Sau 23 năm, Mỹ vẫn bất lực nhìn Triều Tiên hiện thực hóa giấc mơ hạt nhân

Theo tạp chí Nikkei Asian Review, kể từ sau khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên năm 1994, việc Mỹ không có chiến lược đúng đắn đối với Triều Tiên đã khiến nước này phải đối mặt với hiểm họa nghiêm trọng.

Năm 1993, Triều Tiên đã phóng một quả tên lửa đạn đạo tầm trung Rodong ngoài khơi biển Nhật Bản. Đây là sự kiện khiến cộng đồng quốc tế tin rằng đất nước này đang phát triển vũ khí hạt nhân.

Sau 23 năm, Mỹ vẫn bất lực nhìn Triều Tiên hiện thực hóa giấc mơ hạt nhân - ảnh 1

Lãnh đạo Kim Jong-un tại một nông trường Triều Tiên. Ảnh: KCNA.

Tổng thống Mỹ khi đó là ông Bill Clinton đã đề ra một kế hoạch để không kích các lò phản ứng hạt nhân của Triều Tiên. Trong một hội nghị thượng đỉnh với Thủ tướng Nhật Bản khi đó Morihiro Hosokawa, ông Clinton đã ngầm kêu gọi sự hợp tác của Tokyo.

Nhật Bản từ chối tiến hành chiến dịch quân sự trên với lý do hiến pháp nước này không cho phép. Nhật Bản cũng khiến Mỹ thất vọng khi tuyên bố không cho phép quân đội Mỹ sử dụng cảng và sân bay dân sự của Nhật Bản.

Các cuộc không kích nhằm vào Triều Tiên cuối cùng không được thực hiện do Washington và Bình Nhưỡng ký kết thỏa thuận mang tên Khung hiệp định Thống nhất giữa Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, trong đó nêu rõ rằng Triều Tiên đã đồng ý đóng băng chương trình vũ khí hạt nhân của mình. Song Bình Nhưỡng sau đó đã không tuân thủ hiệp định này.

Từ đó đến nay, mỗi khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo hoặc thử nghiệm hạt nhân, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lại tranh luận về việc có nên áp dụng thêm các hình thức trừng phạt mới đối với đất nước này hay không. Nhưng Triều Tiên vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân của mình.

Trong vòng 23 năm qua, Triều Tiên được cho là đang đến gần với việc có trong tay tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể bắn tới lãnh thổ nước Mỹ. Chúng cũng được lắp đặt đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đan mang chất độc hóa học (ví dụ như sarin).

Cộng đồng quốc tế đã cố gắng dùng biện pháp đối ngoại với Triều Tiên, nhưng mọi nghị quyết Liên Hợp Quốc đều bị bỏ qua. Kết quả là hiểm họa vũ khí hạt nhân của Triều Tiên ngày càng trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến toàn thế giới.

Có thể nói rằng, những sai lầm về chiến lược của Mỹ đã khiến vấn đề Triều Tiên phát triển như hiện nay. Không ai có thể nói trước việc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ biến thành một cuộc xung đột vũ trang thực sự hay không. Bình Nhưỡng sẽ có thời gian phát triển vũ khí hạt nhân nếu không có biện pháp hữu hiệu, thế nhưng việc không kích nước này sẽ mang lại rủi ro lớn hơn rất nhiều so với 23 năm trước.

Sau cùng, quyết định đối phó với vấn đề Triều Tiên phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông đã từng phát biểu rằng ông sẽ cố gắng hợp tác với Trung Quốc, một đồng minh lâu năm của Triều Tiên, để gây sức ép cần thiết. Nếu Trung Quốc khước từ, Mỹ có thể đơn phương hành động. Tuy nhiên đây là điều mà Mỹ đã làm rất nhiều lần trong suốt 23 năm qua.

Điều đáng lo ngại đó là nếu ông Trump dùng ngôn từ mạnh bạo để đe dọa Triều Tiên song lại không thể thực hiện, nó sẽ chỉ khiến Triều Tiên có những động thái mạnh tay hơn, còn Mỹ thì mất dần uy tín của mình.

Trong suốt 23 năm qua, thế giới đã đối phó với những động thái gây hấn của Triều Tiên bằng những biện pháp ngắn hạn, và vì vậy mối đe dọa từ các loại vũ khí hạt nhân của Triều Tiên ngày càng lớn. Không chỉ về mặt chính trị, vấn đề Triều Tiên cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với kinh tế thế giới.

Ngay từ trước khi ông Trump được bầu làm Tổng thống, Triều Tiên đã được coi là thách thức lớn nhất mà một nguyên thủ Mỹ phải đối mặt. Giờ đây nhiều người đang lo ngại rằng rất có thể ông sẽ lại thất bại giống như những người đi trước mình.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !