Sẽ có chiến tranh lạnh Hoa Kỳ - Trung Quốc?

Theo tác giả Paul Nash trên tờ Diplomaticourier, việc Trung Quốc tăng cường phát triển quân sự đang là mối đe dọa cho sự thống trị tuyệt đối của Hoa Kỳ trên thế giới và cuộc chạy đua nhằm giành giật ảnh hưởng của hai quốc gia này đang tạo cơ sở cho một cuộc Chiến tranh lạnh mới.

Sẽ có chiến tranh lạnh Hoa Kỳ - Trung Quốc?

Sẽ có chiến tranh lạnh Hoa Kỳ - Trung Quốc?

Sự phát triển quân sự của Trung Quốc có thể đẩy nước này vào một cuộc Chiến tranh lạnh mới với Hoa Kỳ.

“Đội tàu ngầm của Trung Quốc có thể là mối đe dọa chính đối với các con tàu của Mỹ”, Albert Ravenholt, tác giả đã viết trên tờ nhật báo Chicago vào năm 1964 nhằm nói đến mối đe dọa dưới mặt nước của nước này đối với các lực lượng hải quân Hoa Kỳ tại Biển Đông khi đó.

Các tàu ngầm do người Nga cung cấp này được triển khai tại đảo Hải Nam, cực nam của đất liền Trung Quốc và nằm ngang vịnh Bắc Bộ. Vào lúc đó, Trung Quốc có khoảng 30 đến 40 chiếc đang hoạt động và là đội tàu ngầm lớn thứ tư thế giới sau Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh.

Trung Quốc đã hiện đại hóa quân sự tương ứng với tăng trưởng kinh tế của mình. Trung Quốc đã chi tiêu rất nhiều cho quân đội, cố gắng bắt kịp các kĩ thuật công nghệ của phương Tây bằng cách thúc đẩy các loại vũ khí đạn dược có độ chính xác cao và nâng cao năng lực về chống vệ tinh và chiến tranh mạng.

Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống tên lửa chống tàu, hệ thống này được đặt trên bờ nhằm hạn chế các quốc gia khác đi lại tự do trên các vùng biển trong khu vực trong đó có vùng biển đang tranh chấp quanh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nơi được cho có trữ lượng dầu và khí lớn thứ tư trên thế giới.

Ngoài việc nâng cao số tàu trong đội tàu ngầm của mình lên tới hơn 50 chiếc, Trung Quốc đã khai trương 4 hoặc 5 chiếc tàu ngầm có tên lửa đạn đạo loại 094, loại tầu ngầm còn có tên gọi là “kẻ gây nổ”.

Và vào năm 2007, Trung Quốc đã hoàn thành công tác xây dựng một cơ sở ngầm hiện đại tại đảo Hải Nam giúp các tàu của nước này có thể dễ dàng tiến tới eo biển Malacca, Biển Đông và Ấn Độ Dương, những tuyến đường hàng hải thông qua phần lớn lượng hàng hóa giao thương của thế giới và con đường vận chuyển dầu từ vịnh Ba Tư đến Trung Quốc.

Mục tiêu lâu dài của Bắc Kinh dành cho vài thập kỷ tới là thiết lập một lực lượng hải quân đủ cứng cáp để thực hiện tham vọng bá quyền ra ngoài các vùng biển trong khu vực theo cả hướng tây lẫn hướng đông.

Để hoàn thiện năng lực cho tham vọng bá quyền của mình, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một hạm đội tàu nhỏ với “ít nhất là 3 chiếc” tàu sân bay. Vào năm 1998, sau khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc đã mua chiếc tàu sân bay không sử dụng của Ukraina được thiết kế riêng cho các cuộc chiến bằng tàu ngầm.

Con tàu này được Trung Quốc dùng để khai thác thiết kế để tự mình chế tạo một con tàu sân bay trong tương lai. Dự kiến con tàu này sẽ đi vào sử dụng vào cuối năm nay, chở 30 chiếc máy bay chiến đấu J-15, trực thăng và một thủy thủ đoàn gồm 2.000 người.

Tăng trưởng với tốc độ trung bình mỗi năm hơn 10% kể từ những năm 1990, chi tiêu cho quân đội của Trung Quốc lần đầu tiên vượt châu Âu sau nhiều thế kỷ.

Theo Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), nơi mới công bố đánh giá chi tiêu quân sự toàn cầu năm 2012, ngân sách của Trung Quốc cho quốc phòng tăng trưởng một cách mạnh mẽ, nếu không muốn nói là đáng báo động, kể từ cuộc khủng hoảng 2008 trong khi đó ngân sách của Mỹ và châu Âu dành cho quân sự lại giảm đi.

IISS dự kiến vào năm 2015, chi tiêu quân sự của Trung Quốc sẽ vượt qua chi tiêu của 4 thành viên NATO lớn nhất cộng lại sau khi liên minh này làm theo sáng kiến “quốc phòng thông minh”. Được Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đề xuất, sáng kiến “quốc phòng thông minh” sẽ giúp các thành viên NATO cùng góp sức và chia sẻ với nhau nhằm đạt được hợp lực trong thời buổi khó khăn về ngân sách.

Có thể hiểu tại sao Trung Quốc sốt sắng đầu tư bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của mình. Ký ức sự xâm lăng của người châu Âu vào thế kỷ 19 và của người Nhật Bản vào thế kỷ 20 đã khiến nước này luôn cảm thấy bất an trước các liên minh quân sự hiện đại giữa Hoa Kỳ và các láng giềng của Trung Quốc như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.

Trong những năm gần đây, nước này đã tiến hành các cuộc tập trận qui mô lớn để nâng cao năng lực quốc phòng trên biển, điều động nhanh và sự linh hoạt về chỉ huy kiểm soát.

Những động thái đó của Trung Quốc rõ ràng là để tạo đối trọng cho sự hiện diện của Hoa Kỳ ở dưới mặt nước, trên mặt nước và trên không.

Nhưng các dự án thử nghiệm các khí tài tầm xa của Trung Quốc cho thấy nước này không chỉ dừng lại ở việc đạt được năng lực quốc phòng đối với các vùng biển xung quanh lãnh hải của mình.

Để xoa dịu các lo ngại của quốc tế (về sự bành trướng của quân đội Trung Quốc), Quân đội giải phóng nhân dân đã bắt đầu tiến hành các chiến dịch ngoại giao quân sự nhằm cải thiện các mối quan hệ song phương và đa phương của mình tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và để làm dịu các cuộc tranh chấp về chủ quyền.

Nước này cũng tham gia vào các sáng kiến an ninh toàn cầu như các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc hay các hoạt động phối hợp với NATO chống cướp biển ngoài khơi khu vực Sừng ở châu Phi.

Đối phó với năng lực hải quân ngày càng mạnh hơn của Trung Quốc, Lầu Năm Góc đã bắt đầu hành động với mục tiêu tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại Thái Bình Dương để kiềm chế Trung Quốc.

Hồi tháng 3, Đô đốc Sam Locklear, chỉ huy Tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Hoa Kỳ (PACOM) sau khi lãnh đạo các lực lượng hải quân Mỹ tại châu Âu và hợp tác với các chiến dịch của NATO tại Libya đã nhận lệnh chuyển đổi Tư lệnh Thái Bình Dương thành đội quân tiên phong thực hiện chiến lược quân sự mới của Hoa Kỳ.

Xét về mặt ngoại giao, Bộ ngoại giao Mỹ đã thắt chặt mối quan hệ lâu năm của mình với các đồng minh như Nhật Bản, Philippines và Úc.

Hoa Kỳ cũng đã tăng cường quan hệ của mình với các quốc gia ASEAN. Bản thân Tư lệnh Thái Bình Dương đã có các thỏa thuận an ninh song phương với Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Philippines.

Theo quan điểm của Trung Quốc, NATO là phương tiện của Mỹ để bá chủ toàn cầu và thống trị về quân sự. Bắc Kinh đặc biệt lo ngại về vai trò của NATO khi lật đổ các chính quyền ở Afghanistan và Libya.

Trung Quốc nhìn nhận những chiến dịch ở hai quốc gia trên là tiền lệ nguy hiểm để sau này NATO có thể sẽ ủng hộ Đài Loan nếu hòn đảo “phản bội” này tuyên bố độc lập về chính trị đối với đại lục hoặc có thể một ngày nào đó Mỹ và NATO sẽ dùng vũ lực để thay đổi chế độ chính trị ở Trung Quốc nếu chính quyền Trung Quốc đe dọa sự thống trị tuyệt đối của người Mỹ.

Việc Hải quân giải phóng nhân dân ngày càng tỏ ra hiếu chiến tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã khiến Hoa Kỳ chuyển chú ý từ Đại Tây Dương sang khu vực này. Ngoài ra, Mỹ cũng không hề “nhắm mắt làm ngơ” trước các chương trình của Bắc Kinh tạo ảnh hưởng về kinh tế và chính trị với châu Âu thông qua thương mại và đầu tư.

Sự thiếu rõ ràng của Trung Quốc trong việc tuân thủ các mục tiêu chiến lược (tức mục tiêu vươn lên một cách hòa bình) đã trở thành đề tài thảo luận trong suốt chuyến thăm Mỹ của phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 2 vừa qua.

Ông Tập, người có quan hệ mật thiết với quân đội Trung Quốc hơn ông Hồ Cẩm Đào, đã cam kết sẽ thúc đẩy hành động nhằm khôi phục và mở rộng các cuộc đối thoại giữa quân đội Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Ông Tập nhấn mạnh rằng việc Trung Quốc hiện đại hóa và mở rộng quân đội hoàn toàn là vì mục đích quốc phòng tự vệ và sự phát triển nhanh chóng của quân đội nước này chỉ thuần túy phản ánh sự cần thiết phải đưa các lực lượng vũ trang nước này lên tầm tương ứng với tăng trưởng kinh tế, dân số lớn và vị thế quốc tế ngày càng cao của Trung Quốc.

Thực ra, có thể Trung Quốc chủ yếu muốn đảm bảo chủ quyền và bảo vệ an ninh trên các tuyến đường hàng hải vận chuyển các tài nguyên thiên nhiên và nhiên liệu từ Trung Đông và châu Phi.

Hoặc nước này cũng có thể đang tăng cường tuyên bố khẳng định lợi ích về kinh tế và chủ quyền của mình tại Biển Đông.

Hoặc như một số nhà quan sát vẫn nhận định, Trung Quốc muốn làm suy yếu NATO và đem đến một thế cân bằng quyền lực mới, một thế cân bằng giúp nước này đối phó với các mối đe dọa toàn cầu khi nước này mở rộng đầu tư kinh doanh tại châu Phi và các nơi khác.

Dù thế nào đi nữa, một điều đã trở nên rõ ràng là việc Trung Quốc ngày càng tỏ ra hiếu chiến cùng với việcTư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ muốn hiện diện trở lại tại châu Á Thái Bình Dương đang tạo nền tảng cho một cuộc Chiến tranh lạnh mới.

Tùng Lâm

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !