Quan xã tự nghĩ ra kiểu thu phí "lạ đời"?

Xã Lộc Yên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vừa đình chỉ việc thu phí “lạ” đối với các xe cơ giới thì xã Hương Vĩnh huyện này lại tiếp tục tái diễn. Phải chăng cơ quan chức năng đang buông lỏng quản lý?
Quan xã tự nghĩ ra kiểu thu phí

Các xe ô tô chở hàng qua cổng chào xã phải nộp một khoản phí 100.000 đồng/chuyến (ảnh: TH)

Phải mua phiếu mới qua cổng làng

Sau khi Báo Infonet nhận được phản ánh từ các doanh nghiệp (DN), cá nhân có phương tiện xe cơ giới tham gia tại xã Hương Vĩnh (huyện Hương Khê) về việc UBND xã này đề ra một loại phí không rõ ràng để ép các DN, cá nhân phải đóng. Cụ thể, mỗi xe ô tô, xe thồ… khi vào xã, muốn ra khỏi cổng chào phải nộp số tiền phí 100.000 đồng/chuyến xe.

Anh Nguyễn Văn V (trú tại TP.Vinh Nghệ An) giải thích, khi xe tôi thu mua keo tại xã, muốn ra khỏi cổng chào tôi thì phải nộp lệ phí. Cụ thể, phải mua tờ phiếu in sẵn mệnh giá 100.000 đồng/chuyến xe, phiếu đó gọi là phiếu thu phí. Còn phí gì thì tôi không biết, mà có biết thì cũng chả hiểu. Chỉ biết rằng có nộp tiền thì mới được ra khỏi cổng làng.

Quan xã tự nghĩ ra kiểu thu phí

Muốn qua cổng chào xe chở hàng hóa phải dừng lại nộp phí cho công an xã (ảnh: TH)

Chiều 26/5, PV Infonet đã có mặt tại “trạm” thu phí cổng làng xã Hương Vĩnh để nắm bắt tình hình. Tại đây, hàng loạt các xe cơ giới ra vào cổng tấp nập. Cánh lái xe đều cho biết, cứ một chuyến xe ra khỏi cổng, phải mua ngay lá phiếu 100.000 đồng. Ai ra vào nhiều, vận chuyển nhiều thì tính đầu xe mà nộp phí.

Điều lạ, tại cổng làng không hề có một trạm thu phí hay sào chặn xe, chỉ thấy một chiếc cổng làng to sừng sững. Hàng ngày, vào mỗi buổi sáng, chiều tối, có một đội công an xã túc trực tại vị trí, khi có xe qua cổng thì ra lệnh lái xe dừng lại, chìa ra (hoặc mua tờ phiếu) phí mệnh giá 100.000 đồng. Nếu không thực thi, buộc lực lượng công an giữ xe lại, không cho ra khỏi cổng làng.

Anh Nguyễn Văn A (trú tại huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) cho biết, bất cứ một xe chở hàng nào, có trọng tải lớn muốn ra, vào xã thì phải nộp phí. Phí đó sẽ quy chuẩn thành một lá phiếu, tổng hợp các loại phí như, phí nộp tiền đường, cầu, bảo vệ tài nguyên, phí mua keo… với số tiền 100.000 ngàn đồng/chuyến xe.

Còn một người dân địa phương thì phản ánh, đâu chỉ xe ô tô vận chuyển tràm, keo phải nộp phí mà ngay đến anh xe thồ, xe kéo khi vào xã, qua cổng chào cũng phải nộp phí, bằng một tờ phiếu thu.

Đóng vai người đi mua phiếu?

Để biết số lá phiếu thu phí 100.000 đồng là phí gì, tờ phiếu đó hình thù thế nào? PV đã đóng vai người đi mua phiếu, lệ phí tại xã để nắm rõ vấn đề. 

Tại đây, chúng tôi gặp cán bộ kế toán, anh này chỉ cho tôi qua gặp ông Trần Bá Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Vĩnh để trao đổi. Nhìn chúng tôi bằng ánh mặc nghi hoặc, ông Hùng hỏi "các cô ở đâu, vào đây vận chuyển hàng gì?". PV trả lời người Nghệ An, đến thu mua keo. Ngay lập tức vị Phó chủ tịch đáp, vậy cô mua bao nhiêu ha keo, chúng tôi sẽ quy ra số lượng xe mà tính phí.

Quan xã tự nghĩ ra kiểu thu phí

Để hợp thức hóa phí nộp tiền đường, xã này đề ra cái tên "Phiếu thu phí bán keo" (ảnh: TH)

Tính bình quân một xe là 100.000 ngàn đồng. Nếu cô mua ít, thì không cần mua phiếu trước. Khi nào xe ra khỏi cổng chào thì chỉ cần gọi theo số điện thoại di động của tôi 0986.919… tôi sẽ cho người trực tiếp đưa phiếu, nộp tiền là được.

PV phân trần muốn mua phiếu trước, để thuận tiện đi lại, cũng như làm cơ sở để về thanh toán tiền tại cơ quan thì ông Hùng từ chối rồi bảo, mua số lượng ít thì không cần phiếu, “tiền trao cháo múc”, chuyến nào nộp phí chuyến đó. Ông nói thêm, phiếu thu phí đơn giản, giống như hóa đơn đi ăn nhà hàng, uống café, không có dấu đỏ? Khi tôi thắc mắc, 100 ngàn đồng là phí gì, ông nói đó là phí tài nguyên môi trường.

Khác với PV, ông P.V.T (55 tuổi, huyện Hương Khê), lái buôn thu mua keo cho biết, ông phải mua phiếu trước. Một lần mua 20 phiếu/2 triệu đồng. Cứ một chuyến xe ra, vào xé 1 phiếu. Một ngày có lúc đi 10 chuyến xe, xé mất 10 phiếu, mất đi 1 triệu đồng/ngày.

Để làm bằng chứng, ông T đưa cho tôi xem một xếp 20 lá phiếu (đã nộp phí qua cổng chào mất 9 phiếu) cùng hóa đơn thanh toán tại xã. Phiếu thu tiền ghi rõ “Phiếu thu lệ phí bán keo” ngày 4/5/2015, các tổ trực kiểm tra thu giữ phiếu quyết toán với Tài chính-ngân sách trong tháng trực. Mệnh giá mỗi phiếu 100.000 đồng/chuyến xe ra vào cổng.

Ông T cũng nói, lâu nay chúng tôi bức xúc vì xã đề ra loại phí ngớ ngẩn để “hành” các lái buôn. Phiếu thu lệ phí bán keo chẳng qua hợp thức hóa lệ phí tiền đường, tức phí đường bộ để che mắt “thiên hạ” mà thôi. Chúng tôi buôn bán, làm ăn tại địa phương thì phải nhắm mắt chấp thuận, nộp tiền cho xong. Chống lại thì chỉ thiệt thân?

Lá phiếu có mệnh giá 100 ngàn đồng là phí gì? Cán bộ xã bảo phí tài nguyên, người dân địa phương nói phí đường bộ, lái buôn lại bảo phí bán keo? Cuối cùng phí đó là phí gì? Cần một câu trả lời xác thực từ cơ quan chức năng huyện Hương Khê?

Do không lập sào nên khó quản lý?

PV đêm thắc mắc này, hỏi ông Dương Ngọc Anh, Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Hương Khê nói ngay, chả có loại phí nào có tên “phí bán keo” cả. Khả năng xã thu phí đường bộ. Tuy nhiên, về cấp quản lý nhà nước việc thu phí cá nhân thì chúng tôi không thuộc thẩm quyền.

Còn ông Đặng Tuấn Anh, Trưởng phòng Tài chính – kế hoạch huyện Hương Khê khẳng định, không có danh mục nào mang tên “Lệ phí bán keo”. Có thể đó là một loại phí mà xã tự nghĩ ra, nhằm mục đích thu ngân sách cho xã. Phí này xã chưa hề đề xuất lên huyện, thông tin này giờ phía huyện mới biết khi báo chí phản ánh. Nếu có thực tế chuyện xã tự động thu phí các xe cơ giới ra vào, chúng tôi sẽ cho đoàn về kiểm tra, xử lý nghiêm.

Quan xã tự nghĩ ra kiểu thu phí

PV hỏi các lái xe ra vào cổng chào của xã Hương Vĩnh đều nhận được câu trả lời, tất cả xe ra, vào đều phải nộp phí (ảnh: TH)

Trước đó, tại xã Lộc Yên, huyện Hương Khê khi báo chí phản ánh việc xã này tổ chức chặn xe thu phí “lạ” trên đường làng với số tiền 150.000 đồng/chuyến xe, thì ông Ngô Xuân Ninh, Phó chủ tịch UBND huyện trả lời, việc thu phí tại xã như thế là trái pháp luật. Huyện đã yêu cầu dừng ngay việc thu phí. Tổng số tiền thu được là bao nhiêu, sử dụng như thế nào, cần làm rõ, nếu trái pháp luật thì có thể truy tố. Ngay sau đó, việc thu phí tại xã Lộc Yên buộc phải chấm dứt.

Bản thân ông Đặng Tuấn Anh cũng phân trần, nếu xã đặt chốt, sào chắn thu phí xe qua lại thì dễ phát hiện, quản lý. Tuy nhiên, như hai xã Lộc Yên, Hương Vĩnh lại chỉ cho người đứng ra thu tiền thì rất khó cho huyện về nắm bắt thông tin và xử lý.

Khi mà việc thu phí “lạ” vừa chấm dứt tại xã Lộc Yên thì xã Hương Vĩnh vẫn tiếp diễn. Phải chăng cơ quan chức năng của huyện Hương Khê đang buông lỏng quản lý về các loại thuế, phí ở các xã?

Infonet sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Trương Hoa

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Cảnh lạ ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược

Hẻm "nhà thùng", có từ thời Pháp thuộc như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng trong khi phía đối diện là những căn nhà bé tí, lụp xụp rộng chưa đầy 10m2.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024

Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Nước ngập trắng đồng ở Chương Mỹ, 100 cảnh sát gặt lúa giúp dân

Dù cơn bão số 3 đã đi qua, nhưng những cánh đồng của xã Mỹ Lương (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước. Để giảm thiểu thiệt hại, hơn 100 chiến sĩ cảnh sát đã xuống đồng gặt lúa giúp người dân.

Đang cập nhật dữ liệu !