Sau Libya sẽ là Syria?

Sự sụp đổ của chính quyền Libya dưới sự lãnh đạo của Muammar Gadhafi có vẻ đang tạo điều kiện thuận lợi để phương Tây chuyển sự quan tâm tới Syria và các cuộc biểu tình liều lĩnh chống lại Tổng thống Bashar al-Assad đang diễn ra nơi đây.

Sau Libya sẽ là Syria?

Sau Libya sẽ là Syria?

Người dân Libya ăn mừng đất nước được giải phóng khỏi ách thống trị của Gadhafi.

Sự đổ vỡ của chính quyền Gadhafi sau 6 tháng nội chiến mà các phiến quân được lợi nhờ những lệnh trừng phạt cấm bay và lệnh tấn công trên không của NATO, có thể là dấu hiệu cho một cuộc lật đổ trong vòng 6 tháng ở Syria. Đây cũng có thể sẽ là thời điểm thể hiện những nỗ lực đè bẹp các cuộc biểu tình của Assad.

"Cộng đồng quốc tế giờ đây sẽ cho rằng can thiệp mạnh tay vào cuộc đấu tranh ở Syria sẽ giải quyết được vấn đề”, Louay Hussein, thành viên đảng đối lập nói.

"Libya đã làm dấy lên phạm trù đạo đức của phương Tây và đây càng là cái cớ rất tốt để phương Tây có thể can thiệp vào tình hình ở Syria. Dù sao thì hiện tại vẫn chưa có quyết định gì về việc tiến hành các hoạt động quân sự ở nước này”.

Hussein và các nhà hoạt động đối lập nói các sự kiện diễn ra ở Tripoli đã củng cố những hy vọng của người dân Syria.

"Những gì xảy ra ở Libya có ý nghĩa rất lớn với chúng tôi, điều này có nghĩa là phong trào Ả Rập Tiến Lên rõ ràng có tiến triển. Nếu không có thiện chí sẽ chẳng giải quyết được vấn đề gì cả”, Michael Kilo, một nhà hoạt động đối lập năng nổ phát biểu.

Chưa nước nào đề xuất sử dụng biện pháp can thiệp của NATO ở Syria. Nhưng phương Tây đã kêu gọi Assad từ chức và Washington đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên các hoạt động đàn áp của ông khiến hơn 2.200 người dân vô tội thiệt mạng.

Syria có đồng minh là Iran và là một đối tác quan trọng của Lebanon, mặc dù đã chấm dứt 29 năm hỗ trợ quân sự ở nước này từ năm 2005. Syria cũng có tầm ảnh hưởng lớn ở Iraq và nhận được sự ủng hộ từ các nhóm quân sự như Hamas là lực lượng hồi giáo Jihad và Hezbollah.

Assad phản pháo

Chủ nhật vừa rồi Assad tuyên bố Syria sẽ không đầu hàng trước các áp lực bên ngoài. Ông nói rằng những áp lực kiểu đó chỉ có thể "dọa" được mấy "ông" tổng thống Mỹ và những kẻ "bợ đít quan hay khúm núm theo đuôi kẻ khác".

"Về việc đe dọa sử dụng vũ lực.... bất cứ một hành động nào chống lại Syria sẽ nhận lại hậu quả tệ hại hơn những việc người ta có thể hình dung được", ông phát biểu.

Assad đã trả lời dư luận bằng những biện pháp cải cách hỗn hợp. Ông trao tặng quyền công dân cho hàng trăm nghìn người tộc Kurds, chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở nước này và hứa sẽ để các đảng khác ngoài đảng Baath của ông tham gia bầu cử.

Các nhà phân tích và hoạt động đối lập nói rằng họ nghĩ tình hình ở Syria sẽ trở nên xấu đi vì chính quyền ngày càng đẩy mạnh đàn áp còn những người biểu tình thì nhất quyết không chịu nhượng bộ.

Nhà phân tích cấp cao Bou Monsef nhận định Assad sẽ trở nên cứng rắn hơn với biện pháp an ninh ông ta đang sử dụng sau những gì xảy ra với Libya.

"Ông ta thấy được ý đồ thế giới đang toan tính về ông ta sẽ dứt khoát hơn và giờ đây khi Gadhafi đã bị loại xong thì sẽ đến lượt ông ta. Điều này rất rõ ràng", Bou Monsef nhận xét.

Một số nhân vật đối lập bày tỏ lo ngại rằng, hồi kết ở Libya sẽ khuyến khích các bên đối lập kêu gọi một cuộc nổi dậy vũ trang thay vì những đợt biểu tình trong hòa bình từ trước tới giờ ở Syria.

"Tôi e rằng một số người ở phe đối lập đang háo hức lật đổ chính quyền mà chúng tôi đang nỗ lực kêu gọi tránh để xảy ra tình trạng giống như ở Libya, sẽ nói họ đã thành công và sử dụng vũ trang", Hussein, người đã từng bị bắt giam trong cuộc nổi dậy, nói.

"Nhưng chúng tôi sẽ phản đối những đề xuất như vậy bất kể là do ai đưa ra".

Bất đồng chính kiến

Phong trào phản đối Assad đang rạn nứt. "Mặc dù mọi chuyện vẫn đang diễn ra nhưng phe đối lập vẫn đang luẩn quẩn với những bất đồng cá nhân nhỏ nhặt giữa các lãnh đạo", Kilo nói.

Boumonsef tuyên bố, với sự giúp đỡ quốc tế, họ sẽ nỗ lực nhiều hơn để thống nhất đất đất nước.

"Phe đối lập sẽ cố gắng nhiều hơn. Sẽ không có chuyện quay đầu lại và những cải cách [của Assad] sẽ chẳng có thể giải quyết được vấn đề gì. Quá muộn rồi".

Háo hức sau khi các lãnh đạo phương tây kêu gọi Assad từ chức, các lãnh đạo đối lập của Syria đang gặp gỡ để bàn bạc ở thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, để bầu ra một hội đồng đặt tại nước ngoài nhằm hỗ trợ cho quá trình chuyển giao quyền lực nếu Assad bị lật đổ.

Hãng tin Reuters cho hay, không như các cuộc hội đàm bị chia rẽ giữa những người Hồi giáo và tự do trước, các bên tham gia nói rằng 120 nhân sự được tiến cử cho hội đồng đã dành được sự đồng ý rộng rãi cả ở trong và ngoài Syria.

Hội đồng sẽ đại diện cho những người bất đồng chính kiến sống lưu vong và cả những nhà hoạt động trong nước, các nhân vật đối lập cho biết.

Tuy vậy, vẫn có một số người dội gáo nước lạnh vào ý kiến này cho rằng "chẳng ai ở trong nước quan tâm đến một cuộc hội đàm diễn ra ở nước ngoài vì quan điểm của công chúng và những người Syria trong nước cho rằng cái gì xảy ra ngoài biên giới nước này chỉ là sự kiện bên lề", Kilo nói.

"Chúng tôi không cần một hội đồng chuyển giao. Khó khăn chính không phải là việc làm gì sau khi chính quyền sụp đổ mà đối với chúng tôi là việc làm hàng ngày để chúng tôi vẫn có thể đứng vững được", ông nói.

Hoa Tạ

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !