Tàu ngầm Soryu của Nhật Bản có sức mạnh tấn công như thế nào?

Với tổng cộng khoảng 22 tàu, hạm đội tàu ngầm của Hải quân Nhật Bản là một trong những lực lượng tàu ngầm lớn nhất trên thế giới hiện nay.

Toàn bộ tàu ngầm chiến đấu của nước này đều được sản xuất trong nước bởi hai hãng Mitsubishi Heavy Industries và Kawasaki Heavy Industries, có trụ sở chính tại thành phố Kobe, miền Nam Nhật Bản.

Tàu ngầm Soryu của Nhật Bản có sức mạnh tấn công như thế nào? - ảnh 1

Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản.

Hiện tại, tàu ngầm Nhật Bản đều thuộc về một trong hai lớp Oyashio và Soryu. Khác với những loại tàu trước đây, phần lớn các thiết bị trên tàu lớp Soryu đều hoạt động tự động, qua đó giảm bớt số người cần thiết để vận hành tàu xuống còn 9 sĩ quan và 56 thủy thủ.

Với trọng lượng 4.200 tấn, tàu lớp Soryu là tàu ngầm lớn nhất do Nhật Bản chế tạo kể từ sau Thế chiến II. Tàu có chiều dài 84m và rộng 8,5m, tầm hoạt động vào khoảng 6.100 hải lý và có thể lặn sâu tối đa 650m. Mỗi tàu lớp Soryu có hệ thống đuôi hình chữ X, cho phép tàu có khả năng di chuyển linh hoạt hơn tại những khu vực nước nông gần bờ, đặc biệt là các eo biển quanh Nhật Bản.

Mỗi tàu lớp Soryu đều được lắp đặt một hệ thống rađa ZPS-6F, cho phép phát hiện các loại trực thăng và máy bay săn ngầm cũng như các tàu tuần duyên của đối phương. Tuy nhiên, tàu Soryu vẫn phụ thuộc vào hệ thống dò tìm xôna như các tàu ngầm khác. Tàu ngầm Nhật Bản có tổng cộng sáu hệ thống xôna mang tên Hughes/Oki ZQQ-7, được bố trí ở mũi, hai bên mạn và đuôi tàu.

Tàu Soryu có 6 ống phóng ngư lôi, đường kính 533mm ở mũi tàu. Tàu có thể sử dụng ngư lôi định hướng Type 89, có tầm bắn tối đa là 27 hải lý và có thể hoạt động ở độ sau tối đa 900m. Bên cạnh đó, tàu được trang bị tên lửa  chống hạm UGM-84 tầm bắn 130 km. Một số nguồn tin không chính thức cho biết tàu sẽ mang tổng cộng 30 ngư lôi và tên lửa thay vì 20 như các tàu trước đây của nước này.

Tàu Soryu cũng được trang bị một hệ thống phòng vệ chủ động rất tinh vi. Chúng bao gồm thiết bị chống gây nhiễu ZLR-3-6 và thiết bị phát tín hiệu âm thanh để che mắt đối phương. Bản thân tàu ngầm có một lớp vỏ làm bằng chất liệu phản xa âm thanh để giảm bớt tiếng ồn mà tàu gây ra cũng như ngăn các hệ thống sona của đối phương phát hiện.

Tàu ngầm Soryu của Nhật Bản có sức mạnh tấn công như thế nào? - ảnh 2

Tàu ngầm Soryu là một trong những loại khí tài được nhiều nước trên thế giới để ý.

Điểm nổi bật nhất của tàu Soryu đó là hệ thống động cơ tàu. Tốc độ tối đa của tàu Soryu là 13 hải lý/giờ khi ở trên mặt biển và 20 hải lý/giờ khi đã lặn xuống, tất cả là nhờ 12 động cơ diesel Kawasaki 12V 25S và một động cơ mô tơ do Toshiba sản xuất. Ngoài ra, để tăng cường khả năng hoạt động bí mật, tàu cũng sử dụng 4 động cơ đẩy không phụ thuộc không khí Stirling V4-275R được lắp ráp trong nước với sự cho phép của Thụy Điển. 

Khác với các tàu ngầm thông thường khách chỉ có thể hoạt động dưới nước 3 ngày thì phải nổi lên mặt nước, tàu ngầm Soryu có thể lặn liên tục ít nhất 15 ngày. Nếu lặn với tốc độ 4 hải lý/giờ thì có thể chạy liên tục 3 tuần.

Dù vây, tàu Soryu vẫn còn một số hạn chế. Tàu đã vấp phải một số chỉ trích lớn trong cuộc đấu thầu giành hợp đồng chế tạo tàu ngầm cho Australia đó là tầm hoạt động của nó. Khi đó, Australia cần một loại tàu ngầm có thể đi từ căn cứ Hải quân Stirling (phía Tây Nam nước Úc) đến Đài Loan, và tàu Soryu trên quãng đường đó sẽ ít nhất cần phải dừng lại để tiếp nhiên liệu từ một đến hai lần. Ngoài ra, Nhật Bản phải thay đổi kết cấu tàu để các thủy thủ Australia có thể vận hành dễ dàng, song chi phí của hoạt động này là khá lớn.

Trong vòng một thập kỷ tới, Nhật Bản sẽ chế tạo một lớp tàu ngầm mới để thay thế Soryu. Nhật Bản đang nghiên cứu phát triển các loại khí tài không người lái và các công nghệ có liên quan, và nhiều khả năng một loại tàu ngầm chiến đấu không người lái cỡ lớn của Nhật Bản sẽ xuất hiện trong tương lai.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

Anh Tuấn (lược dịch)

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !