Reuters: 2016 tối tăm, 2017 còn tồi tệ hơn thế

Theo Peter Apps, chuyên gia của Reuters về các vấn đề quốc tế, toàn cầu hóa, xung đột và chính trị, thế giới đã chứng kiến một năm 2016 không mấy sáng sủa và dự kiến năm 2017 còn tồi tệ hơn thế.

Việc ám sát Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ hôm 19/12 vừa qua được so sánh với vụ ám sát Thái tử Archduke Francis Ferdinand của Áo năm 1914, song vụ việc này chắc chắn sẽ không dẫn đến một cuộc xung đột giống như Thế chiến I. Tuy nhiên, vụ tấn công khủng bố bằng xe tải khiến 12 người thiệt mạng tại Berlin vài giờ sau đó lại vẽ ra một viễn cảnh về một cú sốc chính trị tiếp theo ở châu Âu.

Ông Peter Apps, người sáng lập và là giám đốc điều hành của Dự án Nghiên cứu thế kỷ 21, một tổ chức các chuyên gia có chi nhánh ở cả London, New York và Washington, nhận định: 2016 mang lại quá nhiều bất ngờ, thường là những bất ngờ không ai mong muốn cho đến tận phút cuối cùng. Nếu năm 1989, năm bức tường Berlin sụp đổ, mở ra một thời kỳ toàn cầu hóa, dân chủ tự do và sự hiện đại của phương Tây giành chiến thắng thì năm 2016 dù đã đi đến hồi kết nhưng vẫn còn nhiều hệ lụy kéo dài tới năm sau.

Nhận định này có vẻ hơi quá. Tuy nhiên, kết quả trưng cầu dân ý bất ngờ dẫn đến Brexit và việc đắc cử của ông Donald Trump, cũng như một loạt ví dụ khác trên khắp toàn cầu thời gian qua như một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng mọi sự đồng thuận đều có thể bị phá vỡ. Năm sau có thể coi là một bước lùi của thế giới trên con đường hiện đại hóa, hơn nữa 2017 có thể phải chứng kiến nhiều sự kiện đan xen vượt ngoài tầm kiểm soát.

Reuters: 2016 tối tăm, 2017 còn tồi tệ hơn thế - ảnh 1

Hoa và nến tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công chợ giáng sinh ở Berlin hôm 19/12. Nguồn: Reuters

Reuters: 2016 tối tăm, 2017 còn tồi tệ hơn thế - ảnh 2

Thủ tướng Angela Merkel tưởng niệm các nạn nhân vụ xe tải đâm đêm 19/12. Nguồn: Reuters

Vụ tấn công khủng bố vào khu chợ giáng sinh ở Berlin như một đòn bẩy vững chắc cho phe cánh hữu lên nắm quyền lực tại Đức, cho dù đó vẫn là điều không tưởng trong cuộc bầu cử toàn quốc vào năm sau. Cái chết của các nạn nhân tại Berlin hôm 19/12 vừa qua cũng có thể làm gia tăng cơ hội cho lãnh đạo đảng cực hữu Mặt trận Dân tộc của Pháp, Marine LePen giành chiến thắng tại cuộc bầu cử năm 2017.

Tất nhiên, cũng có thể các lực lượng hiện đại hóa sẽ hồi phục trong năm tới như cuộc bầu cử Tổng thống tại Áo, cho dù phe cực đoan dường như đang trên đà chiến thắng. Tuy nhiên, những gì mà năm 2016 cho thấy toàn là những điều mà ít ai có thể nghĩ tới, hay ít nhất đó là một chuỗi sự kiện mà những chuyên gia dự đoán cũng phải “bó tay”.

Không những vậy, những gì đã xảy ra trong năm 2016 sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năm 2017. Tổng thống đắc cử Donald Trump chưa chính thức bước chân vào Nhà Trắng, song vị tỷ phú này, cụ thể là các dòng twitter của ông, đã có những ảnh hưởng nhất định.

Khó có thể dự đoán chính xác được chính xác điều đó có nghĩa là gì nhưng những dấu hiệu đến bây giờ cho thấy nước Mỹ sẽ phải đối mặt với một nhiệm kỳ Tổng thống hoàn toàn khác biệt. Nó có thể dẫn tới mối quan hệ tạm thời tốt đẹp hơn với Nga khi ông Trump cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với Moscow, đặc biệt là trong vấn đề  chiến đấu chống phiến quân IS.

Tuy nhiên, chính quyền của ông Trump có thể sẽ không mấy thân thiện với Trung Quốc. Vụ lùm xùm xung quanh việc Bắc Kinh thu giữ tàu lặn tự hành của Mỹ ở khu vực Biển Đông là dấu hiệu cho thấy một quãng thời gian đối đầu sắp tới của hai nước. Ngoài ra, chính sách giúp Bắc Kinh vững bước tiến vào cộng đồng quốc tế trong suốt 25 năm qua, cũng là một phần trong hệ thống thương mại tự do quốc tế có thể sẽ phải thay đổi dưới thời Trump.

Reuters: 2016 tối tăm, 2017 còn tồi tệ hơn thế - ảnh 3

Thổ Nhĩ Kỳ thắt chặt an ninh sau vụ ám sát Đại sứ Nga. Nguồn: Reuters

Reuters: 2016 tối tăm, 2017 còn tồi tệ hơn thế - ảnh 4

Thi thể Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ được đưa về nước. Nguồn: Reuters

Về phía châu Âu, nếu Thủ tướng Anh Theresa May giữ đúng lời hứa của mình thì năm 2017, quá trình Brexit sẽ thực sự bắt đầu và Vương quốc Anh sẽ dần dần rút khỏi mọi vấn đề liên quan đến Liên minh châu Âu. Không ai có thể biết được điều gì sẽ xảy ra sau đó. Một phần là do không ai chắc chắn được tương lai chính trị của Âu lục trong năm tới.

Vụ tấn công Berlin, cho dù có tìm thấy thủ phạm hay không, vẫn sẽ tạo ra áp lực chính trị lên Thủ tướng Angela Merkel vì chính sách nhập cư của bà, giống như các vụ tấn công khủng bố ở Pháp đã giúp bà LePen của đảng Mặt trận Dân tộc.

Cho đến bây giờ, vẫn ít có khả năng đảng Sự lựa chọn khác cho nước Đức, đảng cực hữu, có thể loại bỏ được bà Merkel. Tuy nhiên, đảng này có thể có được kết quả tốt để giúp một nhân vật ôn hòa khác thay thế bà Merkel, cho dù đó là một người cùng đảng với bà hay một đại diện đến từ một chính đảng khác.

Việc châu Âu đang chuyển sang cánh hữu là điều không phải chắc chắn sẽ xảy ra, ví dụ như sự thất bại của phe cực hữu ở Áo trong cuộc bầu cử Tổng thống. Tuy nhiên, viễn cảnh về việc Pháp, Đức và các nước khác có thể bị phe cánh hữu kiểm soát sẽ biến châu lục này thành một nơi rất khác. Hay ít nhất, 2017 sẽ chứng kiến làn sóng phản đối Liên minh châu Âu hay một quy mô rộng lớn hơn, đó là phản đối lý tưởng tự do thương mại và tự do biên giới. Và bản thân EU có thể sẽ không thể tồn tại được trước làn sóng này.

Cuộc trưng cầu dân ý tại Italia hồi đầu tháng 12 đã khiến chính phủ nước này rơi vào khủng hoảng, với viễn cảnh cận kề phong trào Năm Sao sẽ kiểm soát đất nước. Việc Italia có thể tạo ra dấu chấm hết cho đồng euro khiến cho sự kiện Brexit trở nên nhỏ bé hơn bao giờ hết. Trong khi đó, ở bờ Đông của châu Âu, Nga đã đợi sẵn và không gì có thể chắc chắn được rằng những xung đột giữa NATO và Nga ở khu vực này không khiến cho thế giới thêm phần hỗn loạn. Với chiến thắng của ông Trump, tương lai của NATO trở nên mù mịt hơn bao giờ hết.

Cùng với những lo ngại về các cuộc xung đột bất ngờ sau vụ ám sát Đại sứ Nga ở Ankara hôm 19/12, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran đã họp mặt tại Moscow để thảo luận về tình hình Syria, tìm ra một tiếng nói chung để giải quyết vấn đề. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một thành viên NATO nhưng dưới thời Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, Ankara có thể sẽ tiến gần hơn về phía Moscow.

2016 quả là một năm đầy phức tạp. Song đừng vì thế mà cho rằng năm 2017 thế giới sẽ “dễ thở” hơn.

Tuệ Minh (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !