Sạt lở cửa hầm thủy điện Nậm Củn 3, ai là chủ đầu tư?

Cơ quan chức năng đang xác minh nguyên nhân vụ sạt lở cửa hầm thủy điện Nậm Củm 3 làm chết 2 công nhân sáng 6/10.

Vụ sạt lở xảy ra vào 18 giờ ngày 5/10, tại công trường xây dựng Thủy điện Nậm Củm 3, xã Pa Ủ, huyện Mường Tè.

Thời điểm xảy ra sự việc, 2 công nhân là Lưu Đình T. (43 tuổi, quê ở Bắc Kạn) và Phàn Văn L. (28 tuổi, quê ở Hà Giang) đang đi kiểm tra công trường thì bất ngờ bị đất đá sạt lở đè lên người.

Ngay sau khi xảy ra sự cố, hai công nhân được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Mường Tè cấp cứu nhưng không qua khỏi do bị nhiều thương tích.

Theo báo cáo nhanh của Ban quản lý công trình thủy điện Nậm Củm 3, công trình đang dừng thi công vì mùa mưa lũ, chỉ cử một số công nhân ở lại trực nên thời điểm đó, 2 công nhân đi kiểm tra công trường thì bị đất đá khu vực trên cửa hầm sạt đè lên người.

Được biết, hầm thủy điện Nậm Củm 3 do Công ty cổ phần phát triển điện Mường Tè làm chủ đầu tư và được thi công bởi CTCP Phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam (Vinadic). Vinadic là một công ty con nằm trong hệ sinh thái hàng chục doanh nghiệp thuộc tập đoàn Amaccao.

Dự án nhà máy thủy điện Nậm Củm 3 (Mường Tè – Lai Châu) đang trong giai đoạn thi công có quy mô 45MW, tổng mức đầu tư 1.800 tỷ đồng. Đây là một trong 3 công trình thủy điện do Công ty cổ phần Phát triển điện Mường Tè làm chủ đầu tư trên địa bàn huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu gồm: Nhà máy thủy điện Nậm Lần, quy mô 15MW, tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng, Nhà máy thủy điện Nậm Củm 2, và Nậm Củm 3.

Amaccao là một tập đoàn đa ngành hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, giáo dục, xây dựng, đầu tư,… Tập đoàn có trụ sở tại 689 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội. Dù thành lập từ năm 1995 nhưng phải sau năm 2010 tập đoàn mới được nhiều người biết đến rộng rãi thông qua các dự án đầu tư.

Amaccao hiện có 05 cụm công nghiệp, 16 nhà máy được đặt tại Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Nam, Lai Châu và 21 Công ty thành viên. Những công ty này đều là những pháp nhân độc lập, hoạt động kinh doanh và hạch toán kế toán độc lập và điều hành dưới chung một sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tô Văn Năm (sinh năm 1969).

Đây có thể coi là một công ty gia đình theo đúng nghĩa của những doanh nhân họ Tô là anh chị em ruột. Theo dữ liệu năm 2018, Amaccao có vốn điều lệ 1.200 tỷ đồng, Chủ tịch HĐQT Tô Văn Năm sở hữu 90% cổ phần. Ngoài doanh nhân Tô Văn Năm ra thì bà Tô Anh Minh cũng sở hữu 9%. Hai cá nhân là ông Tô Văn Nhật và bà Tô Thị Đường mỗi người nắm giữ 0,5% còn lại.

{keywords}
Ông Tô Văn Năm (trái) và em trai Tô Văn Nhật.

Ngoài ra, doanh nhân Tô Văn Năm còn là đại diện pháp luật của nhiều công ty khác có thể kể đến như: Công ty TNHH cửa Novodoor Việt Nam, CTCP dịch vụ và sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Đông Anh, CTCP công thương và dịch vụ Việt Nam, CTCP đầu tư môi trường xanh Hà Nội, Công ty TNHH Giáo dục Archimedes Đông Anh và CTCP AVINAA Hà Nam.

Trong khi đó, người giữ trọng trách làm “phó tướng” cho ông Năm chính là em trai ông, doanh nhân Tô Văn Nhật. Ông Nhật hiện đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Amaccao.

Ngoài ra, ông Nhật còn là người đại diện theo pháp luật kiêm chủ tịch của nhiều công ty khác là Công ty TNHH Vật liệu Bata, Công ty TNHH Châu Âu Xanh, Công ty TNHH đào tạo và tư vấn Âu Mỹ, CTCP đào tạo Success Business Việt Nam và CTCP Sản xuất và thương mại Bona Việt Nam,…

Dù giữ vai trò quan trọng trong tập đoàn, nhưng phải đến năm 2008 ông Nhật mới gia nhập và tham gia điều hành Amaccao. Trong một lần hiếm hoi xuất hiện trên truyền thông, ông Tô Văn Nhật thổ lộ mình sinh ra trong gia đình nông dân nghèo có 7 anh chị em. Năm 15 tuổi, hai anh em ông Năm và ông Nhật đã đi buôn rượu từ Bắc Ninh về Đông Anh, Hà Nội bán để đỡ đần thêm cho bố mẹ. Rồi sau này buôn pháo Bình Đà, nông sản từ Đông Anh sang các chợ ở nội thành để bán.

{keywords}
Hệ sinh thái các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Amaccao. Nguồn: Amaccao.

Amaccao là tập đoàn kinh doanh đa ngành. Các doanh nhân nhà họ Tô đã tạo dựng được một số thương hiệu có chỗ đứng trên thương trường. Trong đó, CTCP Phát triển Đầu tư xây dựng Việt Nam (Vinadic) – đơn vị thi công thủy điện

Vinadic có vốn điều lệ 1.350 tỷ đồng, trong đó Chủ tịch HĐQT Tô Văn Năm nắm giữ 98,7% vốn điều lệ. Doanh nghiệp này chuyên thi công và xây lắp những dự án đường giao thông, dự án san lấp hạ tầng, dự án thủy lợi và các công trình xây dựng dân dụng.

{keywords}
Nhà máy sản xuất nước đóng chai và rượu của Amaccao.

Vinadic còn sở hữu dự án Nhà ở văn phòng IA4 (vốn đầu tư 300 tỷ đồng) và 4 cụm công nghiệp đang hoạt động gồm các khu công nghiệp Vân Nội, Nguyên Khê, Phổ Yên và Phủ Lý với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng.

Ở lĩnh vực hàng tiêu dùng, có công ty thành viên là CTCP AVIVA-đơn vị sở hữu thương hiệu nước đóng chai AVIVA được thành lập năm 2008. AVIVA hiện có vốn điều lệ 200 tỷ đồng với sự đóng góp của 3 cá nhân là ông Tô Văn Năm (92,5%), ông Tô Văn Nhật (5%) và bà Tô Thị Đường (2,5%).

Bên cạnh đó, tập đoàn này đang sở hữu thương hiệu ống nhựa Châu Âu (EUROPIPE). Nhà máy sản xuất ống nhựa EUROPIPE nằm trong cụm công nghiệp Phổ Yên (Thái Nguyên) có diện tích lên tới 8 ha với tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng, thuộc Top 3 nhà máy sở hữu năng lực sản xuất các sản phẩm ống nhựa và phụ kiện có đường kính lên tới 1200 mm.

Trong lĩnh vực năng lượng – môi trường, tập đoàn này là chủ đầu tư các dự án như: Nhà máy điện gió Tân Liên (Quảng Trị); nhà máy điện gió Hướng Lộc (Quảng Trị); 3 dự án nhà máy thủy điện tại Lai Châu là Nhà máy thủy điện Nậm Lằn, Nhà máy thủy điện Nậm Củm 2, Nậm Củm 3 và đặc biệt đầu tư các dự án nhà máy điện rác như Nhà máy điện rác Xuân Sơn (Sơn Tây – Hà Nội) và Nhà máy điện rác Châu Can (Phú Xuyên - Hà Nội) với tổng mức đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Trong lĩnh vực giáo dục, tập đoàn này là chủ đầu tư của Trường liên cấp quốc tế Archimedes Đông Anh. Ngoài ra, Amaccao còn hoạt động trong một loạt lĩnh vực như: sản xuất thiết bị điện và đèn led (Vonta); sản xuất cột đèn; cửa nhôm kính, cửa căn hộ, cửa chống cháy; van, vòi nước (Công ty CP Novo-Việt Tiệp); rượu mang nhãn hiệu Akashi; cống bê tông; cọc bê tông; cấu kiện bê tông đúc sẵn; gạch bê tông; bao bì nhựa; nhôm công nghiệp;…

Hiền Anh

Loại lá dân dã của Việt Nam, sang Mỹ giá 2 triệu đồng/kg

Lá nguyệt quế là loại lá dân dã ở Việt Nam, được sử dụng như một loại gia vị. Loại lá cây này còn mang về nguồn thu ngoại tệ lớn. Ở Mỹ, lá nguyệt quế được bán với giá 1,5-2 triệu đồng/kg.

Thứ nông dân thường vứt đầy đồng không ngờ là 'mỏ vàng'

Rơm khô trước kia thường bị nông dân đốt bỏ ngoài đồng. Hiện nhiều người đã chú trọng đến giá trị của rơm rạ và thương mại hóa sản phẩm. Thứ phụ phẩm nông nghiệp này đang trở thành 'mỏ vàng' với nhiều giá trị, tăng nguồn thu nhập cho nông dân.

Mắc kham gây sốt ‘chợ mạng’, giá bán đắt gấp đôi

Mắc kham có vỏ bên ngoài ngọt, ăn giòn tan với vị chua chát ban đầu và ngọt hậu... giống như ngậm viên ô mai khiến hội chị em mê mẩn. Loại quả rừng này bất ngờ gây sốt trên “chợ mạng”, giá bán đắt gấp đôi.

Sống giữa kho ‘vàng xanh’, người dân vùng cao Thanh Hóa vẫn nghèo

Thanh Hóa là địa phương có diện tích trồng tre, luồng nhiều nhất cả nước. Kinh tế từ cây lâm sản này chỉ giải quyết được cái khó khăn trước mắt, người dân vẫn chưa thể làm giàu.

Người dân vùng cao Thanh Hóa thu hàng chục triệu đồng nhờ quýt hôi

Từ loại quả mọc dại trên rừng không ai hái, quýt hôi được người dân ở vùng cao Thanh Hóa trồng tại các vườn, nương rẫy mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Xuất khẩu thủy sản giảm, chờ thị trường châu Á cuối năm

Sau những kỷ lục lịch sử, hàng loạt thế mạnh tỷ USD của ngành thuỷ sản hụt thu lớn. Bởi, người tiêu dùng toàn cầu “thắt lưng buộc bụng” khiến xuất khẩu các nhóm hàng thuỷ sản của nước ta lao dốc.

Giá vàng quanh đỉnh lịch sử: Dân 'đua' chốt lời, cửa hàng cạn tiền mặt trả khách

Giá vàng đang trong chuỗi ngày tăng mạnh, thiết lập kỷ lục mới 74,6 triệu đồng/lượng. Người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời khi giá tăng cao khiến tiệm vàng nhiều lúc cạn tiền mặt trả khách.

Gần Tết, chủ trại buồn rầu bán lỗ vài chục triệu đến tiền tỷ mỗi lứa lợn

Cuối năm được coi là mùa cao điểm tiêu thụ nhưng giá lợn hơi vẫn “chạm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.

Loại côn trùng xấu xí là đặc sản lạ được săn lùng

Loại côn trùng này có vẻ ngoài xấu xí nhưng lại là nguyên liệu chế biến nên nhiều món ngon nức tiếng. Dế cơm ngày nay thành đặc sản được săn lùng, muốn mua cũng khó vì vừa ngon vừa lạ, dù giá không hề rẻ.

Trồng 'cây làm giàu', người dân Thanh Hoá lâm cảnh nợ nần

Cây gai xanh hứa hẹn là loại cây mang lại thu nhập cao, từng được người dân ví von là 'cây làm giàu' nhưng vừa trồng đại trà được 3 năm nay thì người dân ở Thanh Hóa lâm cảnh nợ nần, đứng ngồi không yên.