Sài Gòn nắng nóng gay gắt, 10.000 trẻ ồ ạt nhập viện mỗi ngày

Sài Gòn đang vào đợt nắng nóng gay gắt khiến trẻ em mắc bệnh liên tục nhập viện. Theo thống kê sơ bộ mỗi ngày có khoảng 10.000 trẻ thăm khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và BV Nhi đồng 2.

Trẻ em lũ lượt nhập viện

Ghi nhận vào sáng 28/3, khu khám bệnh BV Nhi đồng 2 đông nghẹt người. Tiếng khóc trẻ em, nôn ói, sốt cao trong khi ngoài trời nhiệt độ càng ngày càng nắng gắt.

Mỗi ngày bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 tiếp nhận khám và điều trị hơn 10.000 trẻ em. Ảnh: Phan Nhơn

Bác sĩ Đặng Thị Kim Huyên, Trưởng khoa Khám bệnh cho biết, hơn 1 tuần qua, số lượng trẻ đến thăm khám mỗi ngày trung bình từ 5.000- 6.000 trẻ/ngày và hiện đang có dấu tăng không ngừng. Bác sĩ Huyên cho rằng, Sài Gòn đang bước vào đợt nắng nóng, song có nhiều dấu hiệu bất thường. Thường thời tiết mát vào buổi sáng, trưa mới nóng, chiều hạ nhiệt nhưng những ngày qua người dân thành phố hứng chịu cái nắng gay gắt cả ngày.
Trẻ nhập viện chủ yếu do mắc các bệnh trong mùa nắng nóng như: sốt siêu vi, tiêu chảy, bệnh hô hấp, tay chân miệng… Đặc biệt, thời tiết đang nắng nóng nhưng nhiều trẻ vẫn mắc sốt xuất huyết.

Trong khi đó, tại Bệnh viện Nhi đồng 1, số trẻ đến khám các bệnh mùa nóng cũng bắt đầu tăng lên. Bác sĩ Phạm Văn Hoàng, Trưởng khoa Khám bệnh cho biết, mỗi ngày có khoảng 5.000 trẻ đến khám ngoại trú và có khoảng 200 trẻ nhập viện điều trị. Trong số đó, hơn nửa bệnh nhi nhập viện do mắc bệnh về hô hấp và tiêu hóa.

Đa số các trẻ nhập viện thường mắc các bệnh về tiêu hóa, hô hấp. Ảnh: Phan Nhơn

Các bác sĩ khuyên các phụ huynh không nên chủ quan tự chẩn đoán bệnh và để con ở nhà tự mua thuốc điều trị sẽ khiến cho các bé trở nặng.

Bác sĩ Huyên khuyến cáo phụ huynh cần chú ý với các trường hợp trẻ sốt cao 39 độ C, liên tục 2 giờ không dứt, sốt trên 2 ngày phải đưa bé nhập viện ngay lập tức. Đặc biệt cần chú ý đới với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi, bé có sốt nhẹ, quấy khóc, bỏ bú, vàng da phải đưa đến viện khám ngay trước khi có biến chứng làm chậm trễ việc điều trị

Còn bác sĩ Phạm Văn Hoàng khuyên ngoài các bệnh mùa nóng, phụ huynh không chủ quan với các bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết. Tuy tháng 4, tháng 5 mới bước vào “mùa” tay chân miệng, sốt xuất huyết nhưng vẫn có trường hợp trẻ bị hai bệnh này.

Vào mùa nóng, bệnh sốt xuất huyết, chân tay miệng bùng phát mạnh mẽ

Cẩn thận trẻ bị sảng nhiệt

Hiện đợt nắng nóng nhiệt độ lên đến 37 độ C và số tia UV đang vượt ngưỡng cho phép, bác sĩ khuyến cáo trẻ em hạn chế ra đường vào khung giờ 10 giờ sáng đến 14 giờ chiều.

Nắng nóng trẻ em dễ bị sảng nhiệt, sốc nhiệt dẫn đến mệt mỏi, mê sảng. Bệnh viện Nhi đồng 1 từng tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi sảng nhiệt tử vong vì đưa đến viện quá muộn. Nếu phát hiện trẻ bị sảng nhiệt, nên đưa trẻ vào nơi mát mẻ để hạ nhiệt, cho trẻ uống nước lọc. Nếu trẻ có hiện tượng mê sảng, phải đưa đến ngay bệnh viện.

Bác sĩ khuyến cáo tình trạng sảng nhiệt ở trẻ trong thời tiết nắng gay gắt hiện tại. Ảnh: Phan Nhơn

Với thời tiết nắng gắt sẽ dễ làm đồ ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn, các bậc cha mẹ nên chú ý khâu ăn uống cho trẻ, phải đảm bảo vệ sinh và tránh cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn, thức uống cùng lúc.

Trong trường hợp trẻ bị sốt, cần theo dõi các biểu hiện: giật mình, chới với, hốt hoảng, nôn ói cần đưa đến bệnh viện ngay. Nếu trường hợp sốt xuất huyết, ngày thứ 3 của bệnh, trẻ có dấu hiệu hạ nhiệt có thể đã rơi vào tình trạng nặng.

Phan Nhơn

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !