Sáp nhập ngân hàng sắp vào "đỉnh sóng"

Mua bán – sáp nhập ngân hàng sẽ vào "đỉnh sóng", tạo giá trị cộng hưởng, lớn mạnh cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng phải “mở hết lòng” với nhau để tránh sự thất vọng sau này.

Bà Nguyễn Thùy Dương - Phó tổng giám đốc phụ trách dịch vụ tài chính ngân hàng – Công ty Ernst & Young Việt Nam chia sẻ quan điểm về quá trình mua bán – sáp nhập hệ thống ngân hàng đang bước vào giai đoạn nước rút hiện nay.

Sáp nhập ngân hàng sắp vào

Bà Nguyễn Thùy Dương - Phó tổng giám đốc phụ trách dịch vụ tài chính ngân hàng – Công ty Ernst & Young Việt Nam

Quá trình M&A ngân hàng tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn nước rút, nhưng nhiều ý kiến cũng tỏ ra sốt ruột vì có quá ít thương vụ được công bố thời gian qua. Phải chăng quá trình này đang có sự thay đổi so với trước, thưa bà?

Nhiều người cũng thắc mắc hỏi tôi vì sao gần một năm qua thị trường M&A khá yên ắng khi không có thương vụ nào được công bố, khác hẳn sự dồn dập trước đây? Hiện nay các thương vụ M&A đang đi đúng hướng, đó không còn đơn thuần là sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý, mà là sự tự thân của các ngân hàng  khi sáp nhập với nhau.

Tôi không thấy sự chậm trễ trong quá trình sáp nhập là một yếu tố tiêu cực, mà nó thể hiện tốt hơn ý chí, cũng như sự chuẩn bị chu đáo hơn của các bên để đảm bảo thương vụ sáp nhập thành công. Thực tế, là hiện nay các ngân hàng đã cẩn trọng hơn trong từng bước đi, chuẩn bị chu đáo hơn về truyền thông thương hiệu, con người, công nghệ… Riêng quá trình chuẩn bị trước khi bắt tay vào thực hiện mỗi thương vụ cũng kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm.

Để cuộc M&A có thành công hay không cần phải xác định mục tiêu mua bán và sáp nhập với 3 yếu tố có tính quyết định là văn hóa, quan điểm và kỷ luật. Bởi nếu chỉ thay tên đổi chủ thì dễ dàng và không tốn mấy thời gian. Nhưng nếu các nhà băng muốn một sự thay đổi về chất sẽ cần ít nhất 2 năm để làm việc này.

Bà nghĩ sao khi thị trường sáp nhập xuất hiện cả những thương vụ như ngân hàng quốc doanh lớn “ôm” ngân hàng cổ phần nhỏ, hay thậm chí là ngân hàng nhỏ “nuốt” nhà băng lớn?

Hai bên có giá trị và đến được với nhau thì tại sao không? Tôi cho rằng, đây là xu hướng tất yếu, vì phép cộng sẽ làm cho các ngân hàng lớn hơn, nhưng vẫn cần giao thoa để tạo giá trị cộng hưởng chứ không hẳn là triệt tiêu.

Trong các thương vụ M&A, mong có những thương vụ tự thân thay vì bắt buộc, như thế những người chơi trên thị trường sẽ tạo ra luật chơi dưới sự hỗ trợ của NHNN, thay vì NHNN phải áp đặt và phải tuân theo.

Tất nhiên, trong thời gian trước mắt để tạo được niềm tin cho người dân vào hệ thống ngân hàng thì vẫn cần sự trợ giúp, chỉ đạo sát sao của NHNN. Nhưng thời gian tới đây tôi cho rằng cần thêm những thương vụ tự thân, thay vì bắt buộc. Bởi khi đó, người chơi trên thị trường sẽ tạo ra luật chơi dưới sự hỗ trợ của cơ quan quản lý, thay vì bị áp đặt và phải tuân theo.

Sáp nhập ngân hàng sắp vào

Để tránh sự thất vọng sau này, trước mỗi thương vụ M&A các ngân hàng phải "lật bài ngửa", phải "mở hết lòng" với nhau

Nhưng trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng, đã có những thương vụ sau tái cơ cấu vẫn không thành công và buộc NHNN phải quốc hữu hóa, như trường hợp của Ngân hàng Xây dựng (VNBC). Bà đánh giá ra sao về trường hợp này?

Tôi cho rằng việc can thiệp của NHNN trong những trường hợp tương tự như VNBC là cần thiết, hợp lý và nó cũng phù hợp với điều kiện thực tế thị trường Việt Nam. Vì sáp nhập ngoài sự tự thân của các ngân hàng, còn là sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống trong việc khôi phục lại niềm tin của người dân vào sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Như bạn cũng biết đó, Việt Nam có một đặc thù là lượng tiền tiết kiệm trong dân cư lớn nhưng niềm tin vào hệ thống ngân hàng lại không cao. Nên nếu một ngân hàng đổ vỡ sẽ ảnh hưởng tới niềm tin của người dân.

Sự can thiệp trực tiếp của NHNN vào một tổ chức tín dụng cụ thể như quốc hữu hóa tổ chức này, cũng là bài học tốt để cho các thương vụ tái cơ cấu, sáp nhập sau này, khi chọn lựa nhà đầu tư cần có cái nhìn sáng suốt, tỉnh táo và cẩn trọng hơn.

Có quan điểm cho rằng, hiện hệ thống ngân hàng Việt Nam đang tồn tại quá nhiều nhà băng “li ti” để có thể thành công, bà có đồng tình với quan điểm này?

Một lưu ý là, các ngân hàng lớn của các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, Hồng Kông … cũng được hình thành sau quá trình mua bán sáp nhập.

Nếu quy mô ngân hàng quá nhỏ thì không thể đủ lực để cho vay khách hàng lớn, do ngân hàng đã bị “chặn” bởi các ràng buộc về chỉ tiêu an toàn vốn. Đã có những bài học từ những nhà băng nhỏ khi họ dùng phần lớn nguồn lực của mình để tăng trưởng bảng cân đối tài sản thay vì đầu tư các nhân tố lõi (con người, công nghệ…). Chạy theo những yếu tố mang tính nhất thời thì sẽ không đảm bảo được sự tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Khi quy mô lớn hơn, công nghệ tốt hơn thì khả năng cạnh tranh trên thị trường của các ngân hàng cũng tốt hơn. Hầu hết các ngân hàng khi tìm đến với nhau đều nhìn thấy tiềm năng của đối tác và vấn đề cốt lõi là các ngân hàng phải “mở lòng” với nhau trước mỗi thương vụ để tránh sự thất vọng sau này.

Thị trường Việt Nam cần có một vài ngân hàng rất lớn, làm trụ cột để thực hiện các giao dịch lớn. Song song đó vẫn cần những ngân hàng nhỏ là “vệ tinh” để “len” vào thị trường ngách nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận cao.

Theo bà, để các nhà băng “hậu” sáp nhập thực sự tốt hơn, khỏe hơn, có cần thiết phải bổ sung quy định xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng?

Tôi ủng hộ quan điểm cần phải xếp hạng các ngân hàng. Thực tế các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Moody’s hay S&P đã vào thị trường Việt Nam từ nhiều năm. Muốn lọt vào bảng xếp hạng của các hãng tín nhiệm này, các ngân hàng phải đảm bảo tuân thủ chuẩn kế toán quốc tế, thực hiện quản lý rủi ro theo Barel 2, và nhiều việc khác để đảm bảo “sức khỏe” của ngân hàng là thực sự tốt.

Về tương lai xếp hạng tín nhiệm ngân hàng là cần thiết sau khi các thương vụ sáp nhập, tái cấu trúc hoàn tất và hoạt động của ngân hàng mới đi vào ổn định. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý, xem ai sẽ là người xếp hạng, phương pháp luận để xếp hạng là gì? Hiện nay mới chỉ có các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế làm việc này và bản thân họ là công ty đa quốc gia, nên các phương pháp luận áp dụng cũng được kiểm chứng và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Việc các ngân hàng trong nước có đáp ứng được các chuẩn mực xếp hạng theo chuẩn quốc tế hay không cũng cần thêm thời gian.

Nguyễn Hoài

Số hóa và phát triển bền vững - hai trụ cột chiến lược của doanh nghiệp Việt

Theo Nghiên cứu Triển vọng Doanh nghiệp năm 2025 của Ngân hàng UOB Việt Nam, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đang tập trung đầu tư vào hai trụ cột chiến lược: số hóa và phát triển bền vững.

Doanh nghiệp Việt nỗ lực ‘mở lối đi riêng’ ở thị trường Hàn Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.