Sau chiến thắng, Thủ tướng Nhật sẽ "rắn mặt” hơn nữa?

Hôm qua (21/7), liên minh cầm quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã giành chiến thắng quyết định trong cuộc bầu cử thượng viện. Với chiến thắng vang dội này, có nghi ngại rằng ông Abe sẽ không chú ý cải cách kinh tế mà tập trung theo đuổi đường lối dân tộc chủ nghĩa của mình.

Chiến thắng trong cuộc bầu cử thượng viện sẽ giúp ông Abe có quyền chủ động hơn khi thực thi các biện pháp khôi phục nền kinh tế. Tuy nhiên, nó cũng khiến các nhà lập pháp của đảng ông, những người không mấy hứng thú với các cải cách dù đau thương nhưng rất quan trọng đối với kinh tế Nhật Bản, càng có cơ hội trì hoãn nhiệm vụ cải cách.

Sau chiến thắng, Thủ tướng Nhật sẽ
Liên minh cầm quyền của ông Shinzo Abe (thứ 2 từ phải qua) đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử hôm qua (21/7).

Sáng nay (22/7), đài NHK của Nhật đưa tin đảng Dân chủ tự do (LDP) của ông Abe và đảng liên minh Komeito mới (New Komeito) đã giành được 76 ghế trong tổng số 121 ghế cần bầu mới của Thượng viện. Như vậy với 59 ghế có trước, liên minh của ông Abe chiếm 135 ghế trong tổng số 242 ghế của Thượng viện.

Hôm qua (21/7), ông Abe đã tiếp tục nhấn mạnh rằng ông sẽ tập trung vài cải tổ nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới bằng chính sách "Abenomics" – sự hòa trộn giữa chính sách tiền tệ, chi tiêu “siêu nới lỏng” và một chiến lược tăng trưởng với các nội dung cải cách như giảm bớt sự điều tiết của nhà nước.  

Tuy vậy, một số thành phần bao gồm các doanh nghiệp Nhật Bản chịu ảnh hưởng lớn từ các chính sách kinh tế của chính phủ, lo ngại rằng nhà lãnh đạo theo tư tưởng hiếu chiến sẽ tập trung vào chương trình hành động mang tính bảo thủ từ lâu đã là tâm điểm trong tư tưởng của ông.

Chương trình hành động của ông bao gồm nhiệm vụ chỉnh sửa Hiến pháp về quốc gia hòa bình sau Chiến tranh thế giới lần II, củng cố năng lực quốc phòng của Nhật Bản và viết lại lịch sử Nhật Bản thời kì chiến tranh với giọng điệu ít tính hối lỗi hơn.

Vào thời điểm hiện tại, nhiều chuyên gia cho rằng ít có khả năng ông Abe sẽ quay lưng lại với các vấn đề kinh tế do ông đang phải nỗ lực thúc đấy các kế hoạch cải tổ kinh tế mà cho tới nay kết quả đem lại còn đáng thất vọng.

“Tôi thấy ông Abe là người 3 thái cực: một Abe của tư tưởng bảo thủ, một Abe thực dụng và một Abe với tư cách một nhà cải tổ kinh tế. Cho tới nay ông ấy mới để lộ "bộ mặt thứ ba" và sẽ cố gắng duy trì bộ mặt đó sau cuộc bầu cử 21/7”, Shinichi Kitaoka, Hiệu trưởng Đại học quốc tế Nhật Bản, nhận xét.

Tuy nhiên, ông Abe sẽ chuyển sang chính sách an ninh có tính chất bước ngoặt đối với Nhật Bản, quốc gia vẫn tự hào mình theo đuổi các lí tưởng hòa bình sau Chiến tranh thế giới lần II.

Trong số những thay đổi đó có nội dung chỉnh sửa lại Hiến pháp để Nhật Bản có quyền xây dựng quân đội hoặc trợ giúp một đồng minh khi bị tấn công, ví dụ trong trường hợp Triều Tiên bất ngờ tấn công tên lửa vào đồng minh Hoa Kỳ.

Một nội dung khác là xem xét lại các chính sách quốc phòng bao gồm khả năng tấn công các căn cứ của kẻ thù trong trường hợp Nhật Bản gặp phải một cuộc tấn công lớn và không có phương án nào khác. Ngoài ra, Nhật Bản có thể cũng sẽ xây dựng một đơn vị lính thủy đánh bộ để bảo vệ các hòn đảo xa như quần đảo Senkaku/Điếu Ngư – tâm điểm của căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc hiện nay.

Để xem ý định của ông Abe về vấn đề lịch sử chiến tranh rất nhạy cảm như thế nào, cần theo dõi liệu ông có tới thăm ngôi đền Yasukuni tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh trong đó có các tội phạm chiến tranh theo phán quyết của Tòa án Đồng minh sau khi Nhật Bản thua trận trong Chiến tranh thế giới lần II.

Mỗi lần các nhà lãnh đạo Nhật Bản tới thăm ngôi đền này thì Trung Quốc, quốc gia vẫn lưu lại những nỗi đau của thời kì chiến tranh, và khiến Washington tức giận vì lo sợ hành động đó của Tokyo làm tổn hại tới mối quan hệ với các nước láng giềng.

“Với bộ mặt của một nhân vật bảo thủ, ông Abe vẫn thực sự muốn tới thăm đền Yasukuni nhưng tôi đoán ông ấy sẽ kiềm chế. Ông ấy là người rất khó đoán”, ông Kitaoka nói.

Khi lần đầu nhậm chức hồi năm 2006, ông Abe đã cố gắng cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc và Hàn Quốc tuy nhiên không rõ liệu ông có thực hiện chính sách đó trong nhiệm kỳ này hay không. Lần trúng cử này, ông Abe thể hiện một lập trường khá cứng rắn với Bắc Kinh.

Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã xấu đi nghiêm trọng do tranh chấp chủ quyền và thù hằn chiến tranh. Dư luận lo ngại về nguy cơ xảy ra giao tranh ngoài ý muốn ở gần vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Trong những tháng qua, tàu Trung Quốc và Nhật Bản thường xuyên “chơi” trò “mèo đuổi chuột” trên vùng biển này.

“Trong bối cảnh đó, rất có khả năng xảy ra biến cố. Nó giống như bộ phim Thiên nga đen (Black Swan) vậy”, Michael Green, chuyên gia về Nhật Bản của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và các vấn đề quốc tế ở Washington, nhận định.

Tùng Lâm

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !