Sàng lọc ung thư đại trực tràng với giá hơn 60 nghìn đồng
Ung thư đại trực tràng là bệnh nguy hiểm nhưng có thể tầm soát sớm. |
Ung thư nỗi ám ảnh của người dân
Bệnh ung thư đại trực tràng là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ mắc tương đối cao, nhưng lại là căn bệnh có thể chữa được và chữa khỏi tới 90% nếu được phát hiện sớm. Tại các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Singapore… các chiến dịch tầm soát ung thư đại trực tràng đã được thực hiện nhiều năm và đã chứng minh tính hiệu quả trong việc phát hiện, làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng, tăng số ca phát hiện sớm cũng như loại bỏ sớm những nguy cơ ung thư đại trực tràng để phòng bệnh cho người dân. Việc tầm soát định kỳ đã được ví như vắc xin phòng chống bệnh ung thư đại trực tràng.
Chương trình dự kiến bắt đầu lựa chọn thí điểm khu vực để triển khai từ giữa tháng 12-2016. Thông qua các bệnh viện, phòng khám, trung tâm và các trạm y tế phường xã, người dân sẽ được lấy mẫu phân tại nhà rồi tập trung gửi đến Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội để xét nghiệm. Như vậy họ không cần phải đến trực tiếp trung tâm mà sẽ được tầm soát ngay tại cơ sở y tế gần nhà mình nhất.
Sau khi xét nghiệm, Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội sẽ gửi kết quả về các cơ sở y tế địa phương đã thu thập mẫu. Toàn bộ quá trình xét nghiệm hoàn toàn tự động và mã hóa code cho từng mẫu để tránh nhầm lẫn tuyệt đối và bảo mật thông tin. Nếu mẫu xét nghiệm bình thường thì sẽ được khuyến cáo lặp lại sau 6 đến 12 tháng. Chỉ khi nào mẫu xét nghiệm dương tính thì người đó sẽ được mời đến Trung tâm để tiến hành các bước chẩn đoán tiếp theo như nội soi đại tràng… nhằm xác định có mắc bệnh hay không và nếu mắc thì ở mức độ nào. Vì vậy cần lưu ý rằng đây là xét nghiệm tầm soát ban đầu để phát hiện nguy cơ có bệnh hay không chứ không phải là xét nghiệm để chẩn đoán xác định bệnh.
Về chi phí xét nghiệm, các cơ quan của thành phố đang làm việc thống nhất quy trình thanh toán với bảo hiểm y tế để tầm soát miễn phí cho những người có thẻ bảo hiểm y tế. Còn với những người không có thẻ bảo hiểm thì việc chi trả xét nghiệm với chi phí hơn 60.000 một lần cũng không phải là quá lớn để tầm soát nguy cơ cho mình.
Người dân cũng cần lưu ý rằng phòng bệnh ung thư đại trực tràng này không phải là một sớm một chiều mà theo thời gian dài, với ý thức phòng bệnh cao. Từ khi hình thành polip trong đại trực tràng cho đến khi phát triển thành ung thư là quá trình kéo dài 10 đến 15 năm. Dó đó việc có lối sống lành mạnh, vệ sinh ăn uống và ăn nhiều rau củ quả… cùng với việc tầm soát định kỳ đã được chứng minh là vũ khí mạnh nhất chống lại căn bệnh này.
Ai cần tầm soát?
Bác sĩ Sơn cho biết, tùy thuộc vào phương pháp tầm soát bệnh, như nếu dùng xét nghiệm phân này thì nên tầm soát mỗi năm 1 đến 2 lần. Nội soi là biện pháp tầm soát và đồng thời chẩn đoán xác định bệnh tốt nhất, cũng như có thể cắt bỏ luôn polip nếu có trong quá trình làm nội soi để phòng tránh phát triển thành ung thư. Nếu một người hoàn toàn khỏe mạnh, gia đình không có ai mắc bệnh hay có các biểu hiện nói trên mà được tầm soát bằng nội soi với kết quả nội soi hoàn toàn bình thường thì sau 5 đến 10 năm mới cần làm nội soi lại.
Ngoài ra còn có 1 số phương pháp tầm soát khác nữa như chụp CT ảo đại tràng, xét nghiệm DNA trong phân hay Septin 9 trong máu nhưng rất đắt tiền nên chỉ áp dụng với một số người chứ không thể dùng để tầm soát được cho toàn dân ngay cả ở các nước phát triển.