Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ẩu đả, uy tín “nhà nước dân chủ” lung lay?

Vào ngày 2/5 vừa qua, nội bộ Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ lại nổ ra một cuộc ẩu đả lớn giữa thành viên của đảng Công lý và Phát triển (AKP) và đảng Dân chủ Nhân dân (HDP) thân người Kurd, khiến nhiều người bị thương.

Vụ ẩu đả giữa những chính trị gia đã phần nào cho thấy căng thẳng chính trị và xã hội ở Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm gần đây, khi nhiều người tin rằng đất nước đang dần trở thành một nhà nước độc tài mặc cho những nỗ lực xây dựng hình ảnh là một nhà nước dân chủ đang phát triển của chính phủ.

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ẩu đả, uy tín “nhà nước dân chủ” lung lay? - ảnh 1

Cảnh tưởng các chính trị gia xô xát trong Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ.

Nguyên nhân xung đột xảy ra bắt nguồn từ một dự thảo đạo luật hiến pháp mới, qua đó tước bỏ quyền miễn bị khởi tố, vốn là quyền cơ bản của các nghị sĩ Thổ Nhĩ Kỳ, của một số thành viên trong Quốc hội. Dự thảo này được Thủ tướng Ahmet Davutoglu công bố và đảng AKP muốn dự thảo này được thông qua.

Ngay lập tức, dự thảo này đã vấp phải sự phản đối của nhiều phía, bởi nó sẽ khiến một số lãnh đạo cấp cao của đảng HDP không còn được bảo vệ và bị khởi tố với những tội danh như “xúi giục người dân gây bạo động” và “tham gia tổ chức khủng bố có vũ trang”. Đảng này lo ngại rằng thành viên của họ sẽ là những người gặp nguy hiểm, trong khi những nhân vật bị cáo buộc tham nhũng và biển thủ công quỹ của đảng cầm quyền AKP lại có thể thoát tội.

Một trong những lý do thành viên đảng HDP bị cáo buộc đồng lõa với tổ chức khủng bố là bởi đảng này đã từng đưa ra những tuyên bố ủng hộ Đảng Lao động người Kurd (PKK), một tổ chức đại diện có thành phần gồm những người Kurd sinh sống ở phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ và bị Ankara coi là tổ chức khủng bố. Không những vậy, thành viên đảng HDP cũng đã nhiều lần tử chối ký vào những tuyên bố lên án những vụ khủng bố được cho là do PKK gây ra.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và PKK đã giao tranh với nhau trong suốt nhiều thập kỷ, đến tháng 3/2013 hai bên kêu gọi ngừng bắn tạm thời. Thế nhưng, xung đột lại nổ ra vào tháng 7/2015, chủ yếu do cuộc nội chiến căng thẳng ở Syria và vai trò của người Kurd trong cuộc chiến này. Hàng ngàn binh lính của PKK cùng hàng trăm binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã chết trong các cuộc giao tranh mới đây, đồng thời cũng khiến hàng chục ngàn người dân phải rời bỏ nhà cửa.

Nhà báo có uy tín Mustafa Akyol viết rằng, khi bạo lực giữa chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và PKK lại nổ ra vào năm 2015, “đảng HDP đáng lẽ nên tích cực kêu gọi hòa bình và chỉ trích hai bên đã gây ra xung đột. Thế nhưng, họ lại chọn đứng về phía PKK, ủng hộ những hành động của tổ chức này và thậm chí còn chấp nhận thành lập quan điểm thành lập nhà nước Kurdistan độc lập của PKK”.

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ẩu đả, uy tín “nhà nước dân chủ” lung lay? - ảnh 2

PKK bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ coi là tổ chức khủng bố.

Làm vậy, không những uy tín của đảng HDP đã bị hủy hoại, khiến những người Kurd phản đối những hành động khủng bố không hài lòng, mà còn cho phép Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và đảng AKP có cớ để thách thức HDP.

Nhưng một vấn đề còn lớn hơn cả, đó là dự thảo luật này dường như cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang dần trở thành một nhà nước độc tài. Trong những năm gần đây, chính phủ của ông Erdogan đã ra lệnh bắt giữ nhiều nhà báo chỉ trích chính sách của chính phủ với tội danh “đồng lõa với khủng bố và làm gián điệp”, vi phạm quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, và liên tục chặn các mạng xã hội như Twitter trong thời điểm khủng hoảng chính trị.

“Trong vòng một năm rưỡi qua, công tố viên chính phủ đã thụ lý gần 2.000 vụ tố tụng liên quan đến những người Thổ Nhĩ Kỳ có hành vi lăng mạ Tổng thống”, nhà báo Uri Friedman viết trên tạp chí Atlantic. “Thậm chí có những vụ rất đơn giản, ví dụ như việc một người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ kiện vợ mình vì đã nhục mạ ông Erdogan trong nhà”.

Một số nhà phân tích coi những động thái đối với các chính trị gia đảng đối lập là bằng chứng cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang trở lại thời kỳ độc tài trước đây, khi các đảng thân người Kurd bị liên tục ép giải tán vì ủng hộ cộng đồng người Kurd tách ra thành một quốc gia riêng.

“Tình hình chính trị Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xấu đi nghiêm trọng nếu cuộc điều tra khiến ông Selahattin Demirtas, đồng chủ tịch đảng HDP, bị mất quyền miễn bị khởi tố và bị bắt giữ giống như rất nhiều người ủng hộ người Kurd trong những năm 1990”, ông Akyol viết. “Điều đó có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ đang từ bỏ những chính sách đối nội về vấn đề người Kurd và trở thành nhà nước độc tài trước đây, khiến căng thẳng vũ trang leo thang”.

Ông Kemal Kirisci, chuyên gia của viện nghiên cứu Brookings của Mỹ cho biết: “Chỉ một vài năm trước, Thổ Nhĩ Kỳ được coi là một nhà nước dân chủ đang phát triển. Giờ đây, hình ảnh này đang bị làm xấu đi”.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ trang Vox, một trang tin của công ty truyền thông Vox Media của Mỹ. Vox ra mắt vào ngày 6/4/2014, chuyên về việc giải thích, phân tích sâu các tin tức.

Anh Tuấn (lược dịch)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Đang cập nhật dữ liệu !