Sau vụ Bạc Hy Lai, kinh tế Trung Quốc sẽ về đâu?

Vụ án thế kỷ Bạc Hy Lai đã khép lại nhưng chắc chắn dư chấn của nó ở Trung Quốc chưa thể dừng lại. Tờ South China Morning Post của Hong Kong và Kinh tế quan sát báo của Trung Quốc cho rằng đất nước cần tiến hành nhanh chóng các cải cách về kinh tế và chính trị.
Sau vụ Bạc Hy Lai, kinh tế Trung Quốc sẽ về đâu? - ảnh 1
Cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai trước tòa.

Xuất bản ở Hong Kong, tờ South China Morning Post (Bưu điện Hoa Nam buổi sáng) bình luận: Sự sụp đổ ngoạn mục của cựu bí thư Trùng Khánh đã làm lộ rõ sự rạn nứt ngay trong lòng bộ máy cầm quyền và phản ảnh rõ sự thất bại của mô hình kinh tế chỉ huy, đặt ra nhiều thách thức lớn cho dàn lãnh đạo mới.

Dĩ nhiên, bản án dành cho Bạc Hy Lai đã đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị của ông ta, nhưng vẫn còn tồn đọng lại nhiều câu hỏi không lời giải đáp. Một mặt việc đưa ra xét xử công khai và kết án tù chung thân ông Bạc Hy Lai cho thấy bầu không khí chính trị tại Trung Quốc đang diễn ra rất căng thẳng. Thông qua việc kết án cựu bí thư Trùng Khánh, dàn lãnh đạo mới đương nhiên muốn chứng tỏ quyết tâm chống tham nhũng mà đối tượng điều tra kế tiếp đang bị nhắm đến là ông Chu Vĩnh Khang, cựu bộ trưởng Bộ công an đầy quyền lực và cũng là người đỡ đầu cho vị “hoàng tử đỏ” thất sủng.

Đây cũng là lần đầu tiên một uỷ viên trong Ban Thường vụ (dù là đã về hưu hay còn tại chức) trở thành đối tượng điều tra về một tội kinh tế. Mặt khác, sự việc cũng phản ảnh phần nào tương lai Trung Quốc đang bị đe dọa. Ngoài việc mong muốn nhanh chóng dập tắt vụ án trước kỳ Đại hội toàn thể lần 3 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, sắp diễn ra vào tháng 11 năm nay, nhiều định hướng kinh tế cần phải được quyết định nhanh chóng. Trung Quốc giờ đây đứng trước ngã ba đường: hoặc là tiếp tục công cuộc cải cách, thông qua việc giảm bớt vai trò của Nhà nước, hướng đến một nền kinh tế thị trường thực thụ và một Nhà nước pháp quyền. Hoặc là Trung Quốc khẳng định cam kết của mình vào một Nhà nước vững mạnh cùng với sự phát triển của một nền chủ nghĩa tư bản Nhà nước.

Sau vụ Bạc Hy Lai, kinh tế Trung Quốc sẽ về đâu? - ảnh 2
Cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang (trái) và ông Tập Cận Bình tại đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ngày 10-3-2012. Hồi đầu tháng 8-2013, ông Tập Cận Bình đã đạt được sự đồng thuận với 6 thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc về việc điều tra đầy đủ đối với ông Chu Vĩnh Khang.
Ảnh: CHINA NEWS

Về điểm này, tờ Kinh tế quan sát báo cũng có cùng quan điểm cho rằng “Cần khẩn trương cải tổ doanh nghiệp nhà nước”. Tờ báo cho rằng phải đợi đến kỳ Đại hội toàn thể lần ba của Ban chấp hành Trung ương sắp tới, người ta sẽ biết rõ hơn những hướng cải cách doanh nghiệp Nhà nước, cũng như việc khẳng định mở cửa cạnh tranh cho các doanh nghiệp này, cho đến giờ vẫn giữ vị thế độc tôn.

Theo tờ báo, Uỷ ban Giám sát và Quản lý tài sản công (Sasac), được thành lập cách đây 10 năm, và nắm trong tay nhiều khối tài sản lớn, với tổng trị giá ước tính lên đến 30 nghìn tỷ NDT, đang hồi hộp đón chờ vị lãnh đạo mới.

Giới chuyên gia kinh tế trong nước cho rằng, bất luận người kế nhiệm là ai, điều quan trọng là Chính phủ đang nhắm đến những cải cách nào sắp tới. Hầu hết các chuyên gia đều có chung một nhận định: công cuộc cải tổ các doanh nghiệp nhà nước không thể chờ đợi lâu hơn được nữa, vì các doanh nghiệp này hiện đang trong tình trạng nguy hiểm. Các con số đưa ra cho thấy lợi nhuận có vẻ tăng lên, lại là những con số ảo. Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc và thế giới đang rơi vào tình trạng trì trệ, các doanh nghiệp nhà nước bắt đầu có dấu hiệu hụt hơi và nhiều hồi chuông báo động đã được gióng lên.

Sau vụ Bạc Hy Lai, kinh tế Trung Quốc sẽ về đâu? - ảnh 3

 Tờ báo trích dẫn số liệu do Hiệp hội ngành công nghiệp luyện gang thép đưa ra cho biết, tổng dư nợ của 86 doanh nghiệp lớn và vừa trong lĩnh vực này vào cuối tháng Sáu năm nay đã vượt quá con số 3000 tỷ NDT, với tỷ lệ nợ trung bình là 69,74%.

Không chỉ riêng trong ngành luyện gang thép, một số ngành trọng điểm khác cũng rơi vào tình trạng đáng báo động. Theo phân tích của tờ báo, ngoài tình hình tài chính thế giới suy thoái, ngay chính bản thân các doanh nghiệp quốc doanh cũng có nhiều vấn đề trong cách vận hành: phát triển không cân đối, tăng trưởng quá mức, hệ thống quản lý chưa hoàn thiện, quản lý thiếu tinh tế, khả năng sinh lợi kém và sự kế thừa lịch sử quá nặng nề.

Đó là chưa kể đến khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của các doanh nghiệp nhà nước. Do đó, các nhà phân tích mong rằng người kế nhiệm sắp tới của cơ quan đầy quyền lực này sẽ là một người chủ trương cải cách chứ không chỉ là một quan chức cao cấp.
Lương Minh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !