Quảng Trị: Người dân Hải Lăng chật vật sống với lũ

Hơn 1 tuần qua, nước lũ gây ngập lụt khiến hàng ngàn hộ dân ở huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) phải sống chung với lũ. Cuộc sống người dân gặp khó khăn khi lương thực, thực phẩm dự trữ cạn kiệt, phải nhờ sự cứu trợ từ chính quyền....

{keywords}
Người dân xã Hải Phong đang dội nước rửa bùn đất trên sạp để đồ của gia đình.
{keywords}
Người dân huyện Hải Lăng đang chùi rửa nhà cửa với phương châm “nước rút đến đâu, dọn rửa đến đó”.
{keywords}
Người dân thôn Hưng Nhơn, xã Hải Phong đang dùng sào đẩy những đám bèo bị nước lụt xô tấp từng bãi trước cổng nhà.

Sáng ngày 15/10, hàng trăm hộ dân ở thôn Hưng Nhơn, xã Hải Phong (huyện Hải Lăng) đều chìm ngập sâu trong nước lũ. Phương tiện đi lại của người dân là thuyền nhỏ và những chiếc bè tự chế. Nhiều hộ phải nhờ thuyền lớn để đi nhận quà cứu trợ hay mua nhu yếu phẩm từ xã Hải Chánh cách đó gần 10km đường sông.

Anh Nguyễn Châu Thành (ở thôn Hưng Nhơn, xã Hải Phong) kể lại: “Năm nay mưa to lắm, từ ngày 9/10 là nước lũ dâng lên. Sau đó nước rút xuống lại rồi dâng lên thêm 2 lần nữa. Mưa lũ kéo dài khiến lương thực của gia đình cạn gần. Nước uống dân chúng tôi phải nhờ vào sự cứu trợ chuyển về. Nay nước lũ xuống, chúng tôi phải dọn nhà cửa, đồ đạc khỏi bùn đất bám khô khó chùi rửa”.

Theo anh Thành, xã Hải Phong nằm cạnh con sông Ô Giang, nước lũ về nhanh và chảy rất xiết, nên cuốn theo nhiều tài sản và gà, lợn của các hộ dân. Mực nước ngập cao từ 1,5m đến 3m.

{keywords}
Nước lụt bắt đầu xuống, một em bé ở thôn Hưng Nhơn, xã Hải Phong đang tập bơi trước sân nhà.
{keywords}
Mẹ con chị Ngô Thị Kim Thúy đang dùng thuyền để khiêng các vật dụng khỏi bị ướt.
{keywords}
Trường mầm non Hải Hòa, xã Hải Phong vẫn còn chìm sâu trong nước lụt.
{keywords}
Phương tiện đi lại của người dân chủ yếu bằng thuyền.

“Nước lũ mới rút được chừng 70cm so với đỉnh lũ. Dân làng chúng tôi hỗ trợ nhau dọn dẹp nhà cửa, để nước xuống đến đâu dọn sạch tới đó. Vì hằng ngày ăn uống chủ yếu mì tôm, lại ngâm nước lâu quá, quần áo ướt sũng, nên nhiều người cũng mỏi mệt. Có niều người bị ốm, phải nhờ thuyền lớn chở lên trạm xá trên Hải Chánh để mua thuốc điều trị”.

Huyện Hải Lăng có nhiều địa phương đang chìm sâu và bị cô lập trong nước lũ đặc biệt là địa bàn vùng Càng và các địa bàn vùng sâu như: xã Hải Trường, Hải Định, Hải Quế, Hải Dương, Hải Phong và một số khu vực của thị trấn Diên Xanh.

Năm nào cũng bị lũ gây ngập lụt, nên người dân Hải Lăng đã có kinh nghiệm sống chung với lũ, từ đó hỗ trợ nhau trong vận chuyển lương thực, đồ đạc chạy lũ, cũng như giúp nhau trong dọn dẹp khi nước lũ rút xuống.

Anh Nguyễn Đức Tâm (ở thôn Hưng Nhơn, xã Hải Phong) cho biết: “Sống trong vùng lũ, nên nhà nào thấp thì bị ngập trước, nên mọi người giúp đỡ trước. Có nhiều hộ chỉ có người già, nên chính quyền xã và xóm giềng giúp di dời lên chỗ cao trước. Khi nước rút, nhà ai cao hơn nước rút trước thì những người ở nhà thấp hơn sang giúp lau chùi, sau đó đến nhà thấp sau, để đỡ phải xách từng xô nước vào dội bùn vừa mệt, vừa tốn thời gian”.

{keywords}
Người dân vùng lũ, lụt ở huyện Hải Lăng phải chế những bè mảng để di chuyển trên mặt nước.
{keywords}
Người dân tận dụng 1 khoảng đường khô ráo để phơi lúa bị ướt do nước lụt.
{keywords}
Thóc lúa của người dân bị ướt do nước lụt nhiều ngày giờ nảy mầm, không thể dùng được.

Thông tin về tình hình lũ lụt tại địa phương, Ông Cáp Xuân Tá – Phó chủ tịch UBND huyện Hải Lăng cho biết, sau 7 ngày nước lụt dâng lên đã làm 16.875 ngôi nhà bị ngập lụt. Lũ lụt đã 2 người chết và gây thiệt hại cũng như cuốn trôi nhiều gia súc, gia cầm, lồng bè cá… cũng như tài sản của nhân dân.

“Giờ nước lũ đã xuống hơn, nhưng nhiều xã vẫn đang còn ngập sâu và bị chia cắt. UBND huyện đã chỉ đạo các cấp, ban ngành tập trung nhân lực, phương tiện thực hiện các phương án đã được họp bàn nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trước, trong và khi lũ rút. Các ban ngành, địa phương sẵn sàng phương tiện túc trực 24/24 để ứng cứu khi có sự cố, đặc biệt là vấn đề con người bị nạn như vận chuyển đi cấp cứu khi cần thiết nhanh chóng”.

{keywords}
Một thanh niên mang hàng cứu trợ mới nhận đang trên đường về nhà ở thôn Hưng Nhơn.
{keywords}
Thuyền là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân các xã vùng ngập lụt của huyện Hải Lăng trong những ngày này.
{keywords}
Người dân dùng tủ lạnh hỏng gắn với cây chuối để làm bè di chuyển trên nước lụt.

“Do lũ lụt kéo dài, UBND huyện đã xuất kho dự trữ để cứu trợ người dân; chỉ đạo các ngành, cơ quan liên quan phân luồng các nguồn hàng thực phẩm cứu trợ, không để người dân bị đói, khát. Đồng thời chỉ đạo các ngành liên quan như điện lực khắc phục mạng lưới điện để đảm bảo sớm cấp điện an toàn cho người dân; ngành y tế xuất cấp cơ số thuốc và hóa chất để phòng bệnh cũng như tiến hành khử khuẩn để tránh xảy ra dịch bệnh trên địa bàn khi nước lũ rút…” – Phó chủ tịch UBND huyện Hải Lăng thông tin.

Thanh Hà

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Địa điểm giải trí cảm giác mạnh cách Hà Nội 150km, giá vé chỉ 150.000 đồng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm giải trí với những trò chơi cảm giác mạnh “cực đã” mà không quá xa Hà Nội, Công viên Rồng tại Sun World Ha Long chính là điểm đến lý tưởng, với giá vé đang áp dụng chỉ 150.000 đồng.