Chuyên gia Nga đáp trả 'cực gắt' Chiến lược phòng thủ trong không gian của Mỹ

RIA trích dẫn nhận định của chuyên gia Artem Kureev từ Câu lạc bộ Thảo luận quốc tế Valdai cho hay, Chiến lược phòng thủ trong không gian của Mỹ giống như một bản tuyên bố thông thường.

Trước đó, hôm 17/6, Phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ Stephen Kitay cho biết, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vừa hoàn thành việc xây dựng “Chiến lược phòng thủ trong không gian”, trong đó nhấn mạnh Mỹ muốn ngăn chặn Trung Quốc và Nga kiểm soát không gian vũ trụ và sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ của các đồng minh.

{keywords}
Lầu Năm Góc của Mỹ. (Ảnh minh họa)

Đây là chiến lược vũ trụ đầu tiên của Mỹ được công bố kể từ khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh thành lập Lực lượng không gian - quân chủng thứ 6 của quân đội Mỹ hồi tháng 12/2019.

“Trung Quốc và Nga đại diện cho mối đe dọa chiến lược lớn nhất vì sự phát triển, thử nghiệm và triển khai các khả năng chống lại không gian của họ”, trích tài liệu.

“Tôi cho rằng chúng tôi vẫn vượt trước Nga và Trung Quốc, nhưng chúng tôi chắc chắn vẫn có rủi ro và đây là mối đe dọa rất nghiêm trọng”, ông Kitay nói về bản chiến lược.

Chiến lược mới còn nhấn mạnh Mỹ sẽ cố gắng duy trì thế vượt trội trong không gian, đặc biệt trong việc bảo vệ các vệ tinh GPS mà quân đội và các dịch vụ khẩn cấp, vận tải và cả dịch vụ tài chính đang dựa vào.

Cũng theo tài liệu về chiến lược mới, Trung Quốc và Nga xem không gian vũ trụ quan trọng cho chiến tranh hiện đại và sử dụng vũ khí trong không gian vũ trụ là cách giảm hiệu quả quân sự đáng kể của Mỹ và các đồng minh trong các cuộc chiến tranh tương lai.

Theo đó, chuyên gia Artem Kureev bình luận: “Chiến lược phòng thủ trong không gian của Mỹ chỉ giống như một bản tuyên bố thông thường. Trong văn bản này, giới lãnh đạo Mỹ chỉ hạn chế ở những ý định thông thường mà ai cũng được biết đến”.

Chuyên gia Kureev nói thêm, chiến lược này chắc hẳn không có gì mới mẻ về nguyên tắc, nó chỉ là bước đi tiếp theo để hủy bỏ tất cả các thỏa thuận đã đạt được về cấm triển khai vũ khí trong vũ trụ.

Theo ông Kureev, “việc phát triển các dự án quân sự, bảo vệ vệ tinh, tên lửa chống vệ tinh đang được thực hiện ở Mỹ mà không hề có bất kỳ tuyên bố nào, còn bây giờ, khi các nhà quân sự Mỹ đặt tên cho “kẻ thù tiềm năng”, thì họ sẽ dễ dàng biện minh hơn trước công chúng bước đi tiếp theo là quân sự hoá trong không gian vũ trụ”.

Chiến lược phòng thủ trong không gian (The Defense Space Strategy) xác định cách Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ phát huy tiềm lực không gian để đảm bảo khả năng cho Lầu Năm Góc cạnh tranh, răn đe kiềm chế và giành chiến thắng trong môi trường an ninh phức tạp, đặc trưng bởi sự cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc.

Chiến lược phòng thủ trong không gian là lĩnh vực tiềm năng quân sự đặc biệt, cùng với các lĩnh vực khác, là cơ sở cho những hoạt động toàn diện chung nhằm củng cố và tăng cường lợi ích an ninh quốc gia.

Chiến lược này liên quan đến cải cách với cách tiếp cận theo từng giai đoạn trong các lĩnh vực sau: hình thành ưu thế quân sự toàn diện trong không gian vũ trụ, tích hợp tiềm năng quân sự trong không gian với các hoạt động quốc gia, hình thành môi trường chiến lược, hợp tác với các đồng minh, đối tác, cơ quan chính phủ Mỹ.

Đồng thời, chiến lược mới còn nhấn mạnh Mỹ sẽ “thúc đẩy sự chia sẻ gánh nặng với các đồng minh và đối tác”. Các đồng minh tình báo gần gũi nhất của Mỹ, nhóm “Ngũ Nhãn” (gồm Australia, Canada, New Zealand, Anh và Mỹ), đã hợp tác từ năm 2014 trong sáng kiến hoạt động không gian phối hợp, Pháp và Đức cũng đã tham gia sáng kiến này hồi tháng 2/2020.

Theo Lầu Năm Góc, Bắc Kinh đang đổ hàng tỉ USD vào không gian và ồ ạt đưa vệ tinh lên vũ trụ. Năm 2007, Trung Quốc đã sử dụng một tên lửa đất đối không để bắn hạ vệ tinh trên quỹ đạo. Trong khi đó, Nga đang có kế hoạch đưa tên lửa đẩy hạng nặng Angara vào hoạt động trước cuối năm nay song song với việc phát triển tên lửa xuyên lục địa thế hệ mới có tên Sarmat.

Quân đội những nước nào đã đến Nga chuẩn bị cho lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng?

Quân đội những nước nào đã đến Nga chuẩn bị cho lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng?

Người chỉ huy lễ duyệt binh, Đại tướng Oleg Salyukov - Tổng Tư lệnh lực lượng bộ binh Nga cho biết, quân nhân từ 12 quốc gia đã đến Nga để tham gia lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ vào ngày 24/6 tới.

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Vũ khí giúp Nga phá hủy xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ ở Ukraine

Máy bay không người lái Piranha FPV của Nga đã phá hủy chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ hoạt động ở vùng xung đột Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !