Sức mạnh đáng gờm của bảo vật quốc gia MiG-21
Mikoyan-Gurevich MiG-21 là phản lực chiến đấu siêu âm được chế tạo cho không quân Liên Xô. Những chiếc MiG-21 đầu tiên được coi là phản lực chiến đấu thế hệ thứ hai nhưng các phiên bản sau này là phản lực chiến đấu thế hệ thứ ba. Cất cánh lần đầu trong tháng 2/1956 và chính thức góp mặt trong biên chế không quân Liên Xô năm 1959, MiG-21 vẫn đang được nhiều quốc gia sử dụng. Thủ tướng vừa ban hành quyết định công nhận bảo vật quốc gia của Việt Nam, trong đó bao gồm chiến đấu cơ Mig 21 số hiệu 4324, từng bắn rơi 14 máy bay các loại của Mỹ. Ảnh minh họa. |
Tính tới thời điểm hiện tại, MiG-21 vẫn là chiến đấu cơ phản lực siêu âm phổ dụng nhất trong lịch sử hàng không. Nó chính thức xuất hiện trong chiến tranh Triều Tiên và giành được nhiều lợi thế trước các loại chiến đấu cơ của Mỹ. Hiện tại, nó vẫn là máy bay chiến đấu được sản xuất liên tục trong thời gian lâu nhất thế giới, kể từ năm 1959 tới năm 1985. |
MiG-21 kế thừa những thành tựu trong quá trình phát triển phản lực cận âm MiG-15 và MiG-17 cùng phản lực siêu âm MiG-19. Việc phát triển MiG-21 được bắt đầu trong những năm 1950 với nguyên mẫu đầu tiên là Ye-1 năm 1954. Tuy nhiên, vấn đề động cơ khiến Mikoyan-Gurevich OKB phải thiết kế mẫu Ye-2 nhưng mẫu đầu tiên được cất cánh là Ye-4. MiG-21 chính thức xuất hiện công khai trong 7/1956 tại Triển lãm kỷ niệm Ngày Hàng không Liên Xô ở sân bay Tushino, Moscow. |
MiG-21 là tiêm kích đánh chặn đầu tiên của Liên Xô. Nó là máy bay chiến đấu hạng nhẹ, có khả năng di chuyển với vận tốc Mach 2, tương đương khoảng 2.175 km/h. Nó cũng được coi là mẫu phi cơ đơn giản, dễ sử dụng với chi phí vận hành thấp hơn nhiều so với phi cơ cùng loại nên được nhiều quốc gia ưa chuộng. |
Khoảng 60 quốc gia đã sử dụng MiG-21 và chúng vẫn đang góp mặt trong biên chế chiến đấu của một nửa số quốc gia đó. Người ta chế tạo 11.496 chiếc MiG-21, trong đó có 10.645 chiếc được sản xuất ở các nhà máy trên đất Liên Xô, 657 chiếc được chế tạo ở Ấn Độ và 194 chiếc tại Czechoslovakia, nay là Cộng hòa Czech, Slovakia và Ukraine. |
MiG-21 cũng góp mặt trong phần lớn các cuộc không chiến trên thế giới kể từ chiến tranh Liên Triều. Nó thu hút sự chú ý khi xuất hiện ở bán đảo Triều Tiên nhưng thực sự gây tiếng vang trong chiến tranh Việt Nam sau khi phía Việt Nam bắn hạ nhiều chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ, bao gồm cả máy bay ném bom chiến lược B-52 vốn được mệnh danh là “pháo đài bất khả xâm phạm”. |
Nhờ khả năng cơ động và tốc độ vượt trội của MiG-21, phi công Việt Nam có thể chọc thủng đội hình bảo vệ xung quanh pháo đài bay B-52. Ngoài ra, mẫu chiến đấu cơ này cũng trở thành nỗi ám ảnh với máy bay cường kích siêu âm F-105 Thunderchief. Khi phi công lái F-105 nhận ra sự hiện diện của MiG-21, họ buộc phải thả toàn bộ bom mang theo để tháo chạy nếu không muốn bị hạ. |
MiG-21 dài 14,5 m với sải cánh 7,15 m. Nó có tải trọng cất cánh rỗng đạt 8.825 kg. Một động cơ đẩy phản lực sử dụng buồng đốt sau Tumansky R25-300 cho phép máy bay di chuyển với vận tốc 2.175 km/h, tương đương hai lần tốc độ di chuyển của âm thanh ở độ cao lớn. Phạm vi hoạt động của MiG-21 đạt 1.210 km trong khi trần bay tối đa của nó lên tới 17.800 m. |
Về hỏa lực, MiG-21 được trang bị một pháo tự động GSh-23 cỡ nòng 23 mm. Các giá treo vũ khí dưới cánh cho phép nó mang theo 2 tên lửa không đối không tầm trung R-27R1 hoặc 4 tên lửa dẫn đường radar Vympel R-77 hay tên lửa dẫn đường hồng ngoại R-60M. Ngoài ra, nó có thể mang 2 quả bom nặng 500 kg/quả. |