Sẽ cho phá sản một số tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Cuộc “đại phẫu” ngân hàng đang diễn ra với quy mô lớn, ngoài chuyện cơ cấu, sắp xếp lại các tổ chức tín dụng (TCTD), thì cơ quan điều hành cũng đang xem xét cho giải thể một số TCTD phi ngân hàng.

Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng.

Xóa tên một số TCTD phi ngân hàng

Trình bày báo cáo giám sát về tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, hệ thống tài chính ngân hàng dù trải qua 3 cuộc “đại phẫu” lớn (giai đoạn 1 từ 1998 – 2003; giai đoạn 2 từ 2005 – 2008 và giai đoạn 3 từ 2012 – nay), nhưng còn rất nhiều vấn đề đáng lo ngại đặt ra đối với hệ thống này.

Sẽ cho phá sản một số tổ chức tín dụng phi ngân hàng - ảnh 1

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu

Đặc biệt, nhiều nhà băng dù đã trải qua cuộc “đại phẫu” ở giai đoạn đầu tiên, song tới nay vẫn rơi vào khó khăn. Vì thế, hầu hết các NHTMCP được sắp xếp, chấn chỉnh lần thứ 3 (từ năm 2012 đến nay) cũng là những ngân hàng đã từng tái cơ cấu 2 lần trước. 

Đơn cử, NHTMCP Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa, Sài Gòn (đã tái cơ cấu lần 1); NHTM Nhà Hà Nội (lần 1), Sài Gòn-Hà Nội (lần 2 chuyển đổi từ NHTM cổ phần nông thôn Nhơn Ái), Nam Việt (lần 2 từ NHTM cổ phần nông thôn Sông Kiên), Phương Tây (lần 2 từ NHTM cổ phần nông thôn Miền Tây), Đại Tín (lần 2 từ NHTM cổ phần nông thôn Rạch Kiến), Dầu khí toàn cầu (lần 2 từ NHTM cổ phần nông thôn Ninh Bình).

Với cuộc “đại phẫu” lần thứ 3, sau hơn 2 năm thực hiện đã phê duyệt 8/9 NHTMCP yếu kém. Đã có 3 ngân hàng đã hợp nhất với nhau, 1 ngân hàng đã được hợp nhất với 1 tổ chức tín dụng khác, 1 ngân hàng đã được sáp nhập vào 1 ngân hàng khác, 3 ngân hàng đã được chấp thuận phương án tự cơ cấu lại.

Các NHTM Nhà nước tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt thị trường. Cùng với đó, cơ quan quản lý đang tiến hành xem xét cho giải thể một số TCTD phi ngân hàng.

Đánh giá về tái cơ cấu ngân hàng, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu nhìn nhận, các giải pháp vừa qua về sắp xếp, chấn chỉnh trong hệ thống ngân hàng chưa có sự thay đổi lớn về chất, chưa có sự tham gia của các NHTM lớn, có tiềm lực tài chính mạnh trong quá trình tái cơ cấu các ngân hàng nhỏ, yếu kém. Một số giải pháp áp dụng trong quá trình tái cơ cấu còn mang tính tình thế. Các giải pháp được triển khai trong thời gian qua chủ yếu là TCTD tự xử lý nợ xấu, đã làm giảm mức độ năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh của TCTD trong ngắn hạn.

“Nếu các biện pháp tự xử lý nợ xấu của TCTD và cơ cấu lại nợ không được hỗ trợ tích cực bởi sự phục hồi kinh tế, thực thi có hiệu quả các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô, xử lý nợ tồn đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản chậm, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường bất động sản và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì nợ xấu vẫn tiềm ẩn rất lớn, xử lý khó khăn hơn và có nguy cơ tăng mạnh”- ông nói.

Sở hữu chéo thao túng hoạt động ngân hàng

Một trong những tồn tại lớn nhất của hệ thống ngân hàng là vấn đề sở hữu chéo. Nếu nợ xấu được ví như “cục máu đông” thì sở hữu chéo với ma trận chằng chịt được ví như “ung nhọt” đang tồn tại.

“Sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng thiếu minh bạch, vốn điều lệ ở một số ngân hàng thương mại cổ phần không phản ánh đúng thực chất, dẫn đến nguy cơ chi phối, thao túng hoạt động ngân hàng”- Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế báo cáo.

Tình trạng lũng loạn sở hữu chèo tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng tới an toàn từng nhà băng, cũng như toàn hệ thống ngân hàng. Thực tế trên tồn tại kéo dài nhiều năm, cần được xử lý từng bước, nhưng quyết liệt, triệt để và bằng nhiều giải pháp đồng bộ.

Bên cạnh đó, việc xử lý nợ xấu chậm do vướng mắc cả về thể chế và mô hình. Hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) còn gặp một số vướng mắc. Cơ sở pháp lý cho mua bán nợ xấu chưa rõ ràng, thiếu cơ chế, nguồn lực cho việc xử lý nợ xấu. Trong khi các bên liên quan thiếu động cơ để đẩy mạnh tiến trình xử lý nợ xấu thì bản thân VAMC không đủ nguồn lực để thực hiện theo phương thức "mua đứt bán đoạn”.

Một vấn đề nữa cũng được đoàn giám sát chỉ ra là khách hàng vay cũng chưa chủ động cơ cấu lại hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, quản trị và tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh để trả nợ ngân hàng do tâm lý trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Trong đó nhiều trường hợp khách hàng vay trây ỳ, trốn tránh trách nhiệm trả nợ và không hợp tác với ngân hàng trong việc xử lý nợ. Một số tổ chức tín dụng thì chưa chủ động tái cơ cấu và tích cực xử lý nợ xấu, bán nợ xấu cho VAMC, đồng thời chưa minh bạch chất lượng tín dụng và nợ xấu.

Trường Giang

Số hóa và phát triển bền vững - hai trụ cột chiến lược của doanh nghiệp Việt

Theo Nghiên cứu Triển vọng Doanh nghiệp năm 2025 của Ngân hàng UOB Việt Nam, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đang tập trung đầu tư vào hai trụ cột chiến lược: số hóa và phát triển bền vững.

Doanh nghiệp Việt nỗ lực ‘mở lối đi riêng’ ở thị trường Hàn Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.