Quốc gia nào bán tên lửa Kh-35 cho Triều Tiên?

Tên lửa chống hạm mới Kh-35 của Bắc Triều Tiên đe dọa các tàu bè của Hàn Quốc. Ai là người đã bán tên lửa này cho Bình Nhưỡng?

Mới đây, Triều Tiên đã để lộ loại tên lửa chống hạm mới với mức độ tấn công đầy nguy hiểm. Câu hỏi đặt ra là nước nào đã bán nó cho Bình Nhưỡng.

Theo tờ Chosun Ilbo (Hàn Quốc), trong một phóng sự của Đài truyền hình trung ương Triều Tiên, lần đầu tiên quốc gia này để lộ hình ảnh về một loại tên lửa chống hạm mới. Một quan chức quân đội Hàn Quốc giấu tên nói rằng, tên lửa này có thể là Kh-35 Uran do Nga phát triển hoặc bản sao của nó.

Kh-35 là tên lửa hành trình chống hạm mà Liên Xô phát triển trong những năm 1970 và sản xuất trong thập kỷ 1980. Mãi đến những năm 1990, tên lửa này mới được đưa vào trang bị cho quân đội Nga.

Quốc gia nào bán tên lửa Kh-35 cho Triều Tiên? - ảnh 1

Tên lửa chống hạm KH-35.

Tên lửa này có nhiều phiên bản bệ phóng khác nhau, nó có thể phóng từ nhiều phương tiện nang như tàu mặt nước, hệ thống tên lửa bờ biển, trực thăng và máy bay hải quân. Trong chương trình truyền hình, tên lửa được quay trên một tàu chiến mặt nước của Triều Tiên.


Tên lửa có tầm bắn khoảng 130 km, nặng khoảng 150 kg, tốc độ khoảng 300 m/s. Theo đánh giá từ phía Hàn Quốc, đặc biệt với thiết bị vô tuyến đo cao chính xác cao, tên lửa này có thể bay hành trình ở độ cao từ 10-15 m và 3-5 m ở giai đoạn bay cuối.

Điều này đặt ra vấn đề lớn cho lực lượng hải quân ngày càng tinh vi của Hàn Quốc. Mặc dù các tàu chiến tiên tiến nhất của Hàn Quốc như các tàu khu trục Aegis và các tàu khu trục khác được trang bị tốt để phòng thủ chống tên lửa, nhưng các tàu hộ tống lạc hậu lớp Pohang hay các tàu tuần tra không có những khả năng đó.

Hàn Quốc thường sử dụng các loại tàu này trong việc bảo vệ bờ biển dọc theo đường biên giới biển thực tế giữa hai miền Triều Tiên. Như vậy, nó sẽ thành một mối nguy lớn cho quốc gia này.

Hơn nữa, Triều Tiên từng nhiều lần đánh chìm tàu hộ tống của Hàn Quốc. Trong năm 2010, họ đã dùng một quả ngư lôi đánh chìm tàu ROKS Cheonan lớp Pohang khi nó đang tuần tra gần biên giới biển.

Tên lửa mới Kh-35 của Triều Tiên được cải tiến rất nhiều so với tên lửa chống hạm tầm ngắn SSN-2-C (Styx) trước đó của Triều Tiên do Liên Xô phát triển. Với tầm bắn hạn chế chỉ khoảng 85 km, các biến thể đất đối hạm của tên lửa Styx không phải là mối đe dọa lớn đối với các tàu của Hàn Quốc. 

Tuy nhiên, năm 2011, Triều Tiên đã phóng thử tên lửa Styx cải tiến từ một máy bay ném bom Il-28 ở biển Hoàng Hải. Nếu máy bay mang tên lửa chống hạm bay qua biên giới biển vào không phận Hàn Quốc thì tên lửa chống hạm Styx có thể đe dọa các tàu Hàn Quốc. Tuy nhiên, bản thân các máy bay này sẽ bị đe dọa nghiêm trọng trước các hệ thống phòng không tiên tiến triển khai trên mặt đất và hạm tàu của Hàn Quốc.

Như vậy, Kh-35 là một sự nâng cấp đáng kể về khả năng chống tàu của Triều Tiên. Đáng chú ý là Bình Nhưỡng đã để lộ tên lửa này tại thời điểm khi hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển hai miền Triều Tiên pháo kích lẫn nhau khá thường xuyên. Điều này cho thấy, Triều Tiên có lẽ đã có Kh-35 trong một thời gian và đã quyết định để lộ chúng lúc này để cảnh cáo Seoul.

Bất kể thời gian chính xác Triều Tiên mua sắm các tên lửa mới là lúc nào, một câu hỏi đặt ra là nước nào đã bán chúng cho Triều Tiên? Một khả năng, tất nhiên, là Nga trực tiếp bán Kh-35 cho Bình Nhưỡng. Trên thực tế, Nga đã xuất khẩu Kh-35 sang một số nước như Ấn Độ, Algeria và Việt Nam.

Tuy nhiên, việc Nga đã xuất khẩu Kh-35 sang nhiều nước khó có thể là cơ sở để khẳng định nước này đã cung cấp tên lửa này cho Triều Tiên. Quốc gia có khả năng nhất làm việc này là Myanmar. 

Các tàu khu trục nhỏ lớp Aung Zeya của Myanmar được trang bị tên lửa chống hạm Kh-35. Không quân Myanmar cũng được cho là có biến thể phóng từ máy bay của Kh-35. Mặc dù Nga khó mà thừa nhận việc bán các tên lửa này, nhưng Kh-35 của Myanmar gần như chắc chắn là do Moskva cung cấp. Ít có khả năng hơn là Myanmar mua chúng từ một nước nhập khẩu Kh-35 từ Nga như Ấn Độ hay Việt Nam.

Myanmar và Triều Tiên từng có lịch sử hợp tác quân sự lâu dài, kể cả việc hai nước mua bán với nhau công nghệ quốc phòng và vũ khí. Ngược lại, trong khi Liên Xô chắc chắn đã cung cấp vũ khí cho Triều Tiên trong chiến tranh lạnh, nhưng có ít bằng chứng cho thấy, Nga tiếp tục làm như vậy hiện nay ở quy mô đáng kể.

Do Kh-35 chỉ được hoàn thành sau khi Liên Xô đã sụp đổ, nên Myanmar là nước có nhiều khả năng nhất đã cung cấp tên lửa chống hạm mới cho Triều Tiên. Nếu đúng như vậy, thời gian chính xác của việc chuyển giao tên lửa trở nên quan trọng vì mặc dù Myanmar từ lâu đã bán vũ khí Triều Tiên, nước này trong những năm gần đây đã đảm bảo với Mỹ rằng, họ đã cắt đứt mọi quan hệ quân sự với Triều Tiên và tuân thủ các nghị quyết chống Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đây có thể là bằng chứng đáng kể cho thấy rằng, Myanmar không hoàn toàn trung thực. Tuy nhiên, bán Kh-35 cho Triều Tiên sau khi đưa ra những cam kết đó sẽ là một hành động khiêu khích đặc biệt nghiêm trọng.

Bài viết được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat. Đây là một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. The Diplomat bắt đầu ra mắt từ năm 2002 và cho đến nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà bình luận, nhà hoạch định chính sách và các học giả chuyên sâu về các vấn đề trong khu vực này.

Minh Anh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !