Rượu bia, bạo hành: "Đã quá đủ những Chí Phèo, Tự Lãng"!

Và cả vì sự tự ái làm người đàn ông Việt! Sự xấu hổ mỗi khi nhìn hình tượng “văn hóa” đàn ông Việt bên cạnh “văn hóa” phụ nữ Việt dưới con mắt dõi theo của nhân loại tiến bộ. Đã quá đủ hình ảnh “Chí phèo” , “Tự Lãng”, ở khắp hang cùng ngõ hẻm

Đây là quan điểm của TS.Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đào tạo và Phát triển cộng đồng (RTCCD), đồng sáng lập Liên minh Phòng chống Bệnh không lây nhiễm Việt Nam trả lời phỏng vấn Báo điện tử Infonet xung quanh dự thảo dự án Luật phòng chống tác hại rượu bia mới được Chính phủ trình ra Quốc hội. 

Mới đây, một ĐBQH khi nói về dự thảo Luật phòng chống tác hại rượu bia đã tỏ ý “không tin vào số liệu” và “hiện nay tất cả những con số đều có lợi ích ở đằng sau”.  Vậy những số liệu này được ban soạn thảo dựa vào căn cứ nào thưa ông?

TS Trần Tuấn:  Số liệu và nói đầy đủ hơn, thông tin “bằng chứng khoa học” nêu trong hồ sơ dự luật này gồm hai nhóm: Những nhận định, khuyến cáo, đề xuất (giới khoa học xếp vào thông tin định tính); và những con số thống kế cụ thể (loại thông tin định lượng). Chúng đến từ nguồn cả trong nước và quốc tế.

Vì những sự bất công đưa lại của tệ nạn bia rượu, trực tiếp dẫn đến nghèo đói, bệ rạc, tâm thần, bệnh tật, tai nạn chấn thương, bạo hành cả thực thể và tâm lý... mà nan nhân, chủ yếu là trẻ em, phụ nữ, người tử tế.. hứng chịu! Chúng phải được chặn đứng!

Phần quốc tế, chủ yếu từ nguồn tổ chức y tế thế giới và tạp chí khoa học sức khỏe hàng đầu thế giới- The Lancet- đặc biệt số chuyên đề về chính sách liên quan tới rượu bia và phòng chống bệnh không lây nhiễm.

Hội nghị cấp cao của đại hội đồng liên hiệp quốc về phòng chống bệnh không lây nhiễm vừa tổ chức, cũng sử dụng những nguồn tài liệu này, để làm nên “tuyên bố chính trị 27/9/2018” của Liên Hiệp Quốc, với sự cam kết mạnh mẽ của tất cả các quốc gia thành viên, thực thi phòng chống đại dịch bệnh không lây nhiễm, với ưu tiên hàng đầu là phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu bia.

Theo tôi, nhận định và đánh giá này lẽ ra chỉ thấy ở người đến từ ngành công nghiệp rượu bia, vốn không muốn có luật, cố “bới lông tìm vết” để bác bỏ dự luật, mà căn nguyên sâu xa bởi mâu thuẫn lợi ích với mục tiêu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân!

TS Trần Tuấn


Giống như Luật phòng chống tác hại thuốc lá, nhiều ý kiến bày tỏ sự lo lắng về tính khả thi của dự án luật tác hại rượu bia. Theo ông, quan điểm này có hợp lý?

Dư luật hiện tại theo tôi còn phải được chỉnh sửa nhiều!

Dự luật mới đạt về tên gọi, về mục tiêu, về cấu trúc phối hợp tác động đồng bộ nhiều mặt (thuế, tính có sẵn, quảng cáo khuyến mại, phát hiện sớm tư vấn trị liệu rối nhiễu hành vi do rượu ..), còn thiếu phù hợp giữa nội dung cụ thể của một số điều luật, đặc biệt khu vực liên quan tới ngưỡng tối thiểu mức thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào mặt hàng rượu bia, chế tài cần phải kiểm soát chặt chẽ quảng cáo rượu bia dưới 15 độ, kiểm soát ngăn chặn sự tiếp cận của rượu bia tới trẻ vị thành niên, tạo môi trường phòng ngừa tệ nạn bạo hành (từ phạm vi gia đình tới ngoài xã hội), tai nạn giao thông, bất bình đằng giới… do sử dụng bia rượu gây ra;

Dự luật hiện còn yếu về mặt khoa học tổ chức thực hiện (đặc biệt thiếu và chưa cụ thể vai trò của các tổ chức khoa học độc lập, tổ chức xã hội trong các khâu phát triển chính sách dưới luật, triển khai, giám sát, đánh giá thực thi luật); Và nhất là nội dung nguồn tài chính để đảm bảo đưa luật vào cuộc sống rất yếu, chính bởi sự chỉnh sửa vừa rồi ở giai đoạn cuối đã bỏ phương án đảm bảo cho tính khả thi của luật, là tạo quỹ nâng cao sức khỏe. Tới đây phải đưa trở lại quỹ nâng cao sức khoẻ vào nội dung luật, và thêm điều luật cụ thể đảm bảo quỹ này được tổ chức vận hành tuân thủ theo khoa học quản lý quỹ, với sự tham gia của khối tổ chức xã hội dân sự.

Cả hai ngành công nghiệp rượu bia và thuốc lá đều sử dụng các chiến lược chiến thuật cố gắng để tác động đến họ là ít nhất.

Ông đánh giá như thế nào giữa văn hóa rượu bia với những mặt trái của "văn hóa" này, ví dụ như: tai nạn giao thông, bạo lực gia đình.... Nếu phải làm phép so sánh, ông sẽ chỉ ra cho độc giả thấy điều gì giữa hai mặt của một vấn đề?

Đưa vấn đề “bảo vệ và phát triển văn hóa uống bia rượu” vào xem xét trong tiên trình xây dựng và thông qua dự luật, là một chủ đích của ngành công nghiệp rượu bia!

Dù cái “văn hóa” người đời có đánh giá là “rất thi vị”, “ rất nên tôn tạo”, hay “rất phản cảm”... không quan trọng!

Mà cái quan trọng hơn hết là, phải góp phần tạo ra trên nghị trường, trong các diễn đàn chính phủ, và cả ngoài xã hội,  những tranh luận “không có hồi kết” xung quanh nội dung dự luật PCTHRB, với mục tiêu cụ thể: 1/ “Câu giờ”- làm chậm quá trình ra luật, và 2/ “phá vỡ”  tính hệ thống cần có giữa các phần cấu thành dự luật, và 3/ gây khó khăn cho tiến trình sử dụng ngôn ngữ làm luật “càng chung chung, thiếu cụ thể” càng tốt; càng khó, càng phức tạp cho diễn giải khi đưa luật vào cuộc sống, càng hay..!.

Còn mặt cái “được và mất” của thứ “văn hóa uống rượu bia” đặt trong liên hệ với nghèo đói, bạo hành, bệnh tật, tai nạn chấn thương… đang tồn tại ở xã hội ta ư? Khỏi phải phân tích! Hỏi bất kỳ người phụ nữ bị bạo hành nào, bất kỳ một nạn nhân tại nạn giao thông nào, bất kỳ một người vợ nào có chồng con “ văn hóa uống rượu bia cao”.... sẽ thấy lộ rõ cặp phạm trù “lợi-hại” của thứ văn hóa này.

Tôi không quan tâm, cũng không bác khía cạnh “nó có lợi” cho một số người, nhưng tôi tin vào điều mà ông cha ta đã dạy: “lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”!

Vì sao, ông cho rằng cần thiết phải ban hành luật này?

Một cách ngắn gọn, vì sự phát triển bền vững của nước Việt. Rõ hơn ư? Bởi nạn rượu bia cản trở sự thực hiện thành công của 13 trên tổng số 17 mục tiêu phát triển bền vững Việt nam cam kết phải đạt vào năm 2030.

Cụ thể nữa ư? Vì mục tiêu chấm dứt cái văn hóa “lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn”, đã hình thành và đang diễn ra rất phản cảm trên đất nước này. Vì mục tiêu chặn đứng nguy cơ tha hóa thanh thiếu niên Việt Nam! Vì những sự bất công đưa lại của tệ nạn bia rượu, trực tiếp dẫn đến nghèo đói, bệ rạc, tâm thần, bệnh tật, tai nạn chấn thương, bạo hành cả thực thể và tâm lý... mà nạn nhân, chủ yếu là trẻ em, phụ nữ, người tử tế.. hứng chịu! Chúng phải được chặn đứng!

Và cả vì sự tự ái làm người đàn ông Việt! Sự xấu hổ mỗi khi nhìn hình tượng “văn hóa” đàn ông Việt bên cạnh “văn hóa” phụ nữ Việt dưới con mắt dõi theo của nhân loại tiến bộ. Đã quá đủ hình ảnh “Chí phèo” , “Tự Lãng”, ở khắp hang cùng ngõ hẻm trên đất nước này! Đừng để lan thêm ra trên thế giới theo bước chân tha phương vô định!

Không cấm được sự sinh sôi nảy nở của nó, bởi bàn tay “kinh doanh phi nhân bản” của thế lực công nghiệp rượu bia quốc tế,  nhưng chắc chắn phải hạn chế tối đa hậu quả nó đưa lại, bằng việc có được một dự luật “phòng chống tác hại của rượu bia” tốt, xây dựng trên cơ sở tri thức khoa học tiến bộ cập nhật 2018.

Xin cảm ơn ông !

N.Huyền

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !