả của mình.
Dư luận đang xôn xao câu chuyện trả lương, thưởng cho các thành viên ban lãnh đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khi “ông lớn” này công bố mức thù lao năm 2015 cho ban lãnh đạo, trong đó có người nhận lương thưởng lên tới hơn 800 triệu đồng năm 2015.
*Báo VIETNAM +:Sét đánh hỏng 1 trong 2 đường cất hạ cánh của sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng 20/7, qua kiểm tra khai thác Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất phát hiện một số hư hại trên đầu đường cất hạ cánh 25R/07L cần phải sửa chữa, khắc phục ngay để đảm bảo an toàn.
*Báo THANH NIÊN:Vụ phá rừng Pơmu ở biên giới Việt - Lào quá khủng khiếp

Hiện trường vụ phá rừng khủng khiếp ở vùng biên giới Việt - Lào, địa phận tỉnh Quảng Nam
Trong báo cáo nhanh sáng nay 20.7, đại tá Lê Quang Vịnh, Trưởng công an H.Nam Giang cho biết kể từ ngày 9.7 đến tối qua 19.7, CQĐT đã phát hiện có tổng cộng 591 phách gỗ Pơmu, 8 bi (lóng) gỗ Pơmu và 34 phách gỗ Dỗi; tổng khối lượng phát hiện là 44,3 m3.
Lượng gỗ lớn này phần lớn đã tập kết ra khu vực xã Chà Vàl, cùng với 6 điểm tập kết phát hiện thêm kể từ ngày 15.7 ở khuôn viên Chi cục hải quan cửa khẩu Nam Giang, gần Trạm kiểm soát biên phòng cửa khẩu Nam Giang, bên dưới suối gần trạm kiểm soát biên phòng và 2 xưởng gỗ của người dân.

Hiện trường vụ phá rừng
*Báo NGƯỜI LAO ĐỘNG:Vượt đèn vàng, phạt như vượt đèn đỏ
Nghị định 46/2016 có hiệu lực từ ngày 1-8 quy định tăng mức phạt lên 1.200.000-2.000.000 đồng cho ô tô và 300.000-400.000 đồng cho xe máy đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông
Cũng theo Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm giao thông trong lĩnh vực đường bộ, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ.
*Báo vnexpress:Dự án nhạc nước 200 tỷ khiến 3 lãnh đạo bị xem xét kỷ luật

Cuối tháng 10/2014, từ đề xuất của Công ty TNHH Du lịch Sơn Lâm (Hà Nội), Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng khi đó là ông Dương Anh Điền phê duyệt dự án điện chiếu sáng Nhà hát Lớn TP Hải Phòng, đèn trang trí một số tuyến phố và hệ thống nhạc nước kết hợp âm thanh, ánh sáng tại hồ Tam Bạc. Hải Phòng giao công ty Sơn Lâm thực hiện với tổng mức đầu tư riêng công trình nhạc nước là gần 200 tỷ đồng bằng nguồn tiền ngân sách và xã hội hóa. Phó chủ tịch UBND Hải Phòng Lê Khắc Nam được phân công trực tiếp chỉ đạo xây dựng công trình nhạc nước. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng đảm nhiệm vai trò chủ đầu tư.
*Báo vneconomy:Cán bộ Tổng cục Thủy sản cấp khống hồ sơ hơn 800 sản phẩm

Hơn 800 sản phẩm bao gồm thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản của 72 doanh nghiệp đã được bí mật đóng dấu kiểm định khống tại văn phòng của Tổng cục Thủy sản.
Theo một báo cáo xác minh nội dung tố cáo vừa được Tổng cục Thủy sản tiết lộ, từ hơn hai năm qua, một số đối tượng tại văn phòng thuộc Tổng cục Thủy sản đã cấu kết để làm khống hồ sơ trong việc cấp phép các sản phẩm nói trên.
Kết quả điều tra cho thấy, theo quy định, các sản phẩm là thức ăn trong nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, trước khi bán ra thị trường phải được trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản trực thuộc Tổng cục Thủy sản chấp nhận chất lượng và phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép cho lưu hành.
*Báo INFONET: Chấn động vụ giả công văn cấp phép ở Tổng cục thủy sản: Không công bố DN vi phạm
Vì sao không công bố 800 sản phẩm không đủ tiêu chuẩn để người dân biết?
Mặc dù Tổng cục Thủy sản khẳng định đã xác minh điều tra vụ việc này và ra kết luận trong năm 2015 nhưng chỉ cách đây một hôm, báo chí mới nắm được thông tin.
Tổng cục Thủy sản cũng không hề cung cấp, công bố công khai danh sách 800 sản phẩm không đủ tiêu chuẩn được lưu hành và 72 doanh nghiệp tham gia mua giấy phép để người dân được biết, dù các kết luận xác minh đã có cách đây hơn 1 năm.
Lý do theo ông Cường là “chúng tôi chưa nhận được yêu cầu của cơ quan báo chí liên quan đến việc này”.
Chánh Văn phòng Tổng cục Thủy sản Dương Văn Cường cho biết, chưa thể cung cấp danh tính của các công ty và sản phẩm vì Thanh tra bộ đang xử lý và theo quy định của pháp luật thanh tra thì không thể cung cấp thông tin đó tại thời điểm này.
Điều đó có nghĩa, 800 sản phẩm đó vẫ đang trôi nổi trên thị trường, người dân có thể mua phải sản phẩm không đảm bảo mà không hề hay biết. Tuy nhiên ông Cường cho hay, Tổng cục đã công bố cho các cơ quan quản lý của địa phương.
“Về công tác thu hồi, hiện nay chúng tôi cung cấp số liệu vào thời điểm này và cần có thời gian chuẩn bị”, ông Cường nói.
![]() |
Ông Dương Văn Cường, Chánh văn phòng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) |
*Báo GIA ĐÌNH & XÃ HỘI:Dân lấp "ổ voi" gây tai nạn, bị cán bộ truy “ai cho phép làm”
"Ổ voi" xuất hiện nhiều năm, gây ra nhiều vụ tai nạn nhưng không được đơn vị quản lý đường bộ sửa chữa. Khi dân bức xúc tự mang bê tông ra trám đường thì bị cán bộ đến dọa đòi lập biên bản xử phạt hành chính.
Đây là câu chuyện xảy ra ở khu vực km24, QL70 qua huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai được chia sẻ và bình luận nhiều trên mạng xã hội mấy ngày qua.
Theo đó, khi nhìn thấy hành động đẹp của người dân, một Facebooker tên là Vương Mạnh đã ghi hình và đẩy lên mạng xã hội.
Sau đó, một đoàn cán bộ gồm 2 thanh tra giao thông mặc đồng phục và một phụ nữ mặc thường phục tìm đến hộ dân sửa đường để điều tra ai là người chụp ảnh đăng lên mạng.
Toàn bộ clip làm việc chứa đựng nhiều nội dung khôi hài đã được người dân ghi lại. Sau khi clip được đăng tải, người dân đã rất bức xúc trước cách ăn nói, làm việc của đoàn cán bộ này.

Vị nữ cán bộ đòi lập biên bản người dân có hành động đẹp là vá ổ voi vốn từng gây ra nhiều tai nạn. Ảnh cắt từ clip
3.
ĐỌC TỪ FACEBOOK:
*Huda Beer:
Trong suốt thời gian từ 10/05 đến 03/06, gần 25.000 phần quà “Đậm tình miền Trung” gồm gạo, mì & dầu ăn trị giá 10 tỷ đồng đã được Huda - thương hiệu bia thuộc Carlsberg Việt Nam, thành viên tập đoàn Carlsberg Đan Mạch - trao tận tay ngư dân 7 tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Đà Nẵng & Quảng Nam) chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hiện tượng cá chết hàng loạt. Bên cạnh đó, Huda còn phối hợp với hơn 1.000 thanh niên địa phương thu gom rác thải làm sạch biển.
Của ít lòng nhiều, Huda hi vọng những con tàu của bà con lại sớm vươn khơi và cập bến đầy ắp tôm cá từ vùng biển miền Trung trù phú. Ngọn lửa nhiệt huyết luôn bùng cháy trong tim 2.800 nhân viên Carlsberg Việt Nam nói chung và Huda nói riêng. Nếu được thêm hỗ trợ từ hơn 90 triệu người dân Việt Nam với trái tim thiện nguyện thì tầm ảnh hưởng cũng như sự lan tỏa sẽ lớn gấp 32.000 lần nữa. Hãy chung tay cùng Huda bảo vệ màu xanh của biển nghe anh em.
*Điệp Hoàng: Giờ đọc bài báo có khi không hấp dẫn bằng đọc còm.
Bởi bạn đọc cực kỳ thông minh và hài hước.

*Nguyễn Lương:

Về vụ FORMOSA đừng để bị lái sang hướng "vì lỗ hổng luật pháp" để rồi huề cả làng! Những vấn đề rõ ràng không thể thay đổi được là:
- Tăng vốn, tăng phạm vi hoạt động nhưng không qua thực hiện lại đánh giá tác động môi trường
- "Tráo công nghệ"
- Vận hành (thử hay thật thì cũng là vận hành) không có giấy phép
- Cố ý "chuyển" trách nhiệm xử lý chất thải cho đơn vị không đủ năng lực thực hiện.
...
Những điều này không thể nói là làm đúng luật pháp!