Sau khi Mỹ rút quân, Afghanistan trở thành ‘cơn đau đầu’ với Nga

Trong bối cảnh quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan, các cuộc đụng độ ở biên giới với Tajikistan, Uzbekistan và Turkmenistan đã trở nên thường xuyên hơn.

Theo các chuyên gia của tờ Le Figaro Pháp, tất cả đều là đồng minh của Nga, vì vậy các nước này mong đợi sự hỗ trợ và giúp đỡ từ Moscow. Tuy nhiên, Nga dường như “không quan tâm” đến việc gửi quân đến Afghanistan, hoặc thậm chí không muốn đóng bất kỳ vai trò quan trọng nào trong khu vực.

Le Figaro cho biết, Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Afghanistan và điều này gây bất ngờ cho Nga, vì giới chuyên gia tin rằng họ sẽ ở đó mãi mãi. Theo các chuyên gia Nga, việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan sẽ trở thành “cơn đau đầu” đối với Moscow.

Chuyên gia Igor Delanoe, phó giám đốc Đài quan sát Nga-Pháp ở Moscow lưu ý, xung quanh Nga ngày càng nhiều điểm nóng như Ukraine, Nagorno-Karabakh, Belarus, Kyrgyzstan, tất cả các nước cộng hòa thuộc Liên Xô. Do đó, tình hình ở Afghanistan cũng trở thành mối lo ngại.

{keywords}
Quyết định của Tổng thống Joe Biden rút toàn bộ lực lượng Mỹ khỏi Afghanistan đã dấy lên sự bất ổn nội bộ quốc gia Nam Á này. (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Vladimir Putin không ngừng lặp đi lặp lại rằng, Nga chỉ muốn sự ổn định trong khu vực, nơi có lợi ích riêng của mình. Việc rút quân đội của Mỹ diễn ra trong một khoảng thời gian thần tốc gây ra tác động tiêu cực đến tình hình an ninh trong nước và khu vực.

“Nhiệm vụ của Mỹ ở Afghanistan đã thất bại và chúng tôi không quan tâm đến thực tế là đã có sự hỗn loạn, chúng sẽ đe dọa các đối tác của chúng tôi trong khu vực”, chuyên gia Le Figaro chia sẻ.

Theo ghi nhận, ngay từ tháng 5, gần biên giới với Tajikistan, Uzbekistan và Turkmenistan bắt đầu xảy ra các cuộc đụng độ giữa lực lượng chính phủ và Taliban. Lực lượng này đã chiếm rất nhiều đồn biên phòng. Trong khi, Tajikistan có căn cứ quân sự lớn nhất bên ngoài biên giới của Nga. Tất cả các quốc gia này đều có quan hệ mật thiết với Moscow. “Vì vậy, Nga không muốn thấy cuộc xung đột vượt ra ngoài biên giới của Afghanistan”, ông Delanoe nhận định.

Tuy nhiên, theo nhà phân tích chính trị người Nga Fyodor Lukyanov, các đại diện của phong trào Taliban đã hứa với Moscow rằng họ sẽ không vượt ra ngoài biên giới của Afghanistan. “Nhưng làm sao có thể tin được Taliban? Thật khó để dám chắc. Theo tôi, Nga không muốn can thiệp trực tiếp hay đóng vai trò chính nào ở Afghanistan. Kinh nghiệm của Liên Xô đã chỉ rằng tốt hơn hết là đừng tham gia vào Afghanistan”, ông Lukyanov nói.

Nhưng các nhà chức trách Nga đảm bảo rằng họ sẽ đến hỗ trợ Tajikistan trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, Uzbekistan cũng yêu cầu sự hỗ trợ kỹ thuật của Nga.

Theo nhà khoa học chính trị Dmitry Trenin, Giám đốc trung tâm Carnegie Moscow Center - chuyên nghiên cứu chính sách đối nội, đối ngoại, quan hệ và an ninh quốc tế, “nhưng mối quan tâm chính của Nga là về các đường biên giới ‘mỏng manh’, chúng khiến các phần tử cực đoan, ví dụ, các thành viên của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) xâm nhập vào các nước Trung Á dễ dàng hơn, trong khi Nga có chế độ miễn thị thực với các nước này. Cộng với việc nội chiến hoặc sự gia tăng quyền lực của Taliban sẽ dẫn đến dòng người tị nạn, cũng như nạn buôn bán ma túy ở biên giới với Tajikistan và Uzbekistan - là tuyến phòng thủ đầu tiên của Nga”.

Cũng theo nhà phân tích chính trị Lukyanov, đối với Moscow, đây là cơ hội để nói “Hãy nhìn xem, người Mỹ là đối tác không đáng tin cậy. Quốc gia nghiêm túc và không thể thay thế duy nhất mới là Nga”.

Trong khi đó, theo ông Delanoe, Nga cũng muốn hạn chế sự lan rộng và ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực, trong khi Ấn Độ, Trung Quốc và Iran về Afghanistan để hợp tác. “Có vẻ như Trung Á đã đến gần với không khí của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Và ở Moscow, quan điểm phổ biến cho thấy Afghanistan là một nguyên nhân bổ sung gây lo ngại cho Nga”, ông Delanoe kết luận.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đẩy nhanh cột mốc hoàn tất rút quân khỏi Afghanistan vào ngày 31/8, thay vì ngày biểu tượng 11/9 như dự kiến. Tính đến giữa tuần này, Washington đã rút hơn 90% quân số.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Taliban đang tăng cường tái chiếm các khu vực từ tay quân Chính phủ Afghanistan và Mỹ, với 85% diện tích giờ đã nằm trong tay lực lượng này. Được biết, kể từ ngày 31/8 tới sẽ chỉ còn 650 binh sĩ ở lại Afghanistan để bảo vệ cho Đại sứ quán Mỹ ở Kabul.

Lý do Ukraine thất bại trong cuộc chiến chống lại Nord Stream 2

Lý do Ukraine thất bại trong cuộc chiến chống lại Nord Stream 2

Nghị sĩ quốc hội Ukraine ông Oleg Dunda cho rằng nước này đã thua trong cuộc chiến chống lại Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) vì chính phủ mắc sai lầm.

Thanh Bình (lược dịch)

Apple, Amazon bị tố bắt tay làm giá iPhone

Apple và Amazon bị cáo buộc cùng nhau bơm thổi giá iPhone, iPad bán trên nền tảng của Amazon, do đó phải đối mặt với vụ kiện chống độc quyền.

Cựu Thủ tướng Boris Johnson bất ngờ xin rút khỏi Quốc hội Anh

Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson đột ngột xin từ bỏ tư cách nghị sĩ quốc hội nhằm phản đối một cuộc điều tra nhằm vào ông.

Tìm thấy 4 đứa trẻ còn sống sau vụ máy bay rơi ở Colombia

Tổng thống Colombia Gustavo Petro ngày 9/6 cho biết đã tìm thấy 4 đứa trẻ còn sống ở trong rừng sau khi máy bay chở các em gặp nạn cách đây hơn 5 tuần.

Nam sinh bị đòi bồi thường gần nửa triệu USD vì liếm chai nước tương

NHẬT BẢN - Chuỗi nhà hàng sushi Sushiro đang kiện và đòi một nam sinh bồi thường 67 triệu Yen, tương đương 480.000 USD, vì những hành vi mất vệ sinh của người này.

Hai máy bay va chạm tại sân bay Nhật Bản, một chiếc gãy cánh

Bộ Giao thông Nhật Bản vừa cho biết, hai máy bay chở khách dường như đã va chạm với nhau ở gần một đường băng tại sân bay Haneda của thủ đô Tokyo.

Thái tử Ảrập Xêút dọa gây tổn hại nền kinh tế Mỹ

Tờ Washington Post trích dẫn các tài liệu rò rỉ cho biết, Thái tử Ảrập Xêút đe dọa gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ sau khi Washington cảnh báo Riyadh “hậu quả” vì đồng ý với Nga cắt giảm sản lượng dầu mỏ.

Trả tiền thuê người giúp xin nghỉ việc ở Nhật Bản

Nhiều người lao động tại Nhật Bản luôn cảm thấy hồi hộp và căng thẳng khi nói chuyện với các ông chủ về vấn đề xin nghỉ việc, và họ đã tìm tới các công ty giúp họ làm việc này.

Mỹ công bố 37 cáo buộc chống ông Trump vì bê bối tài liệu mật

Mỹ vừa công bố bản cáo trạng gồm 37 tội danh chống cựu Tổng thống Donald Trump, cáo buộc ông gây rủi ro cho một số tài liệu tối mật của chính phủ sau khi mãn nhiệm năm 2021 và cản trở điều tra.

Thêm một thương hiệu xe điện của Mỹ chuẩn bị vào Trung Quốc

Theo chân Tesla, Lucid sẽ trở thành nhà sản xuất xe điện (EV) thứ 2 của Mỹ thâm nhập thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Lãnh đạo Mỹ-Anh bàn về tình hình Ukraine, khoáng sản và AI

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Rishi Sunak nhất trí tăng cường hợp tác trong một loạt lĩnh vực từ an ninh tới kinh tế.

Đang cập nhật dữ liệu !