Biên giới phía Bắc 1979: 30 ngày không thể nào quên (1)

Cuối năm 1978, để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược mà phía Trung Quốc gọi là “phản kích tự vệ chống Việt Nam”, giới cầm quyền Bắc Kinh đã tập trung một bộ phận lớn quân đội ở khu vực biên giới.

Lời Tòa soạn:

Đã 36 năm trôi qua nhưng ký ức của hàng triệu người dân Việt Nam về một trang sử hào hùng của Tổ quốc, ký ức về sự hy sinh của hàng ngàn đồng bào, chiến sỹ đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất biên cương khởi đầu từ ngày 17/2/1979 ... vẫn chưa hề phai mờ.  Nhắc lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 với 30 ngày khốc liệt để hậu thế chúng ta thêm hiểu hơn về lịch sử của đất nước, để tôn vinh những người con ưu tú đã ngã xuống giống như chúng ta vẫn thường tôn vinh những anh hùng, liệt sỹ trong suốt thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc.

Với mong muốn giúp cho độc giả có một cái nhìn khái quát nhất nhưng toàn cảnh nhất về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979, Infonet xin giới thiệu loạt bài viết được chắt lọc, tham khảo và tổng hợp từ các tài liệu, sách báo đã từng được xuất bản như: 

Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân Quân khu 1 và 2; 

Lịch sử các quân đoàn 1, 2, Binh đoàn Pắc Bó; 

Lịch sử các sư đoàn 3, 316, 337, 338, 346, 395; 

Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Lạng Sơn, thị xã Cao Bằng; Lịch sử Bộ đội Biên phòng

Lịch sử Dẫn đường Không quân

Lịch sử Pháo binh QĐNDVN

Báo Quân đội Nhân dân tháng 2 và 3-1979

China’s Aggression: How and Why It Failed – Nguyen Huu Thuy

Chinese Military Strategy In The Third Indochina War - Edward C. O’Dowd

China’s War With Vietnam 1979 – King C. Chen

----------------------------------------

Biên giới phía Bắc 1979: 30 ngày không thể nào quên (1) - ảnh 1

Bài 1: Tương quan và Thế trận

Ngoài Quân đoàn 41, 42, 55 của quân khu Quảng Châu và  11, 14 của quân khu Côn Minh có sẵn ở phía nam, họ còn điều động các đơn vị dự bị gồm Quân đoàn 20, 43, 54 của quân khu Vũ Hán ở phía đông và 13, 50 thuộc quân khu Thành Đô ở phía bắc. Binh lực tham chiến trực tiếp lên tới 28 sư đoàn chủ lực cùng 2 sư đoàn và nhiều trung đoàn, tiểu đoàn địa phương, biên phòng và dân binh.

Đạo quân này được sự chi viện của 7 trung đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng, 2 sư đoàn và 39 trung đoàn pháo binh, 2 sư đoàn phòng không và nhiều trung đoàn bảo đảm (công binh, thông tin, vận tải…). Tổng cộng, Trung Quốc huy động vào cuộc chiến trên bộ khoảng 600.000 quân; 550 xe tăng thiết giáp loại Type-62, Type-59, Type-63; 2.000 khẩu pháo mặt đất và súng cối từ 76,2mm đến 152mm, súng cối 160mm và dàn phóng hỏa tiễn 107mm đến 130mm.

Bên cạnh đó, không quân và hải quân Trung Quốc cũng triển khai 948 máy bay chiến đấu trên 15 căn cứ ở Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam gồm 706 tiêm kích J-5, J-6, J-7; 120 tiêm kích bom J-6, Q-5 và 122 máy bay ném bom H-5, H-6 sẵn sàng chi viện khi có yêu cầu.

Hạm đội Nam Hải với 300 tàu chiến cũng được đặt trong tình trạng báo động cao, đồng thời tăng cường một biên đội tàu tên lửa xuống khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép.

Biên giới phía Bắc 1979: 30 ngày không thể nào quên (1) - ảnh 2

Lính Trung Quốc cùng sự yểm trợ của xe tăng tấn công vào lãnh thổ Việt Nam. (Ảnh tư liệu)

Cuộc xâm lược được Bắc Kinh tiến hành trên hai hướng.

Cánh đông do Thượng tướng Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou), Tư lệnh Đại quân khu Quảng Châu chỉ huy có 18 sư đoàn chủ lực, 1 sư đoàn địa phương, 3 trung đoàn biên phòng cùng các đơn vị binh chủng và dân binh.

Hỗ trợ cho hướng này là 6 trung đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 sư đoàn pháo binh và 1 sư đoàn phòng không. Cánh quân này đảm nhiệm tiến công ba tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh của Việt Nam, cụ thể:

- Hướng Cao Bằng có 10 sư đoàn bộ binh: 58 (Quân đoàn 20), 121, 122, 123 (Quân đoàn 41), 124, 125, 126 (Quân đoàn 42), 129 (Quân đoàn 43), 150 (Quân đoàn 50), 160, 162 (Quân đoàn 54).

- Hướng Lạng Sơn có 8 sư đoàn bộ binh: 127, 128 (Quân đoàn 43), 148 (Quân đoàn 50), 160, 161 (Quân đoàn 54), 163, 164, 165 (Quân đoàn 55).

- Hướng Quảng Ninh có sư đoàn địa phương quân Quảng Tây. 

Cánh tây do Thượng tướng Dương Đắc Chí (Yang Dezhi), Tư lệnh Đại quân khu Côn Minh chỉ huy có 10 sư đoàn chủ lực, 1 sư đoàn địa phương, 4 trung đoàn biên phòng cùng các đơn vị binh chủng và dân binh. Hỗ trợ cho hướng này là 1 trung đoàn xe tăng, 1 sư đoàn pháo binh và 1 sư đoàn phòng không. Lực lượng này đảm nhiệm tiến công ba tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang), Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai), Lai Châu của Việt Nam, cụ thể:

- Hướng Hà Tuyên có Trung đoàn 12 biên phòng cùng lực lượng dân binh.

- Hướng Hoàng Liên Sơn có 8 sư đoàn bộ binh: 32 (Quân đoàn 11), 37, 38, 39 (Quân đoàn 13), 40, 41, 42 (Quân đoàn 14), 149 (Quân đoàn 50).

- Hướng Lai Châu có Sư đoàn 31 Quân đoàn 11 và sư đoàn địa phương quân Vân Nam.

Đương đầu với đạo quân xâm lược hùng hậu của Trung Quốc là các lực lượng vũ trang tại chỗ cùng nhân dân 6 tỉnh biên giới Việt Nam.

Quân khu 1 do Thiếu tướng Đàm Quang Trung làm tư lệnh kiêm chính ủy có 4 sư đoàn và 1 lữ đoàn chủ lực, 7 trung đoàn và 21 tiểu đoàn địa phương. Bố trí trên tuyến biên giới Đông Bắc như sau:

Biên giới phía Bắc 1979: 30 ngày không thể nào quên (1) - ảnh 3
Bộ đội chủ lực:

- Sư đoàn bộ binh 3 (đoàn Sao Vàng) gồm Trung đoàn bộ binh 2 (đoàn An Lão), 12 (đoàn Tây Sơn), 141 (đoàn Hoài Ân) và Trung đoàn pháo binh 68; bố trí tại khu vực Đồng Đăng, Văn Lãng, Cao Lộc và thị xã Lạng Sơn của tỉnh Lạng Sơn.

- Sư đoàn bộ binh 338 gồm Trung đoàn bộ binh 460, 461, 462 và Trung đoàn pháo binh 208; bố trí tại khu vực nam Lộc Bình, Đình Lập của tỉnh Lạng Sơn và An Châu của tỉnh Quảng Ninh.

- Sư đoàn bộ binh 346 (đoàn Lam Sơn) gồm Trung đoàn bộ binh 246 (đoàn Tân Trào), 677, 851 và Trung đoàn pháo binh 188; bố trí tại khu vực Trà Lĩnh, Hà Quảng, Hòa An của tỉnh Cao Bằng.

- Sư đoàn bộ binh 325B (về sau đổi thành 395) gồm Trung đoàn bộ binh 8, 41, 288 và Trung đoàn pháo binh 189; bố trí tại khu vực Tiên Yên, Bình Liêu của tỉnh Quảng Ninh.

- Lữ đoàn bộ binh 242 đảm nhiệm phòng thủ khu vực bờ biển và tuyến đảo Quảng Ninh.

Phần lớn các đơn vị binh chủng trực thuộc Quân khu 1 như Trung đoàn pháo binh 166, Trung đoàn phòng không 272, Trung đoàn xe tăng 407, Trung đoàn công binh 522 cùng tiểu đoàn pháo tầm xa 130mm thuộc Lữ đoàn pháo binh 675 (đoàn Anh Dũng) tăng cường được tập trung chi viện cho hướng Lạng Sơn.

Bộ đội địa phương:

Hướng Cao Bằng có Trung đoàn bộ binh 567 của BCHQS tỉnh ở khu vực Quảng Hòa; 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn cao xạ, 7 tiểu đoàn bộ binh của các huyện Bảo Lạc, Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Hòa, Hòa An, Ba Bể và 3 đại đội của Thông Nông, Thạch An, thị xã Cao Bằng.

Hướng Lạng Sơn có 2 trung đoàn bộ binh trực thuộc BCHQS tỉnh là Trung đoàn 123 ở khu vực Lộc Bình và Trung đoàn 199 ở khu vực Tràng Định; 7 tiểu đoàn bộ binh của các huyện Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập, Văn Quan và thị xã Lạng Sơn.

Hướng Quảng Ninh có 2 trung đoàn bộ binh trực thuộc BCHQS tỉnh là Trung đoàn 43 ở khu vực Móng Cái và Trung đoàn 244 ở khu vực Quảng Hà; 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn cao xạ và 5 tiểu đoàn bộ binh của các huyện Bình Liêu, Quảng Hà, Móng Cái, Hà Cối, Cẩm Phả.

Lực lượng công an vũ trang có Trung đoàn công an vũ trang cơ động 12 (đoàn Thanh Xuyên) bố trí ở Lạng Sơn, 4 tiểu khu (tương đương tiểu đoàn) ở Cao Bằng và Quảng Ninh, một số đại đội cơ động và 24 đồn biên phòng.

Lực lượng tuyến sau của Quân khu 1 có Sư đoàn 431 và Trung đoàn 852 là khung huấn luyện tân binh cùng 2 trung đoàn và 2 tiểu đoàn bộ binh của các tỉnh Hà Bắc, Bắc Thái.

Biên giới phía Bắc 1979: 30 ngày không thể nào quên (1) - ảnh 4

(Ảnh minh họa)

Quân khu 2 do Thiếu tướng Vũ Lập làm tư lệnh kiêm chính ủy có 3 sư đoàn chủ lực, 8 trung đoàn và 24 tiểu đoàn địa phương. Bố trí trên tuyến biên giới Tây Bắc như sau:

Bộ đội chủ lực:

- Sư đoàn bộ binh 316 (đoàn Bông Lau) gồm Trung đoàn bộ binh 98, 148 (đoàn Sơn La), 174 (đoàn Cao Bắc Lạng) và Trung đoàn pháo binh 187; bố trí tại khu vực Bình Lư, Phong Thổ của tỉnh Lai Châu.

- Sư đoàn bộ binh 345 gồm Trung đoàn bộ binh 118, 121, 124 và Trung đoàn pháo binh 190; bố trí tại khu vực Bảo Thắng của tỉnh Hoàng Liên Sơn.

- Sư đoàn bộ binh 326 gồm Trung đoàn bộ binh 19, 46, 541 và Trung đoàn pháo binh 200; bố trí tại khu vực Tuần Giáo, Điện Biên của tỉnh Lai Châu.

Phần lớn các đơn vị binh chủng trực thuộc Quân khu 2 như Trung đoàn pháo binh 168, Trung đoàn phòng không 297, Trung đoàn công binh 89 được tập trung chi viện cho hướng Hoàng Liên Sơn.

Bộ đội địa phương

Hướng Hà Tuyên có Trung đoàn bộ binh 122, 191 của BCHQS tỉnh, 1 tiểu đoàn pháo binh và 8 tiểu đoàn bộ binh của các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xìn Mần, Na Hang.

Hướng Hoàng Liên Sơn có 2 trung đoàn bộ binh của BCHQS tỉnh là Trung đoàn 192 ở khu vực thị xã Lào Cai và Trung đoàn 254 ở khu vực Bảo Thắng; 1 tiểu đoàn pháo binh và 8 tiểu đoàn bộ binh của các huyện Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng, thị xã Lào Cai, Yên Bái.

Hướng Lai Châu có Trung đoàn 193 và 741 (ở khu vực Sìn Hồ) của BCHQS tỉnh, 1 tiểu đoàn pháo binh và 5 tiểu đoàn bộ binh của các huyện Phong Thổ, Mường Tè, Mường Lay, Điện Biên, Sìn Hồ.

Lực lượng công an vũ trang có Trung đoàn công an vũ trang cơ động 16 ở Hoàng Liên Sơn, một số đại đội cơ động và 39 đồn biên phòng.

Lực lượng tuyến sau của Quân khu 2 có Sư đoàn 411 là khung huấn luyện tân binh cùng 2 trung đoàn và 8 tiểu đoàn bộ binh của các tỉnh Sơn La, Vĩnh Phú.

Đóng góp vào thế trận phòng thủ chung trên địa bàn 6 tỉnh biên giới còn có các đơn vị binh chủng (pháo cối, ĐKZ, cao xạ, trinh sát, công binh, thông tin, quân y, vận tải) của các BCHQS tỉnh và huyện, thị; lực lượng công an, cảnh sát và đông đảo dân quân, tự vệ ở khắp các làng bản, huyện thị, nông lâm trường và nhà máy xí nghiệp... được tổ chức ở quy mô từ cấp trung đội đến cấp trung đoàn (ở mỗi quân khu có khoảng 500.000 dân quân tự vệ).

Từ tháng 1-1979, đối phương bắt đầu ráo riết đẩy mạnh các hoạt động trinh sát vũ trang dọc biên giới. Chỉ trong tháng 1 và tuần đầu tiên của tháng 2-1979, phía Trung Quốc đã gây ra 230 vụ xâm phạm vũ trang vào lãnh thổ Việt Nam, từ gây hấn, khiêu khích cho tới phục kích, giết hại, bắt cóc người đưa về Trung Quốc, tập kích, bắn phá các đồn biên phòng và trạm gác của công an, dân quân Việt Nam cũng như các cơ sở sản xuất của nhân dân. 

Trong những vụ xâm phạm này, lính Trung Quốc đã giết hại trên 40 dân thường và chiến sĩ, làm bị thương hàng trăm người và bắt đi hơn 20 người. Đặc biệt có những vụ diễn ra sâu trong lãnh thổ Việt Nam tới 5km như vụ tập kích trạm gác của dân quân ở Bản Lầu (Hoàng Liên Sơn) ngày 14-1, có những vụ quy mô lớn như huy động 1 tiểu đoàn chính quy tấn công bình độ 400 ở Thanh Lòa, Cao Lộc (Lạng Sơn) ngày 10-2, có những vụ pháo kích lớn đã sử dụng cả tới pháo 85mm, súng cối, ĐKZ... Cùng với đó là hàng chục lần tốp máy bay và tàu thuyền xâm phạm vùng trời, vùng biển của Việt Nam.

Ngày 1-1-1979, theo chỉ thị của Thường vụ Quân ủy Trung ương, các lực lượng vũ trang biên giới được lệnh chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Ngày 15-2, ngoại trừ các xã biên giới và một vài đơn vị, các lực lượng trên tuyến 1 được lệnh hạ cấp xuống trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường. Nhiều đơn vị tổ chức cho phần lớn bộ đội về trạng thái sinh hoạt bình thường, di chuyển, điều chỉnh lại đội hình bố trí… 

Tuy nhiên đến rạng sáng ngày 17-2-1979, pháo binh Trung Quốc đã khai hỏa bắn phá các mục tiêu trong lãnh thổ Việt Nam, mở màn cuộc xâm lược. Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân Việt Nam chính thức bắt đầu.

Bài 2: Diễn biến trận chiến trên các mặt trận

Bài 3:Diễn biến cuộc chiến đấu trên mặt trận Lạng Sơn - Cao Bằng

Bài 4: Cuộc chuyển quân thần tốc

Trường Sơn

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !