Sau Charlie Hebdo, các nguyên thủ có thực sự ủng hộ tự do ngôn luận?

Những nhà lãnh đạo thế giới càng lớn tiếng ủng hộ Charlie Hebdo trên thực tế lại là những người ra sức đàn áp tự do ngôn luận nhất, tờ US News bình luận trong một bài báo xuất bản ngày 4/2/2015.

Hôm 11/1, rất nhiều nhà lãnh đạo của các cường quốc thế giới đã tay trong tay diễu hành trên đường phố Paris cùng với Tổng thống Pháp Francois Hollande để biểu trưng sự phản đối đối với vụ thảm sát đau thương ở tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo. Họ đã cùng có chung một tiếng nói trong buổi hôm đó, rằng tấn công Charlie Hebdo chính là “tấn công vào tự do ngôn luận”.

Sau Charlie Hebdo, các nguyên thủ có thực sự ủng hộ tự do ngôn luận? - ảnh 1

Các nguyên thủ thế giới tham gia diễu hành ủng hộ tạp chí Charlie Hebdo hôm 11/1/2015.

“Chúng ta nên nhận ra rằng giá trị tồn tại ở các quốc gia châu Âu là niềm tin vào dân chủ và tự do phát ngôn, tự do ngôn luận”, Thủ tướng Anh David Cameron nói sau buổi diễu hành, “Đó không phải là sự chống trả yếu ớt với mối đe dọa khủng bố, đó chính là cội nguồn sức mạnh”.

Từ Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã miêu tả vụ xả súng là “một vụ tấn công nhằm vào các nhà báo, vào nền tự do báo chí của chúng ta”. Mỹ và Pháp, ông Obama nói, “sẽ chia sẻ niềm tin rộng lớn đối với tự do ngôn luận”.

Đó là những phát ngôn mang tính biểu tưởng cao của các nhà lãnh đạo thế giới đối với vấn đề tự do ngôn luận. Tuy nhiên, bình luận về những phát ngôn trên, tờ US News nói, “Với chúng ta, những người tin vào tự do và tự do ngôn luận, những người mà sinh kế phụ thuộc vào nó, sẽ cảm thấy được khích lệ bởi những lời nói đó. Nhưng rồi khoảnh khắc ấy cũng trôi qua”.

Thủ tướng Anh sau đó đã trở về nước, tuyên chiến với những kẻ cực đoan bằng việc công bố những công nghệ cho phép các nhà báo thoát khỏi vòng vây giám sát của chính phủ. Ông hùng hồn tuyên bố rằng, chỉ có trong thế giới cực đoan mới có những cuộc nghe lén điện thoại, những vụ đọc trộm thư từ…

Thật bất ngờ, chỉ một ngày sau đó, Edward Snowden, người từng gây sóng gió cho toàn nước Mỹ với những công bố gây sốc, bất ngờ tiết lộ những gì mà các cơ quan gián điệp Anh đã làm với các nhà báo: đọc trộm email của phóng viên và biên tập viên của các hãng tin như BBC, Reuters, Guardian, New York Times, Le Monde, NBC và Washington Post.

Tại Mỹ, ông Obama ủng hộ cho nền tự do báo chí bằng cách tuyên án khắc nghiệt với nhà báo Barrett Brown (bị 5 năm tù giam vì liên quan đến nhóm hacker nổi tiếng Anonymous) và cựu nhân viên CIA Jeffrey Sterling (vì tiết lộ thông tin mật cho tờ New York Times). Trong khi đó, đã một năm kể từ khi Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ giảm việc thu thập thông tin nội địa từ người dân, việc này vẫn chưa hề suy chuyển.

Ở Pháp, đã có ít nhất 69 người bị bắt và kết án vì đã phát ngôn “bảo vệ, dung túng và cổ vũ cho khủng bố” kể từ sau vụ thảm sát Charlie Hebdo. Bộ Trưởng Tư pháp của Pháp từng viết, “lời nói hay hành động gây hận thù là đáng trách… hay khinh bỉ tôn giáo và thề chiến đấu cực đoan vì tôn giáo đều phải bị điều tra và khởi tố”.

Ở Pháp, điển hình có vụ việc của danh hài Dieudonne M’Bala M’Bala, bị bắt vì đã viết trên trang Facebook cá nhân của mình dòng chữ: “Tôi cảm thấy mình là Charlie Coulibaly” (Amedy Colibaly là một trong những kẻ tấn công Charlie Hebdo). Tổng thống Hollande đã yêu cầu trừng phạt các công ty công nghệ cao cho phép đăng tải những bài phát biểu “phân biệt chủng tộc và bài Do Thái”.

“Nói cách khác, tất cả mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, trừ phi họ không có”, một bình luận đầy tính mỉa mai của tờ US News về sự trái ngược trong lời nói và hành động của các nguyên thủ quốc gia như Anh, Pháp, Mỹ.

Tự do, dù không muốn cũng phải thừa nhận, là quyền lợi chỉ có thể có được khi đi  kèm với sức mạnh. Ý tưởng cho rằng quyền lực và đặc quyền, chứ không phải là lý trí và pháp luật, mới là điều kiện để có được quyền tự do ngôn luận ở Mỹ, Pháp hay Vương quốc Anh. Như câu nói nổi tiếng của A.J. Liebling từng nói, “Tự do báo chí chỉ được đảm bảo với những người sở hữu nó”. Và vì thế, một môi trường tự do về bản chất luôn đầy rẫy những luật lệ ép buộc. Tự do ngôn luận là cách tiếp cận dễ dàng nhất bởi đứng trên quan điểm của những kẻ có vị trí quyền lực.

Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin từ US News, một tờ báo chuyên đưa tin, bình luận về các vấn đề thời sự của Mỹ và thế giới.

Minh Anh (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !