Shop TIN 18/5:Giun chui từ đâu ra?-Nhặt rác phải xin phép-Sông Hậu xanh như biển
1.
GIUN CHUI RA TỪ ĐÂU?
Bà Nguyễn Thị Bích Việt đau lòng nhìn nước sinh hoạt có những con giun ngoe nguẩy. Ảnh: Xuân Hùng |
Ông Phạm Văn Xuyên – Trưởng khu phố 3, phường Đông Thành - cũng xác nhận, đa số hộ gia đình trong phố đều có hiện tượng trên. “Ngay nhà tôi, xả nước ra vẫn thấy có giun” – ông Xuyên khẳng định. Xác nhận của Trung tâm Y tế dự phòng Ninh Bình khẳng định, côn trùng ngoe nguẩy trong nước là loại giun đất.
GĐ Cty CP cấp thoát nước Ninh Bình - khẳng định: “Nước từ nhà máy của tôi là nước sạch, nếu có chuyện đó là từ nguyên nhân khác”. Nhận định của Sở Y tế về nguyên nhân có 3 gạch đầu dòng đều dùng từ “có thể”. Hầu như tất cả nguyên nhân người dân có thể nghĩ ra đều có trong báo cáo này.
Theo đó, “có thể” là trứng giun phát triển ở môi trường bên ngoài và xâm nhập vào bể nước của các hộ gia đình; “có thể” có trứng giun hoặc ấu trùng giun trong nước cấp của Cty vào các téc và bể chứa của hộ gia đình lâu không thau rửa gặp điều kiện thuận lợi nở thành giun. "Có thể” do đường ống cấp nước bị rò rỉ, khi Cty ngừng cấp nước, giun chui vào vv...
Tất cả đều là ”có thể”, trong khi nhân dân đang cần câu trả lời chính xác là giun chui từ đâu ra.
Đọc ở đây:Dân cần biết giun chui từ đâu ra
2.
NHẶT RÁC PHẢI XIN PHÉP ?!
James Joseph Kendall chia sẻ về việc vớt rác của mình
James Joseph Kendall, đến từ Mỹ, đang là giáo viên tại một trường tiểu học tại quận Tây Hồ, Hà Nội, đã chia sẻ với chúng tôi về việc làm sạch mương nước thối Hà Nội, hôm chủ nhật vừa qua. 'Ông Tây' nhặt rác bộc bạch: 'Tôi thật sự không biết rằng nhặt rác phải xin phép chính quyền. Tôi thật sự cũng không quan tâm rằng đoạn mương này có được dọn dẹp sạch sẽ trước đó hay chưa, tôi đi qua và chỉ thấy chúng chưa đủ sạch thì cùng những người bạn của mình dọn dẹp cho sạch sẽ hơn thôi!'.
'Thấy nhóm của chúng tôi làm, một số người dân đi qua đây cũng xúm lại, cùng chúng tôi dọn rác. Mọi người bảo tôi, cẩn thận kẻo tiếp xúc với nước bẩn dễ bị ốm. Khi công việc xong xuôi, một bác trong tổ dân phố còn mời chúng tôi ở lại ăn một bữa cơm rất vui vẻ nữa', James Joseph Kendall chia sẻ.
Đọc ở đây:'
+Hoàng Trung Kiên - Chủ tịch UBND phường Yên Hoà cho rằng, nhóm người nước ngoài dọn kênh mương nhưng không xin phép chính quyền rồi đăng lên mạng và nhiều người có những lời bình luận nói xấu là điều không thể chấp nhận được.
Phát ngôn của ông Kiên được các trang mạng đăng tải sau đó đã bị nhiều người bức xúc, phản đối. Để tìm hiểu rõ hơn, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Trung Kiên về sự việc. Ông Kiên khẳng định, bản thân ông không phát biểu như vậy. ”Tôi hoàn toàn không phát biểu như vậy, việc làm của nhóm người nước ngoài chúng tôi rất hoan nghênh và ghi nhận điều này. Tôi chưa bao giờ nói họ phải xin phép cả, chỉ nói là nếu các nhóm tình nguyện đến dọn rác hay là làm gì cũng nên thông tin với chính quyền để chúng tôi được biết và giúp đỡ họ. Có thể một số người đã hiểu sai ý của tôi nói”.
Đọc ở đây:Chủ tịch phường phản bác 'phát ngôn gây bức xúc'
3.
NƯỚC SÔNG HẬU XANH NHƯ NƯỚC BIỂN?
“Phù sa mất dần, lượng phù sa bồi đắp không đủ sức “lấn” ra biển thì tất yếu sẽ có một quá trình ngược lại là tan rã. Và quá trình này sẽ chỉ tính bằng thế kỷ”.
Ông Tư Hài cho biết, đã mấy năm rồi không thấy con nước son (nước lũ lớn, phù sa ngầu đỏ -PV). Nguồn lợi thuỷ sản ngày càng ít nên gia đình ông đã bỏ nghề lưới cá mấy năm nay.
Theo ông Ni, có một thực tế là nếu thiếu nước ngọt vẫn còn có thể chờ mưa, trữ nước, hoặc chở nước từ thượng nguồn về. Còn phù sa bị thuỷ điện ngăn lại sẽ mất đi vĩnh viễn không gì bù đắp được. Khi đó, sụt lún (bao gồm cả sụt lún tự nhiên, sụt lún do khai thác nước ngầm..), sạt lở, nước biển dâng sẽ đáng sợ hơn rất nhiều.Sông Hậu mênh mông nhìn từ bờ Vĩnh Long sang thành phố Cần Thơ.
Sau cả đêm vất cả giăng lưới trên sông Hậu, ông Nguyễn Văn Diều, 60 tuổi, ngư dân ở xóm Đáy, xã Mỹ Hoà, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long thu được hơn 2 kg cá lòng tong, không có một con cá lớn.
Nước mùa này trong xanh như nước biển. Theo giới khoa học, nước càng trong chứng tỏ phù sa càng ít. Ông Marc Goichot, Chuyên gia Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) chia sẻ, năm 1992 lượng phù sa trên sông Mêkông ghi nhận được khoảng 160 triệu tấn/năm, nhưng đến năm 2014, con số này chỉ còn khoảng 75 triệu tấn/năm, tức đã giảm trên 50% so với hơn 20 năm trước. Ông Marc Goichot cũng nêu đập thủy điện chính là nguyên nhân làm giảm đáng kể sự di chuyển phù sa bồi đấp cho ĐBSCL.
Thông tin ở đây: Nước sông Hậu bỗng xanh... như nước biển: Hiểm họa tan rã ĐBSCL
4.
TIẾP TỤC QUY ĐỊNH "ĐỒNG PHỤC" PHỐ.
Tuyến phố Thái Thịnh sẽ được chỉ định về màu sắc chủ đạo. Ảnh minh họa: Võ Hải
"Với các biển quảng cáo gắn ở mặt tiền công trình cần đề xuất kích cỡ, màu sắc, tỷ lệ phù hợp. Chỉ định màu sắc chủ đạo trên tuyến phố phù hợp với tập quán, văn hóa", Chủ tịch Hà Nội yêu cầu.
Thông tin ở đây:Hà Nội muốn quy định 'đồng phục' trên phố Thái Thịnh
5.
MỌI THỨ SẼ VÀO GIÁ ĐIỆN?
Có 19 khoản chi phí được tính vào chi phí sản xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Trong đó đáng chú ý là chi phí phúc lợi như chi đám hiếu, hỷ, chi nghỉ mát, khen thưởng cho con em lao động... cũng được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Đọc ở đây: Đi nghỉ mát, hiếu hỉ... của EVN sẽ được tính vào chi phí sản xuất?
6.
THÔNG TIN TỔNG HỢP.
*TP Hồ Chí Minh:Ngừng bán tiền lưu niệm 100 đồng ở TP HCM từ 27/5
*Ngân hàng Nhà nước: trình Chính phủ phương án “cứu” bầu Đức
*Công bố: nguyên nhân hơn 14 tấn cá chết trên kênh Nhiêu Lộc
*Công ty Trung Quốc:trúng thầu gói thiết bị đường sắt
*Hà Nội:Trường hạ điểm thi đua SV nếu không đi bầu cử, có đúng pháp luật?
7.
Phóng sự ảnh cuả Báo Tuổi trẻ:
GIẤC MƠ SƠN ĐOÒNG CỦA CÁC ĐẠI SỨ THÀNH HIỆN THỰC
Đây là chuyến khám phá Sơn Đoòng do chính các đại sứ tự bỏ tiền để thực hiện. Chuyến đi vừa là để các đại sứ thực hiện giấc mơ của mình, vừa là để quảng bá cho du lịch Việt Nam, giới thiệu Sơn Đoòng ra thế giới.
Bảy đại sứ và các khách mời đã trải qua hành trình 5 ngày 4 đêm khám phá hang động lớn nhất thế giới. Các đại sứ chia sẻ đường đi không khó như họ tưởng nhưng khung cảnh thần tiên, cảm xúc khám phá thì vượt mọi tưởng tượng của họ. Kết thúc chuyến đi, đại sứ Anh gửi hình Sơn Đoòng cho cô con gái của mình và nhận lại nhiều tin nhắn cùng một nội dung "ôi chúa ơi, ôi chúa ơi...".
Các đại sứ nghe hướng dẫn viên giới thiệu các loại cây độc cần tránh chạm trên đường thám hiểm - Ảnh: Thuận Thắng |
Ba đại sứ Anh, Ý, Thụy Điển tham quan một lớp học ở bản Đoòng nằm ven đường thám hiểm Sơn Đoòng - Ảnh: Thuận Thắng |
Bảy vị đại sứ cùng các khách mời trước hang Én, nơi nghỉ đêm đầu tiên trong hành trình khám phá Sơn Đoòng - Ảnh: Thuận Thắng |
Các vị đại sứ ngồi quây quần giao lưu các porter (người khuân vác) khi nghỉ qua đêm tại hang Én - Ảnh: Thuận Thắng |
Một đoạn của hành trình khám phá hang động lớn nhất thế giới của các đại sứ - Ảnh: Thuận Thắng |
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski đu dây xuống vực sâu 80m ngay dưới cửa trước hang Sơn Đoòng - Ảnh: Thuận Thắng |
Đường đi khá vất vả, nhiều đại sứ bị vắt cắn, có đại sứ bị đá cứa rách chân. Trong ảnh: vết thương ở chân đại sứ Phạm Sanh Châu - Ảnh: Thuận Thắng |
Đại sứ CH Czech, Úc, Ý đeo đai an toàn trước khi vượt suối trong hang - Ảnh: Thuận Thắng |
Chuyến đi khá mệt nhưng tất cả các đại sứ đều đã nỗ lực tự mình vượt qua, tuân thủ các nguyên tắc an toàn của chuyên gia - Ảnh: Thuận Thắng |
Khoảnh khắc tận hưởng của á hậu Dương Trương Thiên Lý trong hành trình khám phá hang Sơn Đoòng - Ảnh: Thuận Thắng |
Đại sứ Phạm Sanh Châu trên hòn đá "Hand of dog" trước khi tới hố sụt thứ 1 - Ảnh: Thuận Thắng |
Đại sứ CH Czech, Úc, Thụy Điển, Anh, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ - Tom Malinowski và đại sứ Ý (từ trái) ngồi hát ca dưới ánh sáng huyền ảo ở hố sụt 1 - Ảnh: Thuận Thắng |
Á hậu Dương Trương Thiên Lý và trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski ghi lại kỷ niệm chơi game cùng các porter của chuyến đi - Ảnh: Thuận Thắng |
Các đại sư với quốc kỳ nước mình trên tay tại điểm dừng chân ở hố sụt thứ 1 - Ảnh: Thuận Thắng |
Đại sứ Úc Hugh Borrowman trên hòn đá "thiên đường" nổi tiếng của hang Sơn Đoòng - Ảnh: Thuận Thắng |
Một góc khu rừng ở hố sụt 2 - Ảnh: Thuận Thắng |